Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần làm gì? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Ngày nay nhiều chủ nợ khi không đòi được nợ thì thường có thói quen đăng ảnh các con nợ của mình lên các trang mạng xã hội nhằm mực đích bêu riếu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Điều này ít nhiều đã ảnh hưởng sâu sắc đến công việc, gia đình, bạn bè, uy tín của bản thân của những người đi vay nợ. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật khi bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần làm gì?
Để giải đáp cho câu hỏi về việc bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần làm gì? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Cơ sở pháp lý
- Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017
- Bộ luật Dân sự 2015
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
- Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Quyền được bảo vệ hình ảnh cá nhân của người dân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
– Cá nhân có quyền đối với hình ảnh của mình.
- Việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý.
- Việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
– Việc sử dụng hình ảnh trong trường hợp sau đây không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ:
- Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
- Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng, bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.
– Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều 32 thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Quyền về đời sống riêng tư bí mật cá nhân của người dân Việt Nam
Theo quy định tại Điều 38 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về quyền về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người dân Việt Nam
– Đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.
– Việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến đời sống riêng tư, bí mật cá nhân phải được người đó đồng ý, việc thu thập, lưu giữ, sử dụng, công khai thông tin liên quan đến bí mật gia đình phải được các thành viên gia đình đồng ý, trừ trường hợp luật có quy định khác.
– Thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của cá nhân được bảo đảm an toàn và bí mật.
Việc bóc mở, kiểm soát, thu giữ thư tín, điện thoại, điện tín, cơ sở dữ liệu điện tử và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác của người khác chỉ được thực hiện trong trường hợp luật quy định.
– Các bên trong hợp đồng không được tiết lộ thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của nhau mà mình đã biết được trong quá trình xác lập, thực hiện hợp đồng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
Đăng ảnh người khác lên mạng xã hội không được sự đồng ý có bị phạt?
Đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ không chỉ là một hành vi vi phạm về mặt đạo đức mà nó còn là hành vi vi phạm pháp luật. Tuỳ vào tính chất và mức độ của hành vi vi phạm mà người có hành vi đưa hình ảnh người khác lên mạng xã hội mà chưa có sự đồng ý của họ có thể bị xử lý phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Về mặt xử lý vi phạm phạm hành chính:
Theo quy định tại Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm các quy định về trách nhiệm sử dụng dịch vụ mạng xã hội; trang thông tin điện tử được thiết lập thông qua mạng xã hội như sau:
– Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi tiết lộ thông tin thuộc danh mục bí mật nhà nước, bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc gỡ bỏ những hình ảnh trên.
Theo quy định tại Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính đối với vi phạm quy định về lưu trữ, cho thuê, truyền đưa, cung cấp, truy nhập, thu thập, xử lý, trao đổi và sử dụng thông tin như sau:
– Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi: Thu thập, xử lý và sử dụng thông tin của tổ chức, cá nhân khác mà không được sự đồng ý hoặc sai mục đích theo quy định của pháp luật;
Về mặt xử phạt hình sự: Hành vi đăng ảnh người khác lên mạng xã hội khi chưa được sự cho phép của người đó nhằm mục đích xúc phạm danh dự, nhân phẩm người đó có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017. Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi sung 2017 quy định như sau:
– Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
- Làm nạn nhân tự sát.
– Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần lầm gì?
Việc vay nợ của một ai đó không phải là một chuyện xấu, tuy nhiên với nhiều người việc vay nợ là một câu chuyện hết sức nhạy cảm, nên phải bí mật và không được để cho nhiều người biết đến. Tuy nhiên hiện nay lại có một số chủ nợ khi rơi vào trường hợp khó hoặc không đòi được nợ, liền đăng thông tin các con nợ lên các trên mạng xã hội để nhiều người biết đến anh A, hay chị B đang phải nợ một món nợ là bao nhiêu. Điều này đối với một số người là một việc vô cùng mất mặt và sẽ gián tiếp ảnh hưởng đến danh tiếng, hình ảnh bản thân của họ.
Nếu bạn đang rơi vào trường hợp này và bạn muốn chủ nợ của mình ngừng việc thực hiện các hành vi đăng ảnh của mình lên mạng xã hội thì bạn cần thực hiện các cách sau:
Cách 1: Thoả thuận.
