Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?

03/07/2022
Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?
1449
Views

Cách đây mấy năm tôi có bị mất chứng minh nhân dân. Tôi mới làm căn cước công dân gần đây tuy nhiên tôi lại chưa khai với công an rằng chứng minh thư cũ của tôi bị mất. Nay tôi mới biết tin có kẻ xấu lấy Chứng minh nhân dân cũ của tôi mở tài khoản ngân hàng dưới tên của tôi đi lừa đảo tài sản. Hiện tôi đang bị người bị hại kiện yêu cầu trả lại tiền cho họ. Xin hỏi luật sư, trong trường hợp này tôi phải làm như thế nào? Tôi có bị đi tù không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Nhiều trường hợp cá nhân bị mất chứng minh nhân dân hoặc dùng chứng minh nhân dân để đi cầm cố, thế chấp. Họ cho rằng việc này không nguy hiểm. Tuy nhiên, nhiều kẻ gian có thể sử dụng CMND của bạn để mở tài khoản ngân hàng dùng vào những mục đích lừa đảo khác nhau. Vậy nếu rơi vào trường hợp bị kẻ gian dùng CMND để lập tài khoản đi lừa đảo người khác thì cần phải làm gì? Làm thế nào để phòng tránh các trường hợp này xảy ra? Để làm rõ vấn đề này Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Chứng minh nhân dân là gì?

Chứng minh nhân dân (chứng minh thư) là một loại giấy tờ xác nhận về nhân thân. Do cơ quan có thẩm quyền cấp cho một công dân từ khi đạt đến độ tuổi mà luật định; về những đặc điểm nhận dạng riêng; các thông tin cơ bản của một cá nhân được sử dụng để xuất trình trong quá trình đi lại; thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.

Chứng minh thư nhân dân là loại giấy tờ pháp lý rất quan trọng của mỗi công dân Việt Nam; nhất là khi chưa có căn cước công dân. Chứng minh thư nhân dân thể hiện thông tin cá nhân; là căn cứ để thực hiện các giao dịch dân sự thông thường hàng ngày; cũng như giao dịch pháp lý; thủ tục hành chính quan trọng trong đời sống.

Làm căn cước công dân mà không khai bị mất CMND cũ có đúng không?

Thủ tục cấp chuyển từ chứng minh nhân dân sang thẻ CCCD được quy định tại Khoản 1 Điều 22 Luật căn cước công dân và Điều 11Thông tư 59/2021/TT-BCA, cụ thể:

Điều 11. Trình tự cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân

1. Công dân đến cơ quan Công an có thẩm quyền tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân nơi công dân thường trú, tạm trú để yêu cầu được cấp thẻ Căn cước công dân.

2. Cán bộ Công an nơi tiếp nhận đề nghị cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân thu nhận thông tin công dân: Tìm kiếm thông tin công dân trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư; lựa chọn loại cấp và mô tả đặc điểm nhân dạng; thu nhận vân tay; chụp ảnh chân dung; in phiếu thu nhận thông tin căn cước công dân, Phiếu thu thập thông tin dân cư (nếu có), Phiếu cập nhật, chỉnh sửa thông tin dân cư (nếu có) cho công dân kiểm tra, ký và ghi rõ họ tên; thu lệ phí theo quy định; cấp giấy hẹn trả kết quả giải quyết.

3. Thu lại Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân, đổi thẻ Căn cước công dân.

4. Tra cứu tàng thư căn cước công dân để xác minh thông tin công dân (nếu có).

….”

Theo đó khi đi làm căn cước công dân; vì trước đó bạn có chứng minh nhân dân; nên cần thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước công dân thay thế cho chứng minh thư nhân dân. Cán bộ công an buộc phải hỏi bạn về tình trạng CMND, CCCD cũ để tiến hành thu hồi (nếu còn). Do đó theo lẽ; công an sẽ biết việc bạn bị mất CMND nên không thể nộp lại cho họ.

Làm gì khi bị kẻ xấu dùng CMND mở tài khoản đi lừa đảo?

Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?
Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?

Theo thông tin bạn đã cung cấp thì có thể thấy bạn đã bị lấy cắp thông tin cá nhân để mở tài khoản mà bạn không hề biết. Khi hành vi vi phạm pháp luật của kẻ dùng tài khoản mang tên bạn bị phát hiện thì chắc chắn bạn cũng có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về hành vi đó.

Việc cần làm của bạn để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bạn:

– Gửi đơn tố cáo đến cơ quan công an về việc thông tin cá nhân của mình bị xâm phạm; và hành vi của người sử dụng tài khoản đã dùng tên của bạn để mở tài khoản tại ngân hàng dùng để lừa đảo.

Bạn cần trình báo sự việc đến Cơ quan công an để được xác minh; điều tra và giải quyết theo quy định pháp luật; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Bởi lẽ chủ tài khoản lừa đảo mang tên của bạn. Nên bạn cần chứng minh người lập nên tài khoản đó không phải là bạn; và bạn cũng là bị hại.

–  Gửi văn bản tới Ngân hàng để trình bày sự việc; yêu cầu Ngân hàng chấm dứt hoạt động đối với tài khoản mà người đã dùng chứng minh nhân dân của bạn để đăng ký mở tài khoản tại ngân hàng đó. Việc này nhằm ngăn chặn người đó tiếp tục sử dụng tài khoản của bạn để phạm pháp.

