Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới năm 2022

27/09/2022
Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới năm 2022
346
Views

Thế chấp quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất. Để có thể thế chấp quyền sử dụng đất sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện pháp luật đất đai. Khi thế chấp quyền sử dụng đất, các bên phải ký kết hợp đồng thế chấp. Tại tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ chia sẻ đến bạn mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất và quy định pháp luật có liên quan. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn.

Căn cứ pháp lý

Khái niệm hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên sử dụng đất (bên thế chấp) dùng quyền sử dụng đất của mình để bào đảm việc thực hiện nghĩa vụ dân sự với bên kia (bên nhận thế chấp). Bên thế chấp được tiếp tục sử dụng đất trong thời hạn thế chấp.

Người sử dụng đất có quyền thế chấp quyền sử dụng đất, tạo cơ sở pháp lí và thực tế cho ngân hàng và tổ chức tín dụng cũng như người cho vay khác thực hiện được chức năng và bảo vệ quyền lợi của mình.

Thế chấp quyền sử dụng đất được hiểu là việc người sử dụng đất dùng quyền sử dụng đất của mình để đảm bảo việc thực hiện nghĩa vụ dân sự vì quyền sử dụng đất chỉ xử lí để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ khi bên thế chấp quyền sử dụng đất không thực hiện, thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình trong một quan hệ hợp đồng.

Đặc điểm thế chấp quyền sử dụng đất

Đối tượng của thế chấp quyền sử dụng: tài sản thế chấp không phải là đất đai mà là quyền sử dụng đất. Vì theo quy định của pháp luật, đất đai thuộc sở hữu toàn dân do Nhà nước đại diện chủ sở hữu. Do đó, khi thế chấp quyền sử dụng đất, người thế chấp chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền sở hữu.

Trong quan hệ thế chấp quyền sử dụng đất, bên thế chấp được tiếp tục khai thác công dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ đất đai.

Thế chấp quyền sử dụng đất phải tuân theo trình tự, thủ tục nhất định. Theo Điều 3 Nghị định 102/2017/NĐ-CP, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, được công chứng và được đăng ký theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.

Thế chấp quyền sử dụng đất là biện pháp bảo đảm đối vật. Theo quy định, bên nhận thế chấp có thể xử lý tài sản tài sản thế chấp để thu hồi khoản vay của mình, trong trường hợp đến hạn mà bên thế chấp vi phạm nghĩa vụ trả nợ.

Thế chấp quyền sử dụng đất với những loại đất nào?

Theo điểm g khoản 1 Điều 179 Luật Đất đai 2013,  hộ gia đình, cá nhân sử dụng đất thuộc một trong những loại đất sau được quyền thế chấp quyền sử dụng đất tại ngân hàng, tổ chức kinh tế khác hoặc cá nhân:

  • Đất nông nghiệp được Nhà nước giao trong hạn mức;
  • Đất được Nhà nước giao có thu tiền sử dụng đất;
  • Đất được cho thuê trả tiền đất một lần cho cả thời gian thuê;
  • Đất được Nhà nước công nhận quyền sử dụng đất;
  • Đất nhận chuyển đổi, nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho, nhận thừa kế.

Điều kiện thế chấp quyền sử dụng đất

Theo khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013, người sử dụng đất được thực hiện quyền thế chấp khi có đủ điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Trong thời hạn sử dụng đất.

Ngoài ra, việc thế chấp quyền sử dụng đất phải đăng ký tại cơ quan đăng ký đất đai và có hiệu lực kể từ thời điểm đăng ký vào sổ địa chính.

Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất
Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Tải xuống mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Nội dung của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất do các bên có thể tự soạn hợp đồng nhưng cần đảm bảo có các nội dung cơ bản đây:

  • Thông tin của các bên thế chấp, gồm: Họ tê, năm sinh, Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân, địa chỉ, số điện thoại…;
  • Thông tin về thửa đất thế chấp: Số thửa đất, số tờ bản đồ, địa chỉ thửa đất, loại đất, hình thức sử dụng…
  • Thời hạn thế chấp: Do các bên thỏa thuận hoặc cho đến khi chấm dứt nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp;
  • Quyền và nghĩa vụ của các bên;
  • Đăng ký thế chấp và nộp lệ phí: quy định rõ thuộc trách nhiệm nộp những khoản phí, lệ phí;
  • Xử lý tài sản thế chấp: Phương thức xử lý tài sản thế chấp, số tiền thu được từ việc xử lý tài sản thế chấp sẽ được thanh toán cho ai theo thứ tự nào;
  • Hiệu lực và chấm dứt hợp đồng;
  • Giải quyết tranh chấp;
  • Các điều khoản bảo mật, bất khả kháng;
  • Các thỏa thuận khác phù hợp quy định pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất

Quyền và nghĩa vụ của bên thế chấp

* Quyền của bên thế chấp quyền sử dụng đất

– Được sử dụng đất trong thời hạn thế chấp (đây là điều khác biệt so với thế chấp tài sản thông thường).

