Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

25/09/2021
Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù
520
Views

Khi thuộc một trong các trường hợp nhất định; thì người chấp hành án được tạm đình chỉ thi hành án phạt tù. Vậy thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù được thực hiện như thế nào? Dưới đây là nội dung về vấn đề trên của Luật sư 247!

Căn cứ pháp lý:

Các trường hợp tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù

Người đang chấp hành hình phạt tù; mà thuộc một trong các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 67 của Bộ luật hình sự 2015; thì có thể được tạm đình chỉ chấp hành; nó bao gồm các trường hợp sau:

  • Bị bệnh nặng thì được hoãn cho đến khi sức khỏe được hồi phục;
  • Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi, thì được hoãn cho đến khi con đủ 36 tháng tuổi;
  • Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt, được hoãn đến 01 năm, trừ trường hợp người đó bị kết án về các tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc các tội khác là tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
  • Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ, thì được hoãn đến 01 năm.

Thủ tục đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

Căn cứ theo quy định tại Điều 36 Luật thi hành án 2019; thủ tục đề nghị tạm đình chỉ thi hành án phạt tù được thực hiện như sau:

Bước 1: Lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù

Cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm lập hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; và chuyển cho Tòa án có thẩm quyền xem xét, quyết định.

Các cơ quan này bao gồm:

  • Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
  • Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
  • Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Bước 2: Xem xét hồ sơ, ra quyết định

Trong thời hạn 07 ngày; kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh, Chánh án Tòa án quân sự cấp quân khu nơi phạm nhân đang chấp hành án phải xem xét, quyết định.

Trường hợp không đồng ý tạm đình chỉ chấp hành án phạt tù; thì Chánh án Tòa án phải có văn bản thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp và cơ quan đề nghị tạm đình chỉ; trong đó nêu rõ lý do không chấp nhận.

Câu hỏi thường gặp

Tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là gì?

Chế định tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù đặt ra cơ sở pháp lý cho người bị kết án đang chấp hành hình phạt tù có thể được tạm đình chỉ chấp hành khi có những lí do đặc biệt về bản thân, về hoàn cảnh gia đình cũng như về nhu cầu của công vụ.
Do đó; tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù là tạm ngừng việc đang chấp hành hình phạt tù trong khoảng thời gian nhất định.

Đối tượng tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù bao gồm những ai?

Đối tượng là người đang chấp hành hình phạt tù mà thuộc một trong các trường hợp:
– Bị bệnh nặng
– Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi
– Là người lao động duy nhất trong gia đình, nếu phải chấp hành hình phