Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

18/04/2023
Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
399
Views

Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Nguyễn Phương Thảo, hiện nay tôi đang làm chủ một doanh nghiệp chuyên kinh doanh thủy hải sản có trụ sở ở TP HCM. Sắp tới công ty chúng tôi sẽ mở rộng quy mô doanh nghiệp bằng cách đưa mặt hàng thủy hải sản ra nước ngoài, đưa đến các thị trường lớn trên thế giới. Chính vì vậy mà tôi băn khoăn muốn tìm hiểu các quy định về mua bán hàng hóa quốc tế hiện nay. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư 247. Để giải đáp vấn đề “Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:

Căn cứ pháp lý

  • Công ước Viên năm 1980
  • Luật Quản lý ngoại thương năm 2017
  • Luật Thương mại năm 2005

Mua bán hàng hóa quốc tế là gì?

Tại Điều 27 Luật Thương mại 2005 có quy định về việc mua bán hàng hóa quốc tế như sau:

1. Mua bán hàng hóa quốc tế là hoạt động mua bán của thương nhân được thực hiện dưới các hình thức: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

2. Mua bán hàng hóa quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình thức khác có giá trị pháp lý tương đương.

Như vậy, Luật Thương mại năm 2005 không quy định cụ thể như thế nào là mua bán hàng hóa quốc tế mà định nghĩa qua hình thức của mua bán hàng hóa quốc tế: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.

Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

Xuất khẩu và nhập khẩu hàng hóa

Tại Điều 28 Luật Thương mại 2005 đã quy định về việc xuất – nhập khẩu hàng hóa như sau:

“Điều 28. Xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa

1. Xuất khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc đưa vào khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

2. Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hoặc từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

3. Căn cứ vào điều kiện kinh tế – xã hội của từng thời kỳ và điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, Chính phủ quy định cụ thể danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu, danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo giấy phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thủ tục cấp giấy phép.”

Ngoài ra, theo Khoản 4 Điều 3 Luật Quản lý ngoại thương 2017 định nghĩa về khu vực hải quan riêng là khu vực địa lý xác định trên lãnh thổ Việt Nam được thành lập theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; có quan hệ mua bán, trao đổi hàng hóa với phần lãnh thổ còn lại và nước ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu

Như vậy, xuất khẩu – nhập khẩu hàng hóa là hoạt động đưa hàng hóa ra hoặc vào lãnh thổ Việt Nam hoặc khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật.

Tạm nhập, tái xuất

Tạm nhập, tái xuất hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 29 Luật Thương mại 2005 như sau:

“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

1. Tạm nhập, tái xuất hàng hóa là việc hàng hóa được đưa từ nước ngoài hoặc từ các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật vào Việt Nam, có làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và làm thủ tục xuất khẩu chính hàng hoá đó ra khỏi Việt Nam.”

Các thương nhân Việt Nam được phép kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa mà không phụ thuộc và ngành nghề đăng ký kinh doanh. Đặc biệt, đối với tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài, chỉ được thực hiện tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định tại Điều 15 Nghị định 69/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018, không được thực hiện hoạt động kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa.

Tạm xuất, tái nhập

Tại Khoản 2 Điều 29 Luật Thương mại 2005 quy định về tạm xuất, tái nhập hàng hóa như sau:

“Điều 29. Tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập hàng hoá

2. Tạm xuất, tái nhập hàng hóa là việc hàng hóa được đưa ra nước ngoài hoặc đưa vào các khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật, có làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam và làm thủ tục nhập khẩu lại chính hàng hóa đó vào Việt Nam.”

Như vậy, theo quy định trên của Luật thương mại thì các thương nhân được quyền tạm xuất, tái nhập hàng hóa để sản xuất, thi công, cho thuê, cho mượn hoặc để sử dụng vì mục đích khác theo các quy định của pháp luật. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa còn trong thời hạn bảo hành theo hợp đồng nhập khẩu hoặc theo hợp đồng, thỏa thuận bảo hành ký với nước ngoài để phục vụ mục đích bảo hành, bảo dưỡng, sửa chữa. Thương nhân được tạm xuất, tái nhập hàng hóa ra nước ngoài để tham dự hội chợ, triển lãm thương mại. Thủ tục tạm xuất, tái nhập thực hiện tại cơ quan hải quan, không phải có Giấy phép tạm xuất, tái nhập.

Chuyển khẩu hàng hóa

Chuyển khẩu hàng hóa được quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thương mại 2005 được thực hiện dưới hình thức sau đây:

+ Hàng hóa được vận chuyển thẳng từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu không qua cửa khẩu Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam nhưng không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam;

+ Hàng hóa được vận chuyển từ nước xuất khẩu đến nước nhập khẩu có qua cửa khẩu Việt Nam và đưa vào kho ngoại quan, khu vực trung chuyển hàng hóa tại các cảng Việt Nam, không làm thủ tục nhập khẩu vào Việt Nam và không làm thủ tục xuất khẩu ra khỏi Việt Nam.

Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?
Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?

Căn cứ theo Điều 1 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:

1. Công ước này áp dụng cho các hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau.

a. Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

b. Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

Theo đó, Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc được áp dụng cho hợp đồng mua bán hàng hóa giữa các bên có trụ sở thương mại tại các quốc gia khác nhau:

– Khi các quốc gia này là các quốc gia thành viên của Công ước hoặc,

– Khi theo các quy tắc tư pháp quốc tế thì luật được áp dụng là luật của nước thành viên Công ước này.

Khuyến nghị

Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật thương mại đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào?” Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về ly hôn thuận tình hết bao nhiêu tiền,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Những việc mua bán hàng hóa quốc tế như thế nào thì không được áp dụng Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế của Liên hợp quốc?

Căn cứ theo Điều 2 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
Công ước này không áp dụng vào việc mua bán:
a. Các hàng hóa dùng cho cá nhân, gia đình hoặc nội trợ, ngoại trừ khi người bán, vào bất cứ lúc nào trong thời gian trước hoặc vào thời điểm ký kết hợp đồng, không biết hoặc không cần phải biết rằng hàng hóa đã được mua để sử dụng như thế.
b. Bán đấu giá.
c. Để thi hành luật hoặc văn kiện uỷ thác khác theo luật.
d. Các cổ phiếu, cổ phần, chứng khoán đầu tư, các chứng từ lưu thông hoặc tiền tệ.

e. Tàu thủy, máy bay và các chạy trên đệm không khí.
f. Điện năng.

Người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 82 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng hay đòi người bán phải giao hàng thay thế nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.

Như vậy, người mua mất quyền tuyên bố hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế trong trường hợp nếu họ không thể hoàn lại hàng hóa trong tình trạng về thực chất giống như tình trạng khi họ nhận hàng đó.

Việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có hiệu lực đối với những quy định nào của hợp đồng?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 81 Công ước Viên về mua bán hàng hóa quốc tế năm 1980 quy định như sau:
1. Việc hủy hợp đồng giải phóng hai bên khỏi những nghĩa vụ của họ, trừ những khoản bồi thường thiệt hại có thể có. Việc hủy hợp đồng không có hiệu lực đối với quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.

Theo đó, việc hủy hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế không có hiệu lực đối với những quy định của hợp đồng liên quan đến việc giải quyết các tranh chấp hay đến các quyền lợi và nghĩa vụ của hai bên trong trường hợp hợp đồng bị hủy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.