– Được nhận tiền vay do thế chấp quyền sử dụng đất theo phương thức đã thoả thuận;

– Hưởng hoa lợi, lợi tức thu được, trừ trường hợp hoa lợi, lợi tức cũng thuộc tài sản thế chấp.

– Được chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất đã thế chấp nếu được bên nhận thế chấp đồng ý;

– Nhận lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau khi đã thực hiện xong nghĩa vụ thế chấp.

* Nghĩa vụ của bên thế chấp quyền sử dụng đất

– Giao giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho bên nhận thế chấp.

– Làm thủ tục đăng kí việc thế chấp; xoá việc đăng kí thế chấp khi hợp đồng thế chấp chấm dứt;

– Sử dụng đất đúng mục đích, không làm hủy hoại, làm giảm giá trị của đất đã thế chấp;

– Thanh toán tiền vay đúng hạn, đúng phương thức theo thoả thuận trong hợp đồng.

Quyền và nghĩa vụ bên nhận thế chấp

* Bên nhận thế chấp có quyền:

– Kiểm tra, nhắc nhở bên thể chấp quyền sử dụng đất bảo vệ, giữ gìn đất và sử dụng đất đúng mục đích;

– Được ưu tiên thanh toán nợ trong trường hợp xử lí quyền sử dụng đất đã thế chấp.

* Nghĩa vụ của bên nhận thế chấp:

– Cùng với bên thế chấp đăng kí việc thế chấp;

– Trả lại giấy tờ chưng nhận quyền sử dụng đất khi bên thế chấp đã thực hiện nghĩa vụ đảm bảo bằng thế chấp.

Khi đã đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm bằng thế chấp quyền sử dụng đất mà bên thế chấp không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ thì quyền sử dụng đất đã thế chấp được xử lí theo thoả thuận; nếu không có thoả thuận hoặc không xử lí được theo thoả thuận thì bên nhận thế chấp có quyền khởi kiện tại toà án.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư 247 về chủ đề “Mẫu hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất mới năm 2022”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư 247 về thủ tục đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, xác định tình trạng hôn nhân Hồ Chi Minh, hay sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền… Hãy liên hệ qua số điện thoại:  0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Nội dung thế chấp quyền sử dụng đất là gì?

Là toàn bộ các điều khoản mà bên thế chấp và bên nhận thế chấp thoả thuận trong hợp đồng. Những điều khoản này xác định nội dung chủ yếu của hợp đồng:
– Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản và phải làm thủ tục, đăng kí tại uỷ ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về đất đai. Sau khi đăng kí hợp đồng mới được coi là có hiệu lực, nếu hợp đồng chưa đảm bảo được các thủ tục mà pháp luật quy định thì hợp đồng đó không có giá trị.
– Xác định quyền và nghĩa vụ của các bên, hạng đất, diện tích, vị trí, thời, hạn thế chấp, xác định phương thức xử lí quyền sử dụng đất…
– Đó là những điều khoản không thể thiếu đựợc trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất.

Pháp luật quy định về chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào?

Về chủ thể của hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất. Đó là bên thế chấp và bên nhận thế chấp. Bên thế chấp quyền sử dụng đất là các cá nhân, hộ gia đình được Nhà nước giao đất, cho thuê đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhu cầu vay vốn cho mình hoặc cho bên thứ ba, việc thế chấp quyền sử dụng đất nhằm bảo đảm thực hiện nghĩa vụ vay vốn đó. Bên nhận thế chấp có thể là ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.

Trình tự thực hiện của thế chấp quyền sử dụng đất như thế nào?

Theo khoản 12 Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT thì Hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất bắt buộc phải được công chứng, chứng thực. Hồ sơ nộp khi thực hiện đăng kí thể chấp và xoá đăng kí thế chấp được thực hiện theo quy định về đăng kí giao dịch đảm bảo.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.