Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào?

07/08/2022
Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào?
418
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một thắc mắc như sau. Các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam bị bãi nhiệm khi nào? Trường hợp nào thì miễn nhiễm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247 tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết: “Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào? ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động, nhiệm vụ và quyền hạn của liên đoàn Luật sư Việt Nam?

Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào?
Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3, Điều 4 Điều lệ ban hành kèm Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022 quy định:

Nguyên tắc tổ chức, hoạt động

Liên đoàn Luật sư Việt Nam được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tự quẫn, dân chủ, bình đẳng, thiểu số phục tùng đa số theo quy định của Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; chịu sự quản lý của Nhà nước theo quy định của pháp luật.

Nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn Luật sư Việt Nam

+ Các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Điều 65 của Luật Luật sư.

+ Đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền, lợi ích hợp pháp của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên trong quan hệ với các cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước theo phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Liên đoàn.

+ Đại diện và bảo vệ quyền hành nghề, lợi ích hợp pháp của các luật sư, Đoàn Luật sư là thành viên của Liên đoàn ở trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam theo quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam,

+ Thực hiện hợp tác quốc tế và hướng dẫn, giám sát việc tuân thủ pháp luật, tuân theo Điều lệ Liên đoàn đối với hoạt động hợp tác quốc tế của các Đoàn Luật sư, luật sư thành viên.

+ Quản lý, sử dụng tài sản của Liên đoàn Luật sư Việt Nam theo quy định của pháp luật và Điều lệ Liên đoàn.

+ Báo cáo quyết toán tài chính về việc tiếp nhận, sử dụng nguồn kinh phí từ ngân sách, nguồn tài trợ của cá nhân, tổ chức nước ngoài gửi Bộ Tài chính, Bộ Tư pháp định kỳ hằng năm hoặc theo yêu cầu.

+Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật và Điều lệ này.

Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào?

Theo Khoản 2 Điều 13 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam:

2. Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn bị bãi nhiệm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

a) Bị xử lý kỷ luật trong nhiệm kỳ bằng hình thức tạm đình chỉ tư cách thành viên hoặc xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn Luật sư;

b) Bị tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;

c) Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;

d) Vi phạm nghiêm trọng Điều lệ Liên đoàn khi thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình;

đ) Xâm hại lợi ích của Liên đoàn Luật sư Việt Nam;

e) Vi phạm nghiêm trọng pháp luật về luật sư và các quy định của pháp luật có liên quan;

g) Không còn tín nhiệm của trên 1/2 số Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc.

Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ Liên đoàn, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn đương nhiên bị bãi nhiệm trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và c khoản này. Hội đồng Luật sư toàn quốc ra nghị quyết về việc bãi nhiệm đối với các trường hợp này.

Miễn nhiệm các chức danh của Liên đoàn Luật sư Việt Nam quy định ra sao?

Căn cứ Khoản 1 Điều 13 Điều lệ Liên đoàn Luật sư Việt Nam (Kèm theo Quyết định 856/QĐ-TTg năm 2022) quy định về nội dung trên như sau:

1. Việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn được thực hiện như sau:

a) Đương nhiên miễn nhiệm trong các trường hợp sau:

– Không còn là Chủ nhiệm Đoàn Luật sư. (đối với Ủy viên đương nhiên của Hội đồng Luật sư toàn quốc), trừ các chức danh là Ủy viên Ban Thường vụ, Thường trực Liên đoàn;

– Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;

Mất năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi. Hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.

Theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn, Hội đồng Luật sư toàn quốc ra nghị quyết về việc miễn nhiệm đối với trường hợp Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn quy định tại điểm này.

b) Theo đề nghị của Ban Thường vụ Liên đoàn, Hội đồng Luật sư toàn quốc quyết định theo đa số bằng hình thức bỏ phiếu kín việc miễn nhiệm Ủy viên Hội đồng Luật sư toàn quốc, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Tổng Thư ký Liên đoàn trong trường hợp vì lý do sức khỏe hoặc lý do khác mà không thể thực hiện được nhiệm vụ.

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam

Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam được quy định như sau:
a) Tôn chỉ, mục đích và biểu tượng của Liên đoàn luật sư Việt Nam;

b) Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam;

c) Mối quan hệ giữa Liên đoàn luật sư Việt Nam và Đoàn luật sư;

d) Thủ tục gia nhập Đoàn luật sư, rút tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư, chuyển Đoàn luật sư của luật sư;

đ) Nghĩa vụ trợ giúp pháp lý của luật sư;

e) Mẫu trang phục luật sư tham gia phiên tòa; mẫu Thẻ luật sư, việc cấp, đổi, thu hồi Thẻ luật sư;

g) Nhiệm kỳ, cơ cấu tổ chức, thể thức bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư; mối quan hệ phối hợp giữa các Đoàn luật sư trong việc quản lý luật sư và tổ chức hành nghề luật sư;

h) Cơ cấu, số lượng đại biểu, nhiệm vụ, quyền hạn của Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc, Đại hội toàn thể hoặc Đại hội đại biểu luật sư của Đoàn Luật sư; trình tự, thủ tục tiến hành đại hội của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

i) Việc ban hành nội quy của Đoàn luật sư;

k) Tài chính của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

I) Khen thưởng, kỷ luật luật sư và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

m) Nghĩa vụ báo cáo về tổ chức và hoạt động của Liên đoàn luật sư Việt Nam, Đoàn luật sư;

n) Quan hệ với cơ quan, tổ chức khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật Sư 247 về vấn đề. “ Bãi nhiệm các chức danh của liên đoàn luật sư Việt Nam khi nào? “. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.

Hoặc qua các kênh sau:

Có thể bạn quan tâm:

Câu hỏi thường gặp

Liên đoàn luật sư Việt Nam là gì?

Theo khoản 1 Điều 64 Luật Luật sư 2006 (được sửa đổi bởi khoản 37 Điều 1 Luật Luật sư sửa đổi 2012) thì Liên đoàn luật sư Việt Nam được định nghĩa là tổ chức xã hội – nghề nghiệp của luật sư trong phạm vi cả nước, đại diện cho luật sư, các Đoàn luật sư, có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản, hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải bằng nguồn thu từ phí thành viên, các khoản đóng góp của thành viên và nguồn thu hợp pháp khác. 

Liên đoàn luật sư Việt Nam là tổ chức như thế nào?

Thành viên của Liên đoàn luật sư Việt Nam là các Đoàn luật sư và các luật sư. Các luật sư tham gia Liên đoàn luật sư Việt Nam thông qua Đoàn luật sư nơi mình gia nhập.
– Liên đoàn luật sư Việt Nam có Điều lệ.
Quyền, nghĩa vụ của thành viên Liên đoàn luật sư Việt Nam do Điều lệ của Liên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

Liên đoàn luật sư gồm những cơ quan nào?

a) Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Liên đoàn luật sư Việt Nam;
b) Hội đồng luật sư toàn quốc là cơ quan lãnh đạo củaLiên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc;
c) Ban thường vụ Liên đoàn luật sư Việt Nam là cơ quan điều hành công việc của Liên đoàn luật sư Việt Nam giữa hai kỳ họp của Hội đồng luật sư toàn quốc;
d) Các cơ quan khác do Điều lệ củaLiên đoàn luật sư Việt Nam quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.