Bệnh nghề nghiệp là gì?

04/05/2022
Bệnh nghề nghiệp là gì
858
Views

Làm việc lâu ngày trong một môi trường công việc cố định gây nên một số bệnh; đó được gọi là bệnh nghề nghiệp. Bệnh nghề nghiệp tưởng chừng như một chứng bệnh rất bình thường; và phần nào đó thể hiện đó là một con người chăm chỉ, tham công tiếc việc; nhưng về một mặt nào đó, bệnh nghề nghiệp ảnh hưởng rất nhiều đến cuộc sống của người mắc bệnh. Chính vì vậy, bệnh nghề nghiệp được đưa vào là một trong những căn cứ để hưởng bảo hiểm xã hội. Vậy bệnh nghề nghiệp là gì? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết sau:

“Chào luật sư, tháng trước tôi có đi kiểm tra bệnh viện và được chẩn đoán mắc chứng thoát vị đĩa đệm. Vậy đây có phải là bệnh nghề nghiệp và tôi có được hưởng chế độ gì thuộc bảo hiểm xã hội không ạ? Mong luật sư giải đáp.”

Căn cứ pháp lý

Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Bệnh nghề nghiệp là gì

Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng cho một nghề; gây ra bởi yếu tố độc hại trong nghề đó tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động gây nên. Tuy nhiên, bệnh nghề nghiệp cũng có nhiều trường hợp tương tự với bệnh sinh ra do thói quen xấu của con người. Vậy nên, Bộ Y tế đã ban hành Thông tư 28/2016/TT-BYT trong đó quy định những bệnh nghề nghiệp bao gồm: bệnh bụi phổi silic nghề nghiệp; bệnh bụi phổi amiăng nghề nghiệp; bệnh bụi phổi bông nghề nghiệp; bệnh viêm phế quản mạn tính nghề nghiệp; bệnh hen phế quản nghề nghiệp; …

Đối tượng hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Đối tượng được hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp được quy định là đối tượng tại các điểm a, b, c, d, đ, e, h khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Bao gồm:

  • Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động.
  • Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng.
  • Cán bộ, công chức, viên chức.
  • Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu.
  • Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân.
  • Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí.
  • Người quản lý doanh nghiệp, người quản lý điều hành hợp tác xã có hưởng tiền lương.

Điều kiện hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Theo quy định tại Điều 44 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; để được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Bị bệnh thuộc danh mục bệnh nghề nghiệp do Bộ Y tế và Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành khi làm việc trong môi trường hoặc nghề có yếu tố độc hại;
  • Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị bệnh nghề nghiệp.

Chế độ hưởng chế độ bệnh nghề nghiệp

Từ khi được xác định đã bị bệnh nghề nghiệp; người lao động sẽ được hưởng các chế độ sau:

Mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30%

– Hưởng trợ cấp một lần theo tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động: 5% khả năng lao động thì được hưởng 05 lần mức lương cơ sở, sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 0,5 lần mức lương cơ sở.

Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 5 x MLCS + (x – 5) x 0.5 x MLCS. Trong đó:

  • x là tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
  • MLCS là mức lương cơ sở.

– Hưởng trợ cấp hàng tháng theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống thì được tính bằng 0,5 tháng, sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3 tháng tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội = 0.5 x TLBHLK + (x – 1) x 0.3 x TLBHLK. Trong đó:

  • x là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • TLBHLK là tiền lương đóng bảo hiểm liền kề tháng trước khi nghỉ việc để trị bệnh.

Mức độ suy giảm khả năng lao động từ 30% trở lên

– Hưởng trợ cấp theo tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động: suy giảm 31% khả năng lao động thì được hưởng bằng 30% mức lương cơ sở. Sau đó cứ suy giảm thêm 1% thì được hưởng thêm 2% mức lương cơ sở.

Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 30% x MLCS + (x – 31) x 2% x MLCS. Trong đó:

  • x là tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
  • MLCS là mức lương cơ sở.

– Hưởng trợ cấp hàng tháng theo số năm đóng bảo hiểm xã hội. Từ một năm trở xuống được tính bằng 0,5%; sau đó cứ thêm mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội được tính thêm 0,3% mức tiền lương đóng bảo hiểm xã hội của tháng liền kề trước khi nghỉ việc để điều trị.

Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội = 0.5 x TLBHLK + (x – 1) x 0.3 x TLBHLK. Trong đó:

  • x là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
  • TLBHLK là tiền lương đóng bảo hiểm liền kề tháng trước khi nghỉ việc để trị bệnh.

Các chế độ khác

Ngoài các mức trợ cấp theo mức suy giảm khả năng lao động; số năm đóng bảo hiểm xã hội; người lao động bị bệnh nghề nghiệp còn được hưởng thêm:

  • Phương tiện trợ giúp sinh hoạt, dụng cụ chỉnh hình.
  • Trợ cấp phục vụ.
  • Trợ cấp một lần khi chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.
  • Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi điều trị thương tật, bệnh tật.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bệnh nghề nghiệp là gì?”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; xin giấy phép bay Flycam; giải thể công ty; Thành lập công ty ….của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Thoát vị đĩa đệm có phải là bệnh nghề nghiệp?

Thoát vị đĩa đệm nếu theo định nghĩa về bệnh nghề nghiệp; đó có thể là một bệnh nghề nghiệp. Tuy nhiên, theo danh mục bệnh nghề nghiệp được Bộ Y tế và Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành; thoát vị đĩa đệm không phải là bệnh nghề nghiệp.

Mức độ suy giảm khả năng lao động là bao nhiêu phần trăm thì được hưởng trợ cấp hàng tháng?

Với mức độ suy giảm khả năng lao động từ 31% trở lên thì được hưởng trợ cấp hàng tháng.

Cách tính chế độ mà người bị bệnh nghề nghiệp được hưởng khi mức độ suy giảm khả năng lao động từ 5% đến 30% như thế nào?

– Trợ cấp suy giảm khả năng lao động = 5 x MLCS + (x – 5) x 0.5 x MLCS. Trong đó:
x là tỷ lệ phần trăm suy giảm khả năng lao động.
MLCS là mức lương cơ sở.
– Trợ cấp theo số năm đóng bảo hiểm xã hội = 0.5 x TLBHLK + (x – 1) x 0.3 x TLBHLK. Trong đó:
x là số năm đóng bảo hiểm xã hội.
TLBHLK là tiền lương đóng bảo hiểm liền kề tháng trước khi nghỉ việc để trị bệnh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.