Chào Luật sư, tôi mới mua một mảnh đất của người quen. Lúc tôi nhận được sổ đỏ thì mới phát hiện ra bị sai số chứng minh thư. Không biết điều này có ảnh hưởng gì nhiều không. Bị sai số chứng minh thư thì có bán đất được hay không? Bị sai số chứng minh thư trong sổ đỏ thì có bị mất quyền sở hữu? Bị sai số chứng minh thư trong sổ đỏ thì chỉnh sửa ở đâu? Bị sai số chứng minh thư trong sổ đỏ thì có bị mất quyền sở hữu? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Làm chứng minh thư cần những gì?
Khi đi làm chứng minh thư, người dân cần mang đầy đủ giấy tờ, tránh để phải về lấy hoặc hẹn lần sau:
- Sổ hộ khẩu hoặc Sổ tạm trú (nếu bạn chưa bị thu hồi);
- CMND/CCCD cũ; Giấy khai sinh (phòng khi cán bộ làm thẻ yêu cầu);
- Giấy tờ chứng minh nếu có thay đổi về thông tin nhân thân.
Làm chứng minh nhân dân gắn chip cần những gì?
Đối với người đổi từ CMND qua CCCD gắn chíp
Người dân cần mang theo:
- CMND đã được cấp, sổ hộ khẩu.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong sổ hộ khẩu hoặc trên cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
(Tại một số điểm cấp cơ sở dữ liệu dân cư đã được cập nhật đầy đủ và có thông báo thì công dân không cần mang theo sổ hộ khẩu).
Đối với người đổi từ CCCD mã vạch qua CCCD gắn chíp
Vì khi cấp CCCD mã vạch thì thông tin của công dân đã được lưu trên cơ sở dữ liệu quốc gia; vì vậy khi đổi sang mẫu thẻ CCCD gắn chíp mới thì người dân chỉ cần mang:
- CCCD mã vạch đã được cấp.
- Giấy khai sinh hoặc các giấy tờ hợp pháp khác trong trường hợp thông tin công dân khai trên tờ khai đề nghị cấp CCCD gắn chíp có thay đổi so với thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Lưu ý: Thực tế tại một số địa phương, người dân cần bước xin giấy giới thiệu đổi CMND sang CCCD của công an cấp xã, sau đó mới nộp tại công an cấp huyện và làm thủ tục tại công an cấp huyện.
Căn cứ pháp lý: Điêu 12 Thông tư 07/2016/TT-BCA (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 40/2019/TT-BCA).
Bị sai số chứng minh thư trong sổ đỏ thì có bị mất quyền sở hữu?
hồ sơ đăng ký biến động quyền sử dụng đất (QSDĐ) do chuyển dịch từ bố mẹ sang con (có thể là chuyển nhượng hoặc tặng cho quyền sử dụng đất) gồm những giấy tờ sau:
– Đơn xin cấp Giấy chứng nhận QSDĐ (theo mẫu);
– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản chính + bản sao chứng thực);
– CMND (CCCD), sổ hộ khẩu của các bên (bản sao chứng thực);
– Hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng tặng cho QSDĐ (công chứng);
– Hồ sơ kỹ thuật thửa đất (bản chính) (trong trường hợp hợp chia tách, hoặc hợp nhất nhiều thửa đất);
– Giấy đăng ký kết hôn hoặc giấy xác nhận tình trạng nhân thân (bản sao);
– Biên lai nộp nghĩa vụ tài chính (bản chính).
Theo khoản 4 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT thông tin trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được ghi: Cá nhân trong nước thì ghi “Ông” (hoặc “Bà”), sau đó ghi họ tên, năm sinh, tên và số giấy tờ nhân thân (nếu có), địa chỉ thường trú. Giấy tờ nhân thân là Giấy chứng minh nhân dân thì ghi “CMND số:…”; trường hợp Giấy chứng minh quân đội nhân dân thì ghi “CMQĐ số:…”; trường hợp thẻ Căn cước công dân thì ghi “CCCD số:…”; trường hợp chưa có Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân thì ghi “Giấy khai sinh số…”.