Đây là cách làm phổ biến nhất hiện nay, để chấm dứt triệt để một cách tự nguyện từ phía chủ nợ về việc sẽ không đăng tải ảnh của bạn lên mạng xã hội, thì việc các bên là chủ nợ và người vay nợ có sự nói chuyện, thảo luận lại với nhau là một điều hết sức cần thiết. Nếu sự thoả thuận thành công thì việc đăng tải ảnh của bạn lên mạng xã hội sẽ bị chấm dứt.
Cách 2: Trình báo với phía cơ quan có thẩm quyền, yêu cầu không được đăng ảnh của mình lên trên mạng xã hội.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 32 Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh như sau:
– Việc sử dụng hình ảnh mà vi phạm quy định tại Điều 32 thì người có hình ảnh có quyền yêu cầu Tòa án ra quyết định buộc người vi phạm, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan phải thu hồi, tiêu hủy, chấm dứt việc sử dụng hình ảnh, bồi thường thiệt hại và áp dụng các biện pháp xử lý khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy thông qua quy định trên ta biết được rằng, mặc dù là một người đang thiếu tiền của người khác tuy nhiên không vì thế mà các chủ nợ có quyền xúc phạm, làm ảnh hưởng đến hình ảnh, thanh danh, uy tín của các con nợ Người nợ tiền là công dân Việt Nam, là một chủ thể được Nhà nước Việt Nam bảo vệ về hình ảnh cá nhân, nên nếu trong trường hợp thoả thuận thất bại, và bạn vẫn muốn chấm dứt hành vi đăng tải hình ảnh của bản thân lên trên mạng xã hội thì bạn có quyền yêu cầu phía cơ quan có thẩm quyền yêu cầu các chủ nợ không được đăng thông tin của bạn trên mạng xã hội, yêu cầu gỡ bỏ hết cách hình ảnh đã từng đăng tải. Và đặc biệt trong một số trường hợp nếu bạn có yêu cầu bồi thường thiệt hại từ hành vi đăng tải hình ảnh của bạn lên mạng xã hội đã ảnh hưởng đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của bạn thì cũng sẽ được phía cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Tuy nhiên đây là cách làm không phổ biến, được cho là kém hiệu quả và đôi khi còn ảnh hưởng sâu sắc hơi mối quan hệ của bạn với chủ nợ.
Cách 3: Im lặng.
Đây là cũng là cách mà nhiều người sử dụng, đặc biệt là dành cho những người nợ nhiều, hiện không có tiền trả,. Nếu rơi vào trường hợp này thì cách tốt nhất bạn nên chọn cách im lặng một thời gian, sau khi gom đủ số tiền trả nợ thì tiến hành trả ngay cho chủ nợ và sau đó yêu cầu được gỡ hết hình ảnh của mình trên mạng xã hội.
Video Luật sư 247 giải đáp thắc mắc Bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần làm gì?
Mời bạn xem thêm
- Các cách kiểm tra đất đai có đang bị tranh chấp hay không
- Các cách kiểm tra đất có nằm trong quy hoạch không?
- Viết di chúc để lại đất cho công ty của con có được không?
- Hợp tác xã có được cho thuê đất không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Bị chủ nợ đăng ảnh lên mạng xã hội, con nợ cần làm gì?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; ;cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc mẫu biên bản thu hồi hóa đơn điện tử; giấy ủy quyền quyết toán thuế tncn; thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hành vi đăng ảnh người khác lên MXH có thể phải bồi thường thiệt hại theo Điều 592 Bộ luật Dân sự 2015, bao gồm:
– Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại.
– Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.
– Thiệt hại khác do luật quy định.
Ngoài các chi phí trên, người có hành vi đăng ảnh lên mạng xã hội không được sự đồng ý của chủ nhân bức ảnh còn phải bồi thường một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu.
Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người bị xâm phạm về mặt hình ảnh được bồi thường không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định: Khi cho người khác vay nợ nếu bạn có đầy đủ giấy tờ chứng minh được khoản vay nợ đó thì có thể khởi kiện dân sự để đòi lại tài sản. Đây được xem là cách hợp pháp nhất bắt các con nợ lâu năm trả lại tiền cho mình.
Trường hợp người vay đến thời hạn trả lại tài sản mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả, hoặc sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản thì bạn có thể tố giác người vay tới Cơ quan điều tra có thẩm quyền về tội Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản, theo Điều 175 Bộ luật Hình sự 2015.