Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì?

27/03/2022
791
Views

Chào Luật sư, chồng tôi được rủ vào một nhóm Zalo “thổi giá”, lướt sóng chứng khoán và mất 600 triệu đồng. Nhóm giờ bị xóa, những người cầm đầu không liên lạc được. Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Căn cứ pháp lý

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là gì?

Theo quy định tại Khoản 20 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019;

Chào bán chứng khoán riêng lẻ là việc chào bán chứng khoán không thuộc trường hợp quy định tại điểm a khoản 19 Điều này và theo một trong các phương thức sau đây:

  • Chào bán cho dưới 100 nhà đầu tư, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Chỉ chào bán cho nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.
Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì?

Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ

Điều kiện chào bán chứng khoán riêng lẻ được quy định tại Điều 31 Luật Chứng khoán năm 2019. Cụ thể

Đối với công ty đại chúng

Điều kiện chào bán cổ phiếu riêng lẻ, trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ; trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ của công ty đại chúng bao gồm:

  • Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông thông qua phương án phát hành; và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng nhà đầu tư;
  • Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chiến lược; nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Việc chuyển nhượng cổ phiếu chào bán riêng lẻ; trái phiếu chuyển đổi chào bán riêng lẻ; trái phiếu kèm chứng quyền chào bán riêng lẻ bị hạn chế tối thiểu là 03 năm đối với nhà đầu tư chiến lược; và tối thiểu là 01 năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp kể từ ngày hoàn thành đợt chào bán; trừ trường hợp chuyển nhượng giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp; hoặc thực hiện theo bản án quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật; quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Các đợt chào bán cổ phiếu riêng lẻ; trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ, trái phiếu kèm chứng quyền riêng lẻ phải cách nhau ít nhất 06 tháng; kể từ ngày kết thúc đợt chào bán gần nhất;
  • Việc chào bán cổ phiếu, chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu; thực hiện chứng quyền phải đáp ứng quy định về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của pháp luật.

Đối với công ty đại chúng không thuộc quy định tại Khoản 1 Điều 31

Điều kiện chào bán trái phiếu riêng lẻ của công ty đại chúng không thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này bao gồm:

  • Có quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua phương án phát hành và sử dụng số tiền thu được từ đợt chào bán; xác định rõ tiêu chí, số lượng, nhà đầu tư;
  • Đối tượng tham gia đợt chào bán chỉ bao gồm nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp;
  • Việc chuyển nhượng trái phiếu chào bán riêng lẻ chỉ được thực hiện giữa các nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp, trừ trường hợp thực hiện theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của Trọng tài hoặc thừa kế theo quy định của pháp luật;
  • Thanh toán đủ cả gốc và lãi của trái phiếu đã chào bán hoặc thanh toán đủ các khoản nợ đến hạn trong 03 năm liên tiếp trước đợt chào bán trái phiếu (nếu có), trừ trường hợp chào bán trái phiếu cho các chủ nợ là tổ chức tài chính được lựa chọn;
  • Có báo cáo tài chính năm trước liền kề của năm phát hành được kiểm toán bởi tổ chức kiểm toán được chấp thuận;
  • Đáp ứng các tỷ lệ an toàn tài chính, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động theo quy định của pháp luật (nếu có).

Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì?

Như chị kể lại, nhóm đi “lùa gà” có thể dùng tin mật tức “thông tin nội bộ” để mua bán chứng khoán; hoặc “tung tin đồn sai sự thật” nhằm thao túng giá chứng khoán. Đây đều là hành vi bị nghiêm cấm theo Điều 12 Luật Chứng khoán năm 2019.

Nhóm người này có thể bị phạt từ 100 – 150 triệu đồng về hành vi cung cấp thông tin riêng cho một số cổ đông hoặc nhà đầu tư; cung cấp thông tin cho cổ đông; nhà đầu tư ở mức độ không giống nhau hoặc không cùng thời điểm theo Điều 17 Nghị định 156/2020.

Việc sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán có thể bị phạt 10 lần khoản thu trái pháp luật. Trường hợp thao túng chứng khoán; nhóm “lùa gà” cũng đối mặt khoản phạt tiền bằng 10 lần số thu trái pháp luật, tối đa 1,5 tỷ đồng với cá nhân hoặc 3 tỷ đồng với tổ chức.

Ngoài ra; các Điều 210; 211 Bộ luật hình sự quy định phạt tiền; phạt tù từ 6 tháng tới 7 năm với những người sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán hoặc thao túng chứng khoán.

Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì?

Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán

1. Người nào biết được thông tin liên quan đến công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng chưa được công bố mà nếu được công bố có thể ảnh hưởng lớn đến giá chứng khoán của công ty đại chúng hoặc quỹ đại chúng đó mà sử dụng thông tin này để mua bán chứng khoán hoặc tiết lộ, cung cấp thông tin này hoặc tư vấn cho người khác mua bán chứng khoán trên cơ sở thông tin này, thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho nhà đầu tư từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Gây thiệt hại cho nhà đầu tư 1.500.000.000 đồng trở lên;

d) Tái phạm nguy hiểm.

3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 5.000.000.000 đồng đến 10.000.000.000 đồng;

Mời bạn xem thêm bài viết

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Bị rủ lướt sóng chứng khoáng nhưng mất sạch thì nên làm gì?”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thủ tục đăng ký bảo hộ logo công ty, các quy định pháp luật về điều kiện thành lập, hợp thức hóa lãnh sự và tại mẫu giấy xác nhận độc thân… Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Niêm yết chứng khoán là gì?

Theo quy định tại Khoản 24 Điều 4 Luật Chứng khoán năm 2019; Niêm yết chứng khoán là việc đưa chứng khoán có đủ điều kiện niêm yết vào giao dịch trên hệ thống giao dịch cho chứng khoán niêm yết

Lệ phí thành lập công ty chứng khoán là bao nhiêu?

Để thực hiện thủ tục mở công ty chứng khoán, có rất nhiều chi phí, lệ phí liên quan. Đầu tiên đối với phí, lệ phí, bạn phải nộp những khoản sau:
Thứ nhất, lệ phí đăng ký doanh nghiệp: theo Thông tư 47/2019/TT – BTC, mức thu lệ phí đăng ký doanh nghiệp lần đầu là 50.000 đồng /lần. Đặc biệt, trong trường hợp doanh nghiệp thực hiện đăng ký doanh nghiệp qua mạng điện tử được miễn lệ phí đăng ký doanh nghiệp.
Thứ hai, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp: Theo quy định tại Thông tư 47/2019/TT – BTC, phí công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp là 100.000 đồng/lần.
Ngoài ra, sẽ còn phát sinh thêm một số chi phí có liên quan như: chi phí mở tài khoản ngân hàng, chi phí mua chữ ký số, tạo con dấu,…Những chi phí này sẽ tùy thuộc vào tình huống thực tế của doanh nghiệp.


5/5 - (3 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.