Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì?

13/07/2023
Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì?
423
Views

Chào Luật sư, hôm trước bạn tôi có đi công tác xa ở tỉnh khoảng gần một tuần. Trên đường về thì bạn tôi bị tai nạn giao thông. Về thương tích thì bạn tôi không bị gì quá nặng nhưng cần nằm viện một khoảng thời gian khá lâu. Vợ anh ấy thì còn con nhỏ nên chưa đi làm lại, kinh tế gia đình cũng gặp nhiều khó khăn tài chính. Không biết hiện nay bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì theo quy định? Đây có được xem là tai nạn lao động hay tai nạn nghề nghiệp hay không? Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì? Mong Luật sư phân tích và giải thích thêm để tôi nắm rõ hơn vấn đề trên. Cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của Luật sư 247, chúng tôi sẽ tư vấn vấn đề trên cho bạn như sau:

Người lao động bị tai nạn lao động có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không?

Hiện nay có quy định về chế độ của người lao động bị tai nạn lao động. Trong đó có liên quan đến bảo hiểm y tế vì đây là loại giấy tờ quan trọng trong quá trình chữa bệnh. Người lao động bị tai nạn lao động có được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí không? Chúng tôi xin giải đáp như sau:

Căn cứ theo khoản 2 Điều 2 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định:

“Điều 2. Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

  1. Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  2. Người đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng do bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; công nhân cao su đang hưởng trợ cấp hằng tháng theo quy định của Chính phủ.
  3. Người lao động nghỉ việc hưởng trợ cấp ốm đau do mắc bệnh thuộc Danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày do Bộ Y tế ban hành.
  4. Cán bộ xã, phường, thị trấn đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng.
  5. Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
  6. Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.”
    Như vậy, người lao động bị tai nạn lao động được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí và do Cơ quan bảo hiểm xã hội đóng.

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì?

Hiện nay khi tham gia làm việc, cụ thể là đi làm về chúng ta có thể bị tai nạn giao thông. Đây là điều không ai muốn nhưng nếu như bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì? chúng tôi xin được tư vấn nội dung này bên dưới:

Theo quy định tại Điều 45 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 thì người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

(i) Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

– Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

– Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

– Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

(ii) Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn;

(iii) Không thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.

Như vậy, người lao động gặp tai nạn giao thông trên đường đi làm về có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không sẽ phụ thuộc vào việc người lao động có gặp tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý hay không, cụ thể:

– Nếu người lao động không bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở hoặc bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở nhưng không ở khoảng thời gian hợp lý thì không được xem là bị tai nạn lao động và không được hưởng chế độ tai nạn lao động.

– Nếu người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý thì người lao động được xem là bị tai nạn lao động và được hưởng chế độ tai nạn lao động theo quy định nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên.

Trách nhiệm của công ty khi người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về

Người lao động gặp tai nạn trên đường đi về thì có được xem là tai nạn lao động không? Nếu có thì cũng cần những điều kiện nhất định. Trách nhiệm của công ty khi người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về như sau:

Trường hợp người lao động gặp tai nạn trên đường đi làm về được xác định là bị tai nạn lao động thì công ty có trách nhiệm như sau:

– Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp như sau:

+ Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế;

+ Trả phí khám giám định mức suy giảm khả năng lao động đối với những trường hợp kết luận suy giảm khả năng lao động dưới 5% do người sử dụng lao động giới thiệu người lao động đi khám giám định mức suy giảm khả năng lao động tại Hội đồng giám định y khoa;

+ Thanh toán toàn bộ chi phí y tế đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế;

– Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động;

Ngoài ra, trường hợp người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động như sau:

– Ít nhất 12 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động;

– Ít nhất bằng 0,6 tháng tiền lương đối với người bị suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 10%; nếu bị suy giảm khả năng lao động từ 11% đến 80% thì tính theo công thức dưới đây hoặc tra theo bảng tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 28/2021/TT-BLĐTBXH:

Ttc = Tbt x 0,4

Trong đó:

– Ttc: Mức trợ cấp cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương);

– Tbt: Mức bồi thường cho người bị suy giảm khả năng lao động từ trên 10% trở lên (đơn vị tính: tháng tiền lương).

Thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông thế nào?

Thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông của người lao động hiện nay được nhiều người quan tâm. Chúng ta có thể tham khảo ở Công văn 2704/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 thanh toán chi phí y tế và tiền lương trong tai nạn giao thông do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại Khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Luật An toàn, vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm, về mỗi ngày do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành

Công văn 4364/LĐTBXH-ATLĐ năm 2019 về trách nhiệm của công ty đối với người lao động bị tai nạn giao thông trên tuyến đường đi làm, về mỗi ngày do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành như sau:

Để có cơ sở giải quyết chế độ tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc đến nơi ở cần căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động. Căn cứ vào biên bản điều tra tai nạn lao động nêu trên, trường hợp xác định người lao động bị tai nạn khi đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở theo tuyến đường và thời gian hợp lý, nếu do lỗi của người khác gây ra hoặc không xác định được người gây ra tai nạn thì người sử dụng lao động trợ cấp cho người lao động theo quy định tại khoản 2 Điều 39 Luật An toàn vệ sinh lao động. Trường hợp xác định nguyên nhân hoàn toàn do lỗi của chính người lao động bị nạn và không có nguyên nhân nào khác thì pháp luật lao động hiện hành không quy định người sử dụng lao động có trách nhiệm trợ cấp cho người lao động.

Luật An toàn vệ sinh lao động không quy định bắt buộc người sử dụng lao động phải chi trả chi phí y tế, tiền lương trong thời gian điều trị tại trường hợp tai nạn nêu trên.

Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì?

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động là bao nhiêu %?

Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với người lao động bị tai nạn lao động là bao nhiêu % là nhiều người quan tâm. Bởi tai nạn lao động có nhiều loại và nhiều mức độ. Việc điều trị thường tốn nhiều tiền và thời gian. Do đó nếu có bảo hiểm y tế thì sẽ đỡ được một phần cho họ. Nội dung này được quy định như sau:

Tại điểm g khoản 1 Điều 14 Nghị định 146/2018/NĐ-CP:

“Điều 14. Mức hưởng bảo hiểm y tế đối với các trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 7 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế

  1. Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các Điều 26, 27 và 28 của Luật bảo hiểm y tế; khoản 4 và 5 Điều 22 của Luật bảo hiểm y tế thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:
    a) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các khoản 3, 4, 8, 9, 11 và 17 Điều 3 Nghị định này;
    […]
    c) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;
    d) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở;
    đ) 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 05 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 06 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;
    e) 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 2, khoản 12 Điều 3 và khoản 1 và 2 Điều 4 Nghị định này;
    g) 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác;
    […]”
    Như vậy, trường hợp bạn bị suy giảm khả năng lao động (bị tai nạn lao động) thì bạn thuộc đối tượng do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng, và mức hưởng trong trường hợp của bạn là 80% chi phí khám chữa bệnh.

Khuyến nghị

Với phương châm “Đưa luật sư đến ngay tầm tay bạn”, Luật sư X sẽ cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự tới quý khách hàng. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý chuyên nghiệp, chúng tôi sẽ hỗ trợ khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào.

Thông tin liên hệ

Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Bị tai nạn giao thông trên đường đi làm về có chế độ gì?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về phí sang tên sổ đỏ hết bao nhiêu… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Người lao động bị tai nạn lao động nhẹ công ty có phải lập biên bản điều tra tai nạn lao động không?

Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.
Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.

Công ty có trách nhiệm lập hồ sơ vụ tai nạn lao động bao gồm những gì?

Người sử dụng lao động có trách nhiệm lập Hồ sơ vụ tai nạn lao động. Hồ sơ bao gồm bản chính hoặc bản sao các tài liệu sau đây:
a) Biên bản khám nghiệm hiện trường (nếu có);
b) Sơ đồ hiện trường;
c) Ảnh hiện trường, ảnh nạn nhân;
d) Biên bản khám nghiệm tử thi hoặc khám nghiệm thương tích, trừ trường hợp mất tích theo tuyên bố của Tòa án;
đ) Biên bản giám định kỹ thuật, giám định pháp y, kết luận giám định tư pháp (nếu có);
e) Biên bản lấy lời khai của nạn nhân, người biết sự việc hoặc người có liên quan đến vụ tai nạn lao động;
g) Biên bản Điều tra tai nạn lao động;
h) Biên bản cuộc họp công bố biên bản Điều tra tai nạn lao động;
i) Giấy chứng thương của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có);
k) Giấy ra viện của cơ sở y tế được Điều trị (nếu có).

Công ty có trách nhiệm lưu trữ hồ sơ đến khi người bị tai nạn lao động nghỉ hưu không?

Theo khoản 3 Điều 16 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định cụ thể sau đây:
“Điều 16. Hồ sơ vụ tai nạn lao động
[…]
3. Lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động
a) Người sử dụng lao động lưu trữ hồ sơ tai nạn lao động theo quy định tại Khoản 8 Điều 18 Nghị định này.

5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.