Do hồ sơ gốc để cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất chuyển dịch từ bố mẹ sang cho bạn đã có đầy đủ thông tin về nhân thân của bạn, luật sư Linh cho rằng việc sai số chứng minh nhân dân không làm mất đi quyền sử dụng đất hợp pháp.
Tuy nhiên, với các sai sót trên, Tú không thể thực hiện các quyền của chủ sử dụng đất như cho tặng, chuyển nhượng, thế chấp khi chưa đính chính, thay đổi thông tin cho khớp với giấy tờ nhân thân.
Khoản 14 Điều 6 Thông tư 33/2017/TT-BTNMT cho phép Tú được xác nhận thay đổi thông tin về pháp nhân, số CMND số thẻ CCCD, địa chỉ trên sổ đỏ đồng thời với thủ tục đăng ký biến động đất đai, tài sản gắn liền với đất.
Thủ tục xin cấp lại chứng minh nhân dân bị mất
Căn cứ điều 5 Văn bản hợp nhất số 03/VBHN-BCA hợp nhất Nghị định về chứng minh nhân dân quy định những trường hợp phải làm thủ tục đổi chứng minh nhân dân:
Điều 5. Đổi, cấp lại Chứng minh nhân dân
1. Những trường hợp sau đây phải làm thủ tục đổi Chứng minh nhân dân:
a) Chứng minh nhân dân hết thời hạn sử dụng;
b) Chứng minh nhân dân hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi họ, tên, chữ đệm, ngày, tháng, năm sinh;
d) Thay đổi nơi đăng ký hộ khẩu thường trú ngoài phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
e) Thay đổi đặc điểm nhận dạng.
2. Trường hợp bị mất Chứng minh nhân dân thì phải làm thủ tục cấp lại.
Chứng minh nhân dân của bạn bị nhòe nên theo điểm b điều 5 Văn bản hợp nhất 03/VBHN-BCA thì bạn phải làm thủ tục xin đổi chứng minh nhân dân.
Thủ tục cấp đổi Chứng minh nhân dân
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
- Sổ hộ khẩu. (bản chính)
- Đơn đề nghị cấp CMND (mẫu CM3), có dán ảnh 3×4 (điền đẩy đủ thông tin trong mẫu, không cần phải có xác nhận của Công an phường, xã, thị trấn)
- Giấy tờ chứng minh thuộc diện không thu lệ phí đổi CMND (bản photocopy kèm bản chính để đối chiếu).
Lưu ý: Ảnh chụp 3×4 kiểu CMND là kiểu chụp mắt nhìn thẳng, không đeo kính, không để râu, tóc không trùm tai, trùm gáy, nếu là nữ không để hở ngực.
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Tổ cấp CMND (thuộc Đội CSQLHC về TTXH) Công an cấp huyện
Cán bộ công an sẽ hướng dẫn:
- Khai tờ khai cấp CMND (theo mẫu có sẳn do công an cấp).
- Chụp ảnh và in vân tay hai ngón trỏ vào chỉ bản, tờ khai (theo mẫu) hoặc thu vân tay hai ngón trỏ qua máy lấy vân tay tự động để in vào chỉ bản và CMND.
- Viết giấy biên nhận trao cho người nộp.
Thời gian làm CMND: Từ thứ 2 đến thứ sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ).
Bước 3: Nhận Chứng minh nhân dân
Người nhận đưa giấy biên nhận CMND tại trụ sở Công an cấp huyện từ thứ 2 đến sáng thứ 7 hàng tuần (ngày lễ nghỉ) để lấy CMND.
Thời hạn giải quyết:
- Tại Công an thành phố: Không quá 06 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 10 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
- Tại Công an huyện đồng bằng: Không quá 10 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 15 ngày làm việc nếu phải qua tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
- Tại Công an các huyện miền núi, hải đảo: Không quá 15 ngày làm việc nếu không qua tra cứu và không quá 20 ngày làm việc nếu tra cứu (kể từ ngày nhận hồ sơ).
Thông tin trên CMND gồm những gì?
