Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?

29/08/2023
Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?
179
Views

Chào Luật sư, hiện nay con tôi đã được 5 tuổi mà bị mất thẻ bảo hiểm y tế. Hôm trước vợ tôi đi chợ làm rơi ví, làm mất một số giấy tờ và có cả thẻ bảo hiểm y tế của cả gia đình tôi. Bây giờ con tôi đang nóng sốt. Tôi nghĩ cháu bị sốt xuất huyết nên định đưa cháu vào viện. Không biết Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao. Thẻ bảo hiểm của cháu bị mất nhưng còn hạn nên tôi muốn được xin cấp lại ngay để được hỗ trợ một phần tiền thuốc men. Không biết mất thẻ bảo hiểm y tế báo với cơ quan bảo hiểm thì bao lâu nhận được thẻ bảo hiểm y tế mới? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.

Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Vấn đề “Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?”, Luật sư 247 xin được tư vấn như sau:

Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm dùng trong lĩnh vực y tế, bảo đảm cho người dân được quan tâm và chăm sóc sức khỏe theo các chế độ của bảo hiểm. Chúng ta có thể xin thuốc tại các trạm y tế xã/phường, khám bệnh ở các bệnh viện… Bảo hiểm y tế được hiểu là:

Bảo hiểm y tế là hình thức bảo hiểm bắt buộc được áp dụng đối với các đối tượng theo quy định của Luật Bảo hiểm y tế để chăm sóc sức khỏe, không vì mục đích lợi nhuận do Nhà nước tổ chức thực hiện (theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm y tế năm 2008, sửa đổi bổ sung 2014).

Bảo hiểm y tế được tổ chức thực hiện, không vì mục đích lợi nhuận nhằm huy động sự đóng góp của cộng đồng, chia sẻ rủi ro bệnh tật và giảm bớt gánh nặng tài chính của mỗi người khi ốm đau, bệnh tật, tai nạn… thực hiện công bằng và nhân đạo trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Người tham gia bảo hiểm y tế sẽ được quỹ này chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám, chữa bệnh. Từ đó, giúp người bệnh giảm thiểu các chi phí chăm sóc sức khỏe hay các chi phí liên quan đến việc điều trị, phục hồi sức khoẻ khi gặp tai nạn, bệnh tật.

Trách nhiệm của nhà nước trong các thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm y tế

Chính sách về bảo hiểm y tế hiện nay luôn được nhà nước quan tâm và đưa ra những quy định phù hợp với nhu cầu người dân. Các cơ quan bảo hiểm, cá nhân làm việc trong các cơ quan nhà nước cũng cần giải đáp thắc mắc, hỗ trợ người dân trong các lĩnh vực bảo hiểm y tế. Vậy trách nhiệm của nhà nước trong các thủ tục hành chính liên quan đến bảo hiểm y tế:

Căn cứ Điều 5 Thông tư liên tịch 05/2015/TTLT-BTP-BCA-BYT quy định như sau:

– Ủy ban nhân dân cấp xã là đầu mối tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả giải quyết liên thông các thủ tục hành chính; chịu trách nhiệm về tính đầy đủ và hợp lệ của hồ sơ thực hiện liên thông các thủ tục hành chính; đăng ký khai sinh cho trẻ em dưới 6 tuổi; lập và chuyển hồ sơ cho cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú và Bảo hiểm xã hội cấp huyện để cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ em dưới 6 tuổi.

– Cơ quan đăng ký cư trú quy định tại khoản 2 Điều 4 Thông tư liên tịch này và Bảo hiểm xã hội cấp huyện chịu trách nhiệm giải quyết thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của cơ quan mình.

Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?

Trong thực tế có nhiều trường hợp vì một số lí do mà có thể cá nhân làm mất thẻ bảo hiểm y tế. Đặc biệt là với bạn đọc ở trên, do khách quan mà gia đình làm mất thẻ bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi. Khi đó, bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì chúng ta cần:

Căn cứ Điều 18 Luật Bảo hiểm y tế 2008 sửa đổi bởi Khoản 12 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 và điểm d khoản 2 Điều 23 Luật phí và lệ phí 2015 quy định cấp lại thẻ bảo hiểm y tế như sau:

– Thẻ bảo hiểm y tế được cấp lại trong trường hợp bị mất.