Bên cạnh đó cũng có thể yêu cầu ngân hàng hỗ trợ xem xét hồ sơ lập tài khoản. Việc kiểm tra xác minh đúng đối tượng trên CMND là trách nhiệm của ngân hàng nên việc để đây cũng là một thiếu sót của ngân hàng.

Làm thế nào để không bị kẻ gian lấy thông tin cá nhân lập tài khoản ngân hàng để lừa đảo?

Thông qua chứng minh nhân dân; căn cước công dân bản gốc hoặc thậm chí là chỉ cần ảnh của CMND, CCCD; các đối tượng cũng có thể lấy được thông tin của cá nhân để lợi dụng vào các hành vi phạm pháp. Phổ biến chính là mở tài khoản ngân hàng. Một số dùng tài khoản này để vay tín dụng chiếm đoạt một số tiền lớn; kẻ khác lại dùng nó vào mục đích lừa đảo người khác khiến chủ tài khoản trở thành người lừa đảo. Do đó việc bảo mật thông tin cá nhân của bản thân; nhất là các giấy tờ tùy thân như CMND, CCCD là việc vô cùng cần thiết. Theo đó bạn cần chú ý những vấn đề sau để tranh rơi vào tình trạng trên:

  • Bảo quản thông tin cá nhân; Không gửi các thông tin cá nhân của mình cho những người khác; đặc biệt là những người lạ
  • Không đem giấy tờ tùy thân đi cầm cố; thế chấp
  • Không truy cập vào các đường link giả mạo trong tin nhắn, email giả mạo phía ngân hàng để đánh cắp thông tin
  • Không đứng ra mở tài khoản ngân hàng giúp người khác; đứng tên vay tín dụng giúp người khác
  • Không cho người khác mượn CMND/CCCD để sử dụng vào bất kì mục đích gì; kể cả người quen;
  • Khi bị mất CMND; CCCD thì trình báo công an để hủy bỏ giấy tờ cũ
  • Trình báo cơ quan công an để nhận được sự trợ giúp khi thấy có dấu hiệu bị lấy cắp thông tin lừa đảo mở tài khoản ngân hàng

Có nên dùng chứng minh thư khi đã có căn cước công dân?

Căn cứ vào các quy định nêu trên, việc thu lại Chứng minh nhân dân cũ là việc bắt buộc mà cán bộ công an phải làm khi cấp căn cước mới cho người yêu cầu.

Về nguyên tắc, công dân đã được cấp Căn cước công dân gắn chip mới thì thẻ này có giá trị hiệu lực; Chứng minh nhân dân cũ hết hiệu lực. Do đó, nhằm tránh gặp vướng mắc, rủi ro pháp lý về sau thì mọi người nên sử dụng thẻ Căn cước công dân gắn chip. Không nên cùng lúc sử dụng đồng thời Chứng minh nhân dân cũ và Căn cước công dân mới.

Bên cạnh đó một số thông tin nhân thân liên quan đến chứng minh thư cũ; bạn cũng phải đổi sang thẻ căn cước mới. Ví dụ như tài khoản ngân hàng, bạn nên làm thủ tục cập nhật số căn cước mới. Điều này nhắm tránh tình trạng kẻ gian bằng cách nào đó có được chứng minh thư cũ của bản và sử dụng nó vào các mục đích để phạm pháp.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bị mất CMND và bị kẻ xấu lừa đảo thì nên làm gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Có cần làm lại các giấy tờ khi đổi sang CCCD gắn chip?

Việc đổi sang CCCD gắn chip không gây ảnh hưởng gì tới các loại giấy tờ đang dùng số CCCD mã vạch trước đó. Thực tế số định danh trên thẻ CCCD gắn chip với số định danh trên CCCD mã vạch là giống nhau do đó không cần phải đổi các giấy tờ liên quan.
Trong trường hợp người dân đổi từ CMND 9 số sang thẻ căn cước 12 số để thuận tiện thì người dân nên đi làm thủ tục thay đổi thông tin theo quy định với từng loại giấy tờ cần thiết và quan trọng để đồng nhất. Ví dụ như tài khoản ngân hàng; đăng ký kinh doanh;…

Có nên cho người khác mượn CMND để mở tài khoản ngân hàng?

Việc mở tài khoản ngân hàng giúp người khác bằng CMND của mình phát sinh rất nhiều hệ lụy. Người mở tài khoản ngân hàng có thể phải chịu các khoản nợ phát sinh trên thẻ mình mở ra. Bởi lẽ có nhiều thẻ mở ra để nhằm mục đích vay tín dụng với các mức dư nợ khác nhau. Chủ tài khoản đương nhiên chịu trách nhiệm đối với các nghĩa vụ phát sinh từ tài khoản ngân hàng đã lập. 

Lừa đảo chiếm đoạt tiền trong tài khoản ngân hàng của người khác bị xử lý thế nào?

Người có hành vi này có thể bị truy cứu về tọi Lừa đảo chiếm đoạt tài sản quy định tại Điều 174 Bộ luật hình sự. Theo đó tùy vào giá trị chiếm đoạt; nhân thân người phạm tội mà người này có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 20 năm; tù chung thân; ngoài ra có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.