Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện?

27/09/2022
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện?
438
Views

Theo quy định páp luật, các tổ chức, doanh nghiệp, công ty đều sẽ phải có kế toán và quỹ từ thiện sẽ có kế toán phụ trách quỹ từ thiện, quản lý chi tiêu, thống kê chi phí… Vậy ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện? Bài viết dưới đây Luật sư 247 sẽ giải đáp cho quý khán giả về thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán.

Căn cứ pháp lý

Quỹ xã hội, quỹ từ thiện có những nguồn thu nào?

Căn cứ Điều 35 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định nguồn thu của quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao gồm:

Thu từ đóng góp tự nguyện, tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước phù hợp với quy định của pháp luật. Nguồn thu của quỹ không bao gồm nguồn tài sản của các sáng lập viên theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định này.

Thu từ hoạt động cung cấp dịch vụ hoặc các hoạt động khác theo quy định của pháp luật.

Kinh phí do ngân sách nhà nước cấp (nếu có), bao gồm:

  • Thực hiện các nhiệm vụ do cơ quan nhà nước giao;
  • Thực hiện các dịch vụ công, đề tài nghiên cứu khoa học, các chương trình mục tiêu, đề án do Nhà nước đặt hàng.

Thu từ lãi tiền gửi, lãi trái phiếu Chính phủ.

Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).

Nhiệm vụ ban kiểm soát quỹ xã hội quỹ từ thiện

Căn cứ Điều 30 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau:

  • Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo điều lệ và các quy định của pháp luật;
  • Giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến quỹ;
  • Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của quỹ.

Hình thức công bố việc thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Căn cứ Điều 22 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định việc công bố thành lập quỹ xã hội, quỹ từ thiện như sau:

Trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày được cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố về việc thành lập quỹ liên tiếp trên 03 số báo viết hoặc báo điện tử ở trung ương đối với quỹ do Bộ trưởng Bộ Nội vụ cấp giấy phép thành lập; báo viết hoặc báo điện tử ở địa phương đối với quỹ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp giấy phép thành lập về các nội dung chủ yếu sau đây:

  • Tên quỹ;
  • Địa chỉ trụ sở chính của quỹ, điện thoại, email hoặc website (nếu có) của quỹ;
  • Tôn chỉ, mục đích của quỹ;
  • Phạm vi hoạt động của quỹ;
  • Lĩnh vực hoạt động chính của quỹ;
  • Số tài khoản, tên, địa chỉ ngân hàng nơi quỹ mở tài khoản;
  • Số, ký hiệu, ngày, tháng, năm và cơ quan cấp giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ;
  • Số tài sản đóng góp thành lập quỹ của các sáng lập viên.

Trong trường hợp thay đổi nội dung giấy phép thành lập và công nhận điều lệ quỹ, quỹ phải công bố những nội dung thay đổi đó trong thời hạn và theo phương thức quy định tại khoản 1 Điều này.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện
Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện

Nội dung cơ bản của điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện

Căn cứ Điều 15 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định nội dung cơ bản của điều lệ quỹ xã hội, quỹ từ thiện bao gồm:

  • Tên gọi, địa chỉ, số điện thoại, số fax, email, website (nếu có) của quỹ.
  • Mục đích, lĩnh vực và phạm vi hoạt động của quỹ.
  • Thông tin về sáng lập viên của quỹ.
  • Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của quỹ.
  • Đại diện theo pháp luật của quỹ; tổ chức, hoạt động; cơ cấu tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng quản lý quỹ, Ban Kiểm soát, Chủ tịch, Giám đốc và các chức vụ lãnh đạo khác.
  • Nguyên tắc vận động quyên góp; vận động, tiếp nhận tài trợ và thực hiện tài trợ.
  • Quản lý, sử dụng tài sản, tài chính của quỹ.
  • Trách nhiệm báo cáo cơ quan có thẩm quyền về tổ chức, hoạt động và tài chính của quỹ.
  • Khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nội bộ quỹ và xử lý vi phạm trong hoạt động của quỹ.
  • Hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, đổi tên và giải thể quỹ.
  • Thể thức sửa đổi, bổ sung điều lệ quỹ.
  • Các nội dung khác phù hợp với quy định của pháp luật.

Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện?

Căn cứ Điều 29 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về phục trách kế toán của quỹ như sau:

1. Người phụ trách kế toán quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm hoặc bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc quỹ và thực hiện tiêu chuẩn, điều kiện bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế phụ trách kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

2. Người được giao phụ trách kế toán của quỹ có trách nhiệm giúp Giám đốc quỹ tổ chức, thực hiện công tác kế toán, thống kê của quỹ theo quy định của pháp luật.

3. Không bổ nhiệm người phụ trách kế toán thuộc trường hợp những người không được làm kế toán theo quy định của pháp luật về kế toán.

4. Người phụ trách kế toán chịu trách nhiệm quyết toán khi thực hiện sáp nhập, hợp nhất, chia, tách, giải thể quỹ hoặc chuyển công tác khác.

Ban kiểm soát quỹ từ thiện hoạt động tuân theo Hội đồng quản lý quỹ và Giám đốc quỹ từ thiện?

Theo Điều 30 Nghị định 93/2019/NĐ-CP quy định về ban Kiểm soát quỹ như sau:

1. Ban Kiểm soát quỹ do Chủ tịch Hội đồng quản lý quỹ quyết định thành lập theo nghị quyết của Hội đồng quản lý quỹ. Đối với quỹ hoạt động trong phạm vi toàn quốc hoặc liên tỉnh, quỹ hoạt động trong phạm vi cấp tỉnh hoặc quỹ có cá nhân, tổ chức nước ngoài góp tài sản với công dân, tổ chức Việt Nam để thành lập phải có ít nhất 03 thành viên, gồm: Trưởng ban, Phó Trưởng ban và ủy viên. Đối với quỹ hoạt động trong phạm vi cấp huyện, cấp xã thì Hội đồng quản lý quỹ thực hiện chức năng kiểm soát quỹ.

2. Ban kiểm soát quỹ hoạt động độc lập và có nhiệm vụ sau:

a) Kiểm tra, giám sát hoạt động của quỹ theo điều lệ và các quy định của pháp luật;

b) Giải quyết đơn, thư phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của tổ chức, công dân gửi đến quỹ;

c) Báo cáo, kiến nghị với Hội đồng quản lý quỹ về kết quả kiểm tra, giám sát và tình hình tài chính của quỹ.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Ai có thẩm quyền bổ nhiệm người phụ trách kế toán quỹ từ thiện?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập á nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Công ty có được lập quỹ từ thiện không?

Theo Điều 8 Nghị định 30/2012/NĐ-CP quy định các điều kiện thành lập quỹ từ thiện, cụ thể như sau:
Mục đích hoạt động phù hợp với quy định tại Điều 2 Nghị định này.
Có sáng lập viên thành lập quỹ theo quy định tại Điều 9 Nghị định này.
Ban sáng lập quỹ có đủ số tài sản đóng góp để thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Có hồ sơ thành lập quỹ theo quy định tại Điều 13 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến Điều 9 Nghị định 30/2012/NĐ-CP quy định điều kiện của thành viên xác lập quỹ từ thiện, cụ thể như sau:
Đối với công dân Việt Nam: Có đủ năng lực hành vi dân sự không có án tích;
Đối với tổ chức của Việt Nam: Có điều lệ hoặc văn bản quy định chức năng, nhiệm vụ của tổ chức; nghị quyết của Ban lãnh đạo tổ chức về việc tham gia thành lập quỹ; quyết định cử người đại diện của tổ chức tham gia tư cách sáng lập viên thành lập quỹ;
Có tài sản đóng góp thành lập quỹ theo quy định tại Điều 12 Nghị định 30/2012/NĐ-CP.

Nhiệm kỳ của Giám đốc quỹ xã hội, quỹ từ thiện?

Căn cứ Điều 28 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định như sau:
Giám đốc quỹ do Hội đồng quản lý quỹ bổ nhiệm trong số thành viên Hội đồng hoặc thuê người khác làm Giám đốc quỹ.
Giám đốc quỹ là người điều hành công việc hằng ngày của quỹ, chịu sự giám sát của Hội đồng quản lý quỹ, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản lý quỹ và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Nhiệm kỳ của Giám đốc quỹ không quá 05 năm, có thể được bổ nhiệm lại.

Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ xã hội, quỹ từ thiện?

Căn cứ Khoản 1 Điều 26 Nghị định 93/2019/NĐ-CP (Có hiệu lực ngày 15/01/2020) quy định như sau:
Hội đồng quản lý quỹ là cơ quan quản lý của quỹ, nhân danh quỹ để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của quỹ; các thành viên phải có đủ năng lực hành vi dân sự và không có án tích. Hội đồng quản lý quỹ có tối thiểu 03 thành viên trong đó số lượng thành viên Hội đồng quản lý quỹ là công dân Việt Nam tối thiểu 51% do sáng lập viên đề cử, trường hợp không có đề cử của sáng lập viên thành lập quỹ, Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ trước bầu ra Hội đồng quản lý quỹ nhiệm kỳ tiếp theo và được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 18 Nghị định này công nhận. Nhiệm kỳ Hội đồng quản lý quỹ không quá 05 năm. Hội đồng quản lý quỹ gồm: Chủ tịch, các Phó Chủ tịch và các thành viên.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.