Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không?

16/11/2021
Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không
947
Views

Chào luật sư, Tôi là giảng viên của một trường đại học. Từ khi dịch bệnh bùng phát, tôi thường xuyên sử dụng wifi để làm việc và dạy học tại nhà. Thời gian gần đây, wifi nhà tôi kết nối chậm, làm gián đoạn công việc. Tôi nhờ một người bạn hướng dẫn kiểm tra; thì phát hiện 3 thiết bị lạ đang kết nối trong khi wifi vẫn cài mật khẩu. Vậy luật sư cho tôi hỏi Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu?

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Với vấn đề này; Luật sư 247 xin phép được tư vấn như sau:

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017

Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Ngày nay với công nghệ phát triển; việc câu trộm wifi rất dễ thực hiện. Người lạ có thể dùng nhiều cách để “bẻ khóa” mật khẩu. Đơn giản nhất, họ sẽ dùng điện thoại tải app có sẵn trên kho ứng dụng. Các ứng dụng này cho phép người dùng tải miễn phí, đăng nhập dễ dàng rồi bẻ khóa những địa chỉ wifi có bảo mật yếu. Tinh vi hơn, họ sẽ lợi dụng các thiết bị công nghệ bán trên thị trường để thực hiện hành vi này.

Nhiều người lầm tưởng việc câu trộm wifi là vô hại; nhưng luôn chứa nhiều rủi ro tiềm ẩn. Hacker (tin tặc) sau khi bẻ khóa có thể khai thác các lỗ hổng bảo mật để lấy cắp dữ liệu cá nhân như thông tin thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng,… Họ có thể truy cập trái phép Camera, xem các hình ảnh, video riêng tư, cho lây nhiễm virus mã độc vào hệ thống mạng nội bộ để phá hoại. 

Theo khía cạnh pháp lý; hành vi câu trộm wifi một cách lén lút, lợi dụng sơ hở, mất cảnh giác của chủ sở hữu để sử dụng “chùa” cho mục đích cá nhân sẽ bị coi là trộm cắp tài sản. Hành vi này sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

Wifi là gì?

Wifi là viết tắt của Wireless Fidelity là hệ thống truy cập internet không dây. Loại sóng vô tuyến này tương tự như sóng điện thoại, truyền hình và radio.

Wifi là công cụ kết nối không thể thiếu trên điện thoại, laptop, máy tính bảng và một số thiết bị thông minh khác như smartwatch.

Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không?

Xử phạt hành chính

Nếu hành vi câu trộm gây thiệt hại không đáng kể, giá trị tài sản không lớn, người thực hiện sẽ bị xử phạt từ 1.000.000- 2.000.000 đồng; bởi đã xâm phạm quyền sở hữu tài sản của người khác. Theo điểm a khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP

Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

a) Trộm cắp tài sản;

Truy cứu trách nhiệm hình sự

Trường hợp đã bị xử phạt vi phạm hành chính mà còn tái phạm; gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội; hoặc gây thiệt hại từ 2.000.000 đồng trở lên; người vi phạm có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 173 Bộ luật Hình sự 2015. 

1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 174, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ;

đ) Tài sản là di vật, cổ vật.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

đ) Hành hung để tẩu thoát;

e) Tài sản là bảo vật quốc gia;

…….

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.

Cấu thành tội phạm tội trộm cắp tài sản

Chủ thể

Chủ thể của tội trộm cắp tài sản là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.

Khách thể

Hành vi nêu trên xâm phạm đến quyển sở hữu tài sản của người khác.

Mặt chủ quan của tội phạm

Về yếu tố lỗi

Có thể khẳng định lỗi của người có hành vi chiếm đoạt là lỗi cố ý trực tiếp. Người thực hiện hành vi chiếm đoạt biết tài sản chiếm đoạt là tài sản đang thuộc quyền sở hữu của người khác hoặc đang có người quản lý nhưng vẫn mong muốn biến tài sản đó thành tài sản của mình khi thực hiện hành vi chiếm đoạt.

Về mục đích chiếm đoạt

Mục đích phạm tội là kết quả trong ý thức chủ quan mà người phạm tội đặt ra phải đạt được khi thực hiện hành vi phạm tội.Theo khoa học luật hình sự, mục đích phạm tội không được phản ánh trong tất cả các cấu thành tội phạm. Thông thường, mục đích phạm tội là yếu tố bắt buộc phải có trong cấu thành tội phạm trong 02 trường hợp. Một là, trường hợp dấu hiệu hậu quả chưa phản ánh được mục đích phạm tội chính của người phạm tội. Hai là, trường hợp dấu hiệu hành vi khách quan không phản ánh được mục đích phạm tội.

Mặt khách quan của tội phạm

Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:

Về hành vi. Có hành vi chiếm đoạt tài sản của người khác. Được hiểu là hành vi chuyển dịch một cách trái pháp luật tài sản của người khác thành của mình. Trên thực tế, hành vi này làm cho chủ sở hữu tài sản hoặc người quản lý tài sản không thể thực hiện được các quyền năng (gồm quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt hay quản lý) đối với tài sản của họ hoặc được giao quản lý, đồng thời những quyền này lại thuộc về người phạm tội và người này có thể thực hiện được các quyền này một cách trái pháp luật.

Đặc trưng của hành vi chiếm đoạt được thực hiện (hành động) một cách lén lút, bí mật. Việc lén lút, bí mật là nhằm để che giấu hành vi phạm tội để chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không biết việc chiếm đoạt đó.

Đây cũng là dấu hiệu để phân biệt giữa tội trộm cắp tài sản với các tội có tính chiếm đoạt khác (như tội công nhiên chiếm đoạt tài sản

Hành vi cố ý phá mật khẩu wifi bị xử phạt như thế nào?

Với hành vi cố ý phá mật khẩu wifi, làm mất an toàn thông tin, dữ liệu cá nhân, tài khoản ngân hàng hoặc ảnh hưởng tới quyền bí mật riêng tư, người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, theo khoản 2 điều 80 Nghị định 15/2020/NĐ-CP.

Nếu tái phạm, người này có thể bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng hoặc chịu trách nhiệm hình sự lên đến 3 năm tù về tội xâm phạm bí mật, an toàn thư tín, điện thoại, điện tín hoặc hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác, theo điều 159 Bộ luật Hình sự 2015. 

Giải quyết vấn đề

Như vậy, hành vi bắt trộm wifi nhà người khác bị xử phạt hành chính lên đến 2.000.000 đồng. Nếu đã bị xử phạt rồi mà còn vi phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội trộm cắp tài sản; và còn bị phạt tiền lên đến 50.000.000 đồng.

Để tránh rủi ro, bạn có thể tải ứng dụng kiểm tra xem wifi có đang bị bắt hay không. Nếu phát hiện thiết bị lạ xâm nhập; bạn cần gỡ bỏ các ứng dụng có tính năng tạo cộng đồng chia sẻ wifi cho nhau dùng chung; và cài lại mật khẩu wifi có độ dài tối thiểu từ 9 ký tự trở lên; trong đó có cả số, chữ cái thường, chữ cái in hoa cùng các ký tự đặc biệt.

Video Luật sư 247 đề cập vấn đề Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không?

Mời bạn xem thêm bài viết

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về Bắt trộm wifi nhà người khác có bị xử phạt không?”. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bao nhiêu tuổi thì bị truy cứu TNHS về tội trộm cắp tài sản?

Theo quy định tại điều 12 BLHS về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì đối với tội trộm cắp tài sản, chủ thể của tội phạm không phải là người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. Tức là chỉ có người trên 16 tuổi mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội này. Trừ trường hợp phạm phải tội rất nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng.

Trộm mèo nhà hàng xóm bị phạt bao nhiêu tiền?

Trộm cắp vặt là trộm cắp tài sản có gía trị nhỏ như chó, mèo, máy bơm cũ, gương xe máy,… Trường hợp người có hành vi trộm cắp tài sản có thể hạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng khi giá trị tài sản trộm cắp dưới 2 triệu đồng và chưa bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản.

Thời hạn điều tra đối với tội trộm cắp tài sản

Căn cứ Điều 172 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thời hạn điều tra như sau:
Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng; không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng; không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều tra.
Trường hợp cần gia hạn điều tra do tính chất phức tạp của vụ án thì chậm nhất là 10 ngày trước khi hết thời hạn điều tra, Cơ quan điều tra phải có văn bản đề nghị Viện kiểm sát gia hạn điều tra.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận