Bác sĩ có được tiết lộ thông tin của bệnh nhân?

16/05/2022
845
Views

Tôi nghe nói người bệnh có quyền được giữ bí mật thông tin về sức khỏe của mình. Nhưng tại sao ở các địa phượng lại được công bố thông tin của những người mắc Covid. Điều này khiến không ít người mắc bị kì thị, xa lánh. Vậy việc bác sĩ tiết lộ thông tin về người mắc này có vi phạm pháp luật không? Bác sĩ có được cho những đối tượng khác biết về thông tin bệnh án của người bệnh? Việc này có vi phạm quyền bí mật đời tư của bệnh nhân. Mong Luật sư giải đáp giúp tôi.

Khi dịch bệnh xảy ra chúng ta thường thấy trên truyền thông công bố số người nhiễm covid. Và tại các đại phương có thông báo về thông tin của người bị nhiễm đến cộng đồng. Việc công bố đã phần nào gây ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý người bệnh và để lại nhiều hệ lụy đáng tiếc. Vậy quyền bảo mật thông tin của người bệnh được quy định như thế nào? Trách nhiệm của những người khám, chưa bệnh là gì? Để giải đáp vấn đề này,  Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định bảo mật thông tin người bệnh”. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi trên nhé.

Căn cứ pháp lý

Quyền giữ bí mật thông tin của người bệnh được quy định thế nào?

Quyền giữ bí mật thông tin của người bệnh

Theo Khoản 3 Điều 2 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định:

“Người bệnh là người sử dụng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh”. 

Tại Khoản 2 Điều 3 và Điều 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh quy định như sau:

Điều 3. Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh

2. Tôn trọng quyền của người bệnh; giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 8, khoản 1 Điều 11 và khoản 4 Điều 59 của Luật này.”

Điều 8. Quyền được tôn trọng bí mật riêng tư

1. Được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án.

2. Thông tin quy định tại khoản 1 Điều này chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.”

Bác sĩ có được tiết lộ thông tin của bệnh nhân?

Theo đó quyền bảo mật thông tin của người bệnh được pháp luật bảo vệ; trừ một số trường hợp nhất định. Đây là nguyên tắc trong khám bệnh, chưa bệnh đòi hòi tất cả những người liên quan phải tuân thủ.

Những thông tin về bí mật của người bệnh được bảo vệ

Những thông tin sức khỏe được bảo vệ là những thông tin; bao gồm các dữ liệu nhân khẩu học giúp nhận dạng được cá nhân đó, liên quan đến:

  • Thông tin về sức khỏe; hoặc tình trạng sức khỏe thể chất; hoặc tinh thần trong quá khứ, hiện tại hoặc tương lai;
  • Thông tin về cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân;
  • Thông tin thanh toán trong quá khứ, hiện tại; hoặc tương lai cho việc cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cho cá nhân.

Theo nội dung của Điều 8 Luật khám bệnh, chữa bệnh thì người bệnh có quyền được tôn trọng bí mật riêng tư, bao gồm quyền được giữ bí mật thông tin về tình trạng sức khỏe và đời tư được ghi trong hồ sơ bệnh án. Người mắc bệnh truyền nhiễm càng không bị hạn chế quyền này. Với hồ sơ bệnh án điện tử thì người bệnh cũng có quyền tương tự. Theo đó, hồ sơ bệnh án là tài liệu y học, y tế và pháp lý; mỗi người bệnh chỉ có một hồ sơ bệnh án trong mỗi lần khám bệnh, chữa bệnh tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Khi nào thì thông tin của người bệnh có thể được công bố

Dựa trên quy định trên thì những thông tin của người bệnh trong hồ sơ bệnh án; dù là hồ sơ giấy hay hồ sơ điện tử thì chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý; hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định.

Khoản 2 Điều 32 BLDS 2015 có quy định một số trường hợp liên quan đến việc sử dụng hình ảnh của cá nhân mà không cần có sự đồng ý của người có hình ảnh hoặc người đại diện theo pháp luật của họ, bao gồm:

  • Hình ảnh được sử dụng vì lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng;
  • Hình ảnh được sử dụng từ các hoạt động công cộng; bao gồm hội nghị, hội thảo, hoạt động thi đấu thể thao, biểu diễn nghệ thuật và hoạt động công cộng khác mà không làm tổn hại đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người có hình ảnh.

Như vậy, ngoài những trường hợp luật định thì việc sử dụng công hình ảnh, thông tin cá nhân và thông tin về tình hình sức khỏe của người khác đều trái pháp luật.

Chủ thể được quyền tiếp cận thông tin sức khỏe của người bệnh

Theo quy định tại khoản 4 Điều 59 Luật Khám bệnh chữa bệnh; thì có ba nhóm chủ thể được quyền tiếp cận thông tin sức khỏe của người bệnh; sau khi được sự đồng ý của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, bao gồm:

  • Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;
  • Đại diện cơ quan quản lý nhà nước về y tế trực tiếp quản lý cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án, thanh tra chuyên ngành y tế, cơ quan bảo hiểm, tổ chức giám định pháp y, pháp y tâm thần, luật sư được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ nhiệm vụ được giao theo thẩm quyền cho phép;
  • Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh được nhận bản tóm tắt hồ sơ bệnh án nếu có yêu cầu bằng văn bản

Tuy nhiên, những nhóm chủ thể này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải giữ bí mật và chỉ được sử dụng đúng mục đích như đã đề nghị với người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Riêng đối với những người hành nghề trong cơ sở khám chữa bệnh thì việc giữ bí mật tình trạng bệnh của người bệnh, những thông tin mà người bệnh đã cung cấp cũng như hồ sơ bệnh án được xem như một trong những nguyên tắc trong hành nghề khám, chữa bệnh; và là nghĩa vụ đối với nghề nghiệp.

Bác sĩ có được tiết lộ thông tin của bệnh nhân?

Theo căn cứ khoản 4 Điều 59 Luật khám bệnh, chưa bệnh thì:

Sinh viên thực tập, nghiên cứu viên, người hành nghề trong cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được mượn hồ sơ bệnh án tại chỗ để đọc hoặc sao chép phục vụ cho việc nghiên cứu hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật;

Do đó bác sĩ hoàn toàn có thể cho sinh viên thực tập xem hồ sơ bệnh án và không bị coi là vi phạm. Tuy nhiên, những chủ thể này khi sử dụng thông tin trong hồ sơ bệnh án phải đúng mục đích là để nghiên cứu, học tập hoặc công tác chuyên môn kỹ thuật. Việc giữ bí mật về các thông tin này cũng phải được đảm bảo, không được tiết lộ ra ngoài.

Những thông tin về người bệnh chỉ được phép công bố khi người bệnh đồng ý; hoặc để chia sẻ thông tin, kinh nghiệm nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, chăm sóc, điều trị người bệnh giữa những người hành nghề trong nhóm trực tiếp điều trị cho người bệnh hoặc trong trường hợp khác được pháp luật quy định. Việc công bố thông tin của người nhiễm Covid cho cộng đồng nhằm truy tìm những người tiếp xúc; bị lây nhiễm; để khoanh vùng; truy vết nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan. Do đó việc bác sĩ, cơ sở khám, chưa bệnh đưa thông tin về người nhiễm cho các chủ thể có trách nhiệm phòng chống dịch bệnh là không vi phạm.

Tuy nhiên các bác sĩ chỉ được phép công bố một số thông tin cần thiết để nhận diện bệnh nhân; mà không phải toàn bộ thông tin riêng tư. Bên cạnh đó không được phép đưa thông tin này đến các cá nhân, tổ chức không có thẩm quyền.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Bác sĩ có được tiết lộ thông tin của bệnh nhân?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; hoặc muốn sử dụng dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người hành nghề khám bệnh chưa bệnh là những ai?

Người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh là người đã được cấp chứng chỉ hành nghề và thực hiện khám bệnh, chữa bệnh (sau đây gọi chung là người hành nghề).

Trường hợp người bệnh là người dưới 18 tuổi thì ai là người quyết định việc khám, chưa cho họ?

Theo Điều 13 Luật khám bệnh, chưa bệnh quy định:
1. Trường hợp người bệnh bị mất năng lực hành vi dân sự, không có năng lực hành vi dân sự, hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc người chưa thành niên từ đủ 6 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi thì người đại diện hợp pháp của người bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
2. Trường hợp cấp cứu, để bảo vệ tính mạng, sức khỏe của người bệnh, nếu không có mặt người đại diện hợp pháp của người bệnh thì người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quyết định việc khám bệnh, chữa bệnh.
Do đó việc quyết định này sẽ do người đại diện của họ; trường hợp khẩn cấp thì do người đứng đầu cơ sở khám chữa quyết định.

Chưa khỏi bệnh, người bệnh có được phép tự ý ra khỏi cơ sở khám, chưa bệnh?

Theo Khoản 2 Điều 12 Luật khám bệnh, chưa bệnh quy định:
Được ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khi chưa kết thúc điều trị nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản về việc ra khỏi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trái với quy định của người hành nghề, trừ trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 66 của Luật này.”
Do đó người bệnh có quyền rời cơ sở khám chữa dù chưa khỏi bệnh nhưng phải cam kết tự chịu trách nhiệm bằng văn bản.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.