Hiện tại, thẻ CMND của công dân Việt Nam có các đặc điểm sau:
– Hình chữ nhật, kích thước 85,6 mm x 53,98 mm, 2 mặt in hoa văn màu xanh nhạt, được ép nhựa trong.
– Thời hạn sử dụng là 15 năm kể từ ngày cấp.
– Thông tin mặt trước:
Bên trái gồm hình Quốc huy đường kính 14 mm; ảnh cỡ 20×30 mm của người được cấp CMND; thời hạn của CMND (có giá trị đến…).
Bên phải: chữ “GIẤY CHỨNG MINH NHÂN DÂN” (in hoa, màu đỏ), số CMND, họ và tên khai sinh, ngày sinh, giới tính, nguyên quán, nơi thường trú… của người được cấp CMND.
– Thông tin mặt sau:
Trên cùng là thông tin về dân tộc và tôn giáo.
Bên trái gồm 2 ô: ô trên, vân tay ngón trỏ trái; ô dưới, vân tay ngón trỏ phải.
Bên phải, từ trên xuống: đặc điểm nhận dạng, ngày tháng năm cấp CMND, chức danh người cấp, ký tên và đóng dấu.
Lưu ý: Hiện nay vẫn đang lưu hành song song giữa CMND 9 số (như nội dung bên trên) và CMND 12 số (phát hành thí điểm khoảng năm 2013 – 2014). Mẫu này sau đó đã được thay thế bằng thẻ Căn cước công dân.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Bị sai số chứng minh thư trong sổ đỏ thì có bị mất quyền sở hữu?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; tra cứu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Cách viết tờ khai căn cước công dân mới nhất
- Cách tra cứu căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa
- Thủ tục làm giấy khai sinh cho con khi không đăng ký kết hôn?
Câu hỏi thường gặp
Người yêu cầu đăng ký hộ tịch, cấp bản sao trích lục hộ tịch xuất trình bản chính một trong các giấy tờ là hộ chiếu, chứng minh nhân dân, thẻ căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh và thông tin cá nhân do cơ quan có thẩm quyền cấp, còn giá trị sử dụng (sau đây gọi là giấy tờ tùy thân) để chứng minh về nhân thân.
– CMND dùng để đăng ký kết hôn phải là CMND còn có giá trị sử dụng
-Chứng minh thư hết hạn không dùng để đăng ký kết hôn được.
Tuy nhiên nếu bị mất hoặc hết hạn CMND nhưng đang trong thời gian chờ ngày cấp lại thì có thể sử dụng những giấy tờ còn lại để đăng ký kết hôn.
a) Có sai sót thông tin về tên gọi, giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân, địa chỉ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất so với giấy tờ pháp nhân hoặc nhân thân tại thời điểm cấp Giấy chứng nhận của người đó;
b) Có sai sót thông tin về thửa đất, tài sản gắn liền với đất so với hồ sơ kê khai đăng ký đất đai, tài sản gắn liền với đất đã được cơ quan đăng ký đất đai kiểm tra xác nhận.
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ gồm
– Đơn đăng ký biến động theo Mẫu số 09/ĐK;
– Bản gốc Sổ đỏ đã cấp;
– Bản sao Giấy CMND và Giấy xác nhận của cơ quan công an có thẩm quyền về việc thay đổi CMND;
– Bản sao chứng thực Sổ hộ khẩu (nếu chưa thay đổi thông tin số CMND trong Sổ hộ khẩu thì phải thực hiện trước khi xác nhận thay đổi số CMND trên Sổ đỏ).
Bước 2: Nộp hồ sơ tại Văn phòng đăng ký đất đai, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.
Đối với nơi chưa thành lập Văn phòng đăng ký đất đai thì Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất tiếp tục thực hiện việc xác nhận vào Giấy chứng nhận đã cấp.
Bước 3: Trong thời hạn không quá 10 ngày, kể từ khi nhận được hồ sơ hợp lệ, Văn phòng đăng ký đất đai phải xác nhận việc thay đổi số CMND vào trang 3 hoặc trang 4 của Giấy chứng nhận đã cấp.