Thưa luật sư, dạo gần đây tôi luôn nhận được các cuộc gọi nặc danh. Ban đầu họ xưng là bên tín dụng cho vay tiền qua ứng dụng. Họ hỏi tôi có biết ông A không? Ông A là hàng xóm cũ nhà tôi, không quá thân quen. Tôi nói có thì họ bắt đầu dùng giọng điệu hăm dọa, chửi bới tôi. Tôi đã nói rõ ràng rằng tôi không liên quan gì và tôi cũng không vay tiền. Tuy nhiên, họ không để tâm tới những lời tôi nói. Tôi đã dùng đủ mọi biện pháp nhưng họ vẫn tiếp tục quấy rối.
Đỉnh điểm, vừa qua họ hăm dọa tội phải đưa ra tung tích ông A. Nếu không làm vậy, họ sẽ tìm ra thông tin của tôi. Đồng thời sẽ đăng tin “bóc phốt”, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm tôi. Tôi có liên hệ với ông A thì được biết ông ta quả thật đã vay tiền bên đó với mức lãi cắt cổ là 50%/tháng. Hiện giờ, A không có khả năng trả nợ nữa.
Theo luật sư, luật sư có thể tư vấn giúp tôi vấn đề này không? Bị đe dọa, chửi bới dù không vay tiền qua ứng dụng thì phải làm gì?
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Vay tiền qua ứng dụng là gì?
Ứng dụng vay tiền trực tuyến thực chất là một ứng dụng cho vay tín chấp.
Sự thuận tiện
Nó cho phép người vay có được khoản tiền mình muốn nhanh chóng. Nói cách khác là cắt bỏ đi những thủ tục rườm rà, phức tạp. Người vay thậm chí còn không cần vay theo tài sản bảo đảm. Đây được xem như ưu điểm lớn của ứng dụng vay tiền trực tuyến.
Ngoài ra, người vay còn không cần phải gặp mặt bên cho vay. Tất cả những gì họ cần làm là thao tác qua chiếc điện thoại thông minh. Tất nhiên họ sẽ phải tuân thủ theo những điều khoản của bên cho vay.
Sự rủi ro
Đây chính là nơi xảy ra vấn đề. Cái gì cũng có hai mặt. Bên cạnh sự thuận tiện là tính rủi ro cao. Thông thường, lãi suất của hình thức tín dụng online này sẽ cao hơn nhiều so với ngân hàng. Tuy nhiên, người vay sẽ lấy lý do đây là sự thỏa thuận giữa các bên. Pháp luật thường sẽ tôn trọng sự thỏa thuận giữa các bên và không can thiệp. Tuy nhiên, có quy định về mức lãi suất cao nhất trong giao dịch dân sự.
Trong trường hợp mức lãi suất này vượt quá quy định pháp luật là vi phạm pháp luật. Bên cho vay lúc này còn được hiểu là “tín dụng đen online”. Đây là một hình thức biến tướng của tín dụng đen. Cụ thể, đó là bên cho vay nặng lãi qua các ứng dụng trực tuyến.
Tại sao tôi không vay nhưng lại bị đòi tiền?
Dù không có tài sản bảo đảm theo quy định, hình thức này đòi hỏi sự đảm bảo khác. Phổ biến nhất là yêu cầu khả năng truy cập vào dữ liệu của điện thoại. Chỉ khi người dùng đồng ý, họ mới sử dụng ứng dụng này. Lúc đó họ mới vay được tiền. Mục đích của bên cho vay là có quyền kiểm soát thông tin cá nhân. Trong thời đại công nghệ, thông tin cá nhân liên quan tới rất nhiều thứ. Đó có thể là sự bảo mật ngân hàng, tài khoản mạng xã hội, những hình ảnh và video riêng tư,… Có được những thông tin này họ sẽ dễ dàng gây áp lực cho người vay để đòi tiền.
Trong trường hợp của anh, có thể số điện thoại của anh nằm trong danh bạ của người vay. Bên cho vay có thể dựa vào thông tin này để tiến hành gây áp lực cho ông A. Đó là lý do anh bị quấy rối, đe dọa, nhục mạ. Nếu không có sự xử lý phù hợp anh sẽ không tránh được cho đến ngày ông A trả hết nợ.
Bị đe dọa, chửi bới dù không vay tiền qua ứng dụng thì phải làm gì?
Bước đầu cần xác định các hành vi vi phạm pháp luật của đối tượng. Anh có thể làm đơn tố cáo gửi lên cơ quan công an. Đồng thời đính kèm theo các tài liệu chứng minh để cơ quan công an xác minh, điều tra, xử lý.
Xử lý hành vi cho vay nặng lãi
Căn cứ theo Bộ luật Hình sự 2015
Tại Khoản 1 Điều 201 Bộ luật Hình sự năm 2015 nêu rõ, người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật Dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính theo nguyên tắc về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Theo Khoản 2 Điều 201, nếu phạm tội thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng (1 tỷ đồng) hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Tại Khoản 3, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Căn cứ theo Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Căn cứ điểm d, khoản 3, Điều 11 của Nghị định 167/2013/NĐ-CP của Chính phủ
Xử phạt từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi cho vay tiền có cầm cố tài sản, nhưng lãi suất cho vay vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cho vay
Xử lý hành vi gọi điện đe dọa, tung tin sai, bôi nhọ người vay chưa trả đúng hạn lên mạng xã hội.
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm:
- Hình thức tín dụng đen có vi phạm pháp luật không?
- Chơi đá gà ăn tiền bị xử lý thế nào theo quy định pháp luật?
- Phân biệt tội cướp tài sản và tội cướp giật tài sản
Trên đây là nội dung tư vấn của văn phòng Luật sư X. Hi vọng độc giả đã trả lời được câu hỏi: Bị đe dọa, chửi bới dù không vay tiền qua ứng dụng phải làm gì? Mọi thắc mắc xin liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Tín dụng đen là một hình thức tín dụng cho vay nặng lãi, đây là loại hình phi chính thức không được pháp luật công nhận, không thông qua các đơn vị, tổ chức được nhà nước cho phép hoạt động tín dụng.
Lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay,
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.