Chết vì dịch bệnh – COVID-19 là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt.
Đây là loại Vi-rút gây bệnh COVID-19 được các chuyên gia khuyến cáo chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt.Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi-rút nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi-rút, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.
Hiện nay số ca nhiễm khiến người dân cả nước không khỏi lo lắng. Tỉ lệ tử vong do dịch bệnh chưa có dấu hiệu suy giảm. Với tình hình này, những người tham gia bảo hiểm xã hội chết vì dịch bệnh có được hỗ trợ gì không, hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Người lao động tham gia BHXH
Người lao động tham gia BHXH chết vì Covid-19, thân nhân được hưởng tử tuất
Điều 4 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đã quy định rõ các chế độ khi tham gia BHXH như sau:
1. Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây:
a) Ốm đau;
b) Thai sản;
c) Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
d) Hưu trí;
đ) Tử tuất.
2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây:
a) Hưu trí;
b) Tử tuất.
Theo đó, nếu tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện thì khi người lao động chết, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân của họ nếu đủ điều kiện.
Căn cứ quy định tại Mục 5 Chương III và Mục 2 Chương IV Luật BHXH năm 2014, chế độ tử tuất được áp dụng khi những người lao động sau đây bị chết hoặc bị tuyên bố là đã chết (gọi chung là trường hợp người lao động chết), bao gồm:
Đối với người tham gia BHXH bắt buộc:
+ Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
+ Người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hoặc chết trong thời gian điều trị do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
+ Người đang hưởng lương hưu; hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng đã nghỉ việc.
Đối với người tham gia BHXH tự nguyện:
+ Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 60 tháng trở lên.
+ Người đang hưởng lương hưu.
Khi những người lao động này chết, thân nhân của họ sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
– Trợ cấp mai táng = 10 lần mức lương cơ sở = 14,9 triệu đồng.
(Căn cứ: Điều 66 và Điều 80 Luật BHXH năm 2014)
– Trợ cấp tuất:
+Người tham gia BHXH bắt buộc chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc trợ cấp tuất hằng tháng tùy từng trường hợp.
+ Người tham gia BHXH tự nguyện chết: Thân nhân được hưởng trợ cấp tuất một lần.Trong đó:
Trợ cấp tuất 1 lần được tính theo công thức sau:
- Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
- Đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng:
Mức hưởng = 1,5 x Mbq x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbq x Số năm đóng BHXH từ 2014 trở đi
(Mbq là mức bình quân tiền lương/thu nhập tháng đóng BHXH)
Trợ cấp tuất hằng tháng được tính như sau:
- Mức trợ cấp tuất cơ bản = 50% x Mức lương cơ sở (đồng/người/tháng)
- Mức trợ cấp tuất nuôi dưỡng (áp dụng với thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng) = 70% x Mức lương cơ sở (đồng/người/tháng)
Hỗ trợ chi phí mai táng
Theo hướng dẫn về việc xử lý thi thể bệnh nhân tử vong do Covid-19 tại Quyết định 5188/QĐ-BYT và Quyết định số 2233/QĐ-BCĐQG, thi hài người nhiễm Covid-19 có thể được xử lý bằng hình thức hỏa táng hoặc mai táng.Người tử vong tại cơ sở khám chữa bệnh bắt buộc phải được hỏa táng, chỉ mai táng trong trường hợp không thực hiện được việc hỏa táng.
Với hình thức hỏa táng, tùy chính sách của từng địa phương mà mức hỗ trợ chi phí hỏa táng sẽ là khác nhau. Ví dụ:
Tại Hà Nội
Mức hỗ trợ chi phí hỏa táng đối với người chết vì dịch bệnh từ năm 2021 được quy định như sau:
– Thi hài người lớn: 03 triệu đồng/ca;
– Thi hài trẻ em dưới 06 tuổi: 1,5 triệu đồng/ca;
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển: 01 triệu đồng/ca.
Tại Thành phố Hồ Chí Minh
– Hỗ trợ 2,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: một số đối tượng người có công, hộ nghèo, đảng viên có Huy hiệu 40 tuổi Đảng trở lên,…
– Hỗ trợ 1,5 triệu đồng/lượt hỏa táng: Đối tượng hưu trí; hộ cận nghèo; người dân có hộ khẩu tại thành phố Hồ Chí Minh
– Miễn phí hỏa táng: Trẻ từ 6 tuổi trở xuống có hộ khẩu hoặc tạm trú (KT3).
Mời bạn đọc tham khảo:
Trích lục khai tử và giấy chứng tử khác nhau thế nào?
Xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung “Bệnh nhân chết vì dịch bệnh được hưởng quyền lợi gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư ; hãy liên hệ 0833102102.
Câu hỏi thường gặp
Trợ cấp tuất 1 lần được tính theo công thức sau:
Đối với thân nhân của người đang hưởng lương hưu chết:
Mức hưởng = 48 x Lương hưu – 0,5 x (Số tháng đã hưởng lương hưu – 2) x Lương hưu
Đối với thân nhân của người lao động đang đóng BHXH hoặc đang bảo lưu thời gian đóng:
Mức hưởng = 1,5 x Mbq x Số năm đóng BHXH trước 2014 + 2 x Mbq x Số năm đóng BHXH từ 2014 trở đi
– Thi hài người lớn: 03 triệu đồng/ca;
– Thi hài trẻ em dưới 06 tuổi: 1,5 triệu đồng/ca;
– Hỗ trợ chi phí vận chuyển: 01 triệu đồng/ca.
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc đang đóng BHXH hoặc người lao động đang bảo lưu thời gian đóng BHXH mà đã có thời gian đóng từ đủ 12 tháng trở lên;
Theo đó, nếu tham gia BHXH bắt buộc hoặc tự nguyện thì khi người lao động chết, cơ quan BHXH sẽ giải quyết chế độ tử tuất cho thân nhân của họ nếu đủ điều kiện.