– Người bị mất thẻ bảo hiểm y tế phải có đơn đề nghị cấp lại thẻ.

– Trong thời hạn 7 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đơn đề nghị cấp lại thẻ, tổ chức bảo hiểm y tế phải cấp lại thẻ cho người tham gia bảo hiểm y tế. Trong thời gian chờ cấp lại thẻ, người tham gia bảo hiểm y tế vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế

– Người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế phải nộp phí. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định mức phí cấp lại thẻ bảo hiểm y tế. Trường hợp lỗi do tổ chức bảo hiểm y tế hoặc cơ quan lập danh sách thì người được cấp lại thẻ bảo hiểm y tế không phải nộp phí.

Do đó, nếu làm mất thẻ bảo hiểm y tế của trẻ em dưới 6 tuổi vẫn được yêu cầu cấp lại thẻ.

Trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế ra sao?

Hiện nay trẻ em dưới 6 tuổi khi khám, chữa bệnh thì được hưởng những ưu đãi. Điều này thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đối với sức khỏe của người dân, đặc biệt là với trẻ em là đối tượng yếu thế. Sau đây, chúng tôi giải đáp nội dung trẻ em dưới 6 tuổi khám chữa bệnh được hưởng bảo hiểm y tế như sau:

Căn cứ khoản 15 Điều 1 Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 quy định mức hưởng bảo hiểm y tế như sau:

– Người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám bệnh, chữa bệnh theo quy định tại các điều 26, 27 và 28 của Luật này thì được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi được hưởng với mức hưởng như sau:

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại các điểm a, d, e, g, h và i khoản 3 Điều 12 của Luật này. Chi phí khám bệnh, chữa bệnh ngoài phạm vi được hưởng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại điểm a khoản 3 Điều 12 của Luật này được chi trả từ nguồn kinh phí bảo hiểm y tế dành cho khám bệnh, chữa bệnh của nhóm đối tượng này; trường hợp nguồn kinh phí này không đủ thì do ngân sách nhà nước bảo đảm;

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với trường hợp chi phí cho một lần khám bệnh, chữa bệnh thấp hơn mức do Chính phủ quy định và khám bệnh, chữa bệnh tại tuyến xã;

+ 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh khi người bệnh có thời gian tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục trở lên và có số tiền cùng chi trả chi phí khám bệnh, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở, trừ trường hợp tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến;

+ 95% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với đối tượng quy định tại điểm a khoản 2, điểm k khoản 3 và điểm a khoản 4 Điều 12 của Luật này;

+ 80% chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với các đối tượng khác.

– Trường hợp một người thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế thì được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế theo đối tượng có quyền lợi cao nhất.

– Trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này theo tỷ lệ như sau, trừ trường hợp quy định tại khoản 5 Điều này:

+ Tại bệnh viện tuyến trung ương là 40% chi phí điều trị nội trú;

+ Tại bệnh viện tuyến tỉnh là 60% chi phí điều trị nội trú từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2020; 100% chi phí điều trị nội trú từ ngày 01 tháng 01 năm 2021 trong phạm vi cả nước;

+ Tại bệnh viện tuyến huyện là 70% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày Luật này có hiệu lực đến ngày 31 tháng 12 năm 2015; 100% chi phí khám bệnh, chữa bệnh từ ngày 01 tháng 01 năm 2016.

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2016, người tham gia bảo hiểm y tế đăng ký khám bệnh, chữa bệnh ban đầu tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện được quyền khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại trạm y tế tuyến xã hoặc phòng khám đa khoa hoặc bệnh viện tuyến huyện trong cùng địa bàn tỉnh có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; người tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh đối với bệnh viện tuyến huyện, điều trị nội trú đối với bệnh viện tuyến tỉnh, tuyến trung ương và có mức hưởng theo quy định tại khoản 1 Điều này.

– Từ ngày 01 tháng 01 năm 2021, quỹ bảo hiểm y tế chi trả chi phí điều trị nội trú theo mức hưởng quy định tại khoản 1 Điều này cho người tham gia bảo hiểm y tế khi tự đi khám bệnh, chữa bệnh không đúng tuyến tại các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến tỉnh trong phạm vi cả nước.

– Chính phủ quy định cụ thể mức hưởng đối với việc khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế tại các địa bàn giáp ranh; các trường hợp khám bệnh, chữa bệnh theo yêu cầu và các trường hợp khác không thuộc quy định tại khoản 1 Điều này.”

Do đó, nếu trẻ em dưới 6 tuổi đi khám chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng 100% chi phí khám chữa bệnh. Nếu nằm bệnh viện nội trú được hưởng 40% chi phí. Lưu ý, nếu khám chữa bệnh ngoại trú sẽ không được hưởng bảo hiểm y tế.

Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?

Mua bảo hiểm y tế hiện nay bao nhiêu tiền?

Khi mua bảo hiểm y tế thì phí là một trong những yếu tố được người mua quan tâm đến. Chúng ta có thể mua bảo hiểm y tế ở nhiều diện khác nhau như mua ở nơi làm việc, gia đình hay trường học… Cụ thể nội dung về phí mua bảo hiểm y tế là:

Trừ một số trường hợp được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí, cá nhân đăng ký tham gia bảo hiểm y tế phải bỏ một số tiền nhất định để mua bảo hiểm y tế. Cụ thể, mức phí mua bảo hiểm y tế được quy định như sau:

* Mua bảo hiểm y tế miễn phí:

– Những người thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng như người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng, hưởng trợ cấp thất nghiệp,…

– Những người thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế do ngân sách nhà nước đóng như cán bộ xã đã nghỉ việc đang hưởng trợ cấp hằng tháng; người có công với cách mạng, cựu chiến binh,…

– Người thuộc hộ cận nghèo đang sinh sống tại huyện nghèo theo Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP và các huyện được áp dụng cơ chế, chính sách theo Nghị quyết này.

– Những người thuộc nhóm tham gia bảo hiểm y tế do người sử dụng lao động đóng: Thân nhân của công nhân, viên chức quốc phòng đang phục vụ trong quân đội, thân nhân của công an đang phục vụ trong ngành công an,…

– Học viên đào tạo sĩ quan dự bị từ 03 tháng chưa tham gia bảo hiểm y tế thì trong thời gian đào tạo được cơ sở đào tạo đóng bảo hiểm y tế (theo khoản 5 Điều 7 Nghị định 79/2020/NĐ-CP).

* Mua bảo hiểm y tế tại công ty, cơ quan nơi làm việc, công tác:

Hằng tháng, người lao động phải trích một khoản tiền nhất định từ tiền lương để mua bảo hiểm y tế.

– Người làm việc theo hợp đồng lao động; người quản lý doanh nghiệp, quản lý điều hành hợp tác xã; cán bộ, công chức viên chức:

Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 1,5% x Tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

– Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã:

Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 1,5% x Mức lương cơ sở

* Mua bảo hiểm y tế tại trường học:

Học sinh, sinh viên thường mua bảo hiểm y tế theo chu kì nửa năm (06 tháng) hoặc một năm (12 tháng). Tương ứng với đó, số tiền mua bảo hiểm y tế được xác định như sau:

Tiền mua bảo hiểm y tế nửa năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 6 tháng

Tiền mua bảo hiểm y tế 01 năm = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở x 12 tháng

* Mua bảo hiểm y tế tại địa phương nơi sinh sống:

– Hộ cận nghèo, hộ nghèo đa chiều không được ngân sách nhà nước đóng mua bảo hiểm y tế theo mức sau:

Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 30% x 4,5% x Mức lương cơ sở

– Hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình mua bảo hiểm y tế theo mức sau:

Tiền mua bảo hiểm y tế hằng tháng = 70% x 4,5% x Mức lương cơ sở

– Cá nhân tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình mua bảo hiểm y tế theo mức sau:

Khi tham gia bảo hiểm y tế hộ gia đình trong cùng năm tài chính, các thành viên cùng tham gia sẽ được giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế. Chu kỳ mua bảo hiểm y tế trong trường hợp này  thường là 06 tháng hoặc 01 năm. Tương ứng với đó, tiền mua bảo hiểm y tế được xác định như sau:

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ nhất=4,5%xMức lương cơ sởx06 tháng/01 năm
Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ hai=70%x4,5%xMức lương cơ sởx06 tháng/01 năm

 

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ ba=60%x4,5%xMức lương cơ sởx06 tháng/01 năm

 

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ tư=50%x4,5%xMức lương cơ sởx06 tháng/01 năm

 

Tiền mua bảo hiểm y tế của người thứ năm trở đi=40%x4,5%xMức lương cơ sởx06 tháng/01 năm

Khuyến nghị

Luật sư 247 là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư 247 luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung bài viết liên quan đến vấn đề “Bảo hiểm y tế trẻ em dưới 6 tuổi bị mất thì làm sao?” Hy vọng bài viết có ích cho độc giả, Luật sư 247 với đội ngũ luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ pháp lý như soạn thảo mẫu đơn tranh chấp đất đai thừa kế …. Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe mọi thắc mắc của quý khách hàng. Thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ qua số hotline: 0833102102

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến là bao nhiêu phần trăm?

Theo khoản 1 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế hiện hành, mức hưởng bảo hiểm y tế đúng tuyến dành cho người bệnh tham gia bảo hiểm y tế được quy định như sau:
– 100% chi phí khám, chữa bệnh: Bộ đội, công an; người có công với cách mạng, cựu chiến binh; trẻ em dưới 06 tuổi; người thuộc hộ gia đình nghèo; người có thời gian tham gia BHYT 5 năm liên tục và có số tiền cùng chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm lớn hơn 6 tháng lương cơ sở…
– 95% chi phí khám, chữa bệnh: Người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng; người thuộc hộ gia đình cận nghèo…
– 80% chi phí khám, chữa bệnh: Đối tượng khác.

Mức hưởng bảo hiểm y tế trái tuyến là bao nhiêu phần trăm?

Căn cứ khoản 3 Điều 22 Luật Bảo hiểm y tế, trường hợp người có thẻ bảo hiểm y tế đi khám chữa bệnh trái tuyến được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán theo tỷ lệ nhất định tính trên mức hưởng đúng tuyến. Cụ thể như sau:
– Bệnh viện tuyến trung ương: 40% chi phí điều trị nội trú;
– Bệnh viện tuyến tỉnh: 100% chi phí điều trị nội trú trong phạm vi cả nước;
– Bệnh viện tuyến huyện: 100% chi phí khám, chữa bệnh.
– Trường hợp đặc biệt: Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ gia đình nghèo tham gia bảo hiểm y tế đang sinh sống tại vùng khó khăn, đặc biệt khó khăn; tại xã đảo, huyện đảo khi tự đi khám, chữa bệnh không đúng tuyến được thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện tuyến huyện, chi phí điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến tỉnh và tuyến trung ương như trường hợp đúng tuyến.

 Các trường hợp không được bảo hiểm y tế thanh toán là gì?

Các trường hợp không được bảo hiểm y tế thanh toán được liệt kê cụ thể tại Điều 23 Luật Bảo hiểm y tế bao gồm:
(1) Chi phí khám, chữa bệnh, phục hồi chức năng, khám thai định kỳ, sinh con; cho phí vận chuyển từ tuyến huyện lên tuyến trên mà đã được ngân sách nhà nước chi trả.
(2) Chi phí điều dưỡng, an dưỡng tại cơ sở điều dưỡng, an dưỡng.
(3) Chi phí khám sức khỏe.
(4) Chi phí xét nghiệm, chẩn đoán thai không nhằm mục đích điều trị.
(5) Chi phí sử dụng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, nạo hút thai, phá thai, trừ trường hợp phải đình chỉ thai nghén do nguyên nhân bệnh lý của thai nhi hay của sản phụ.
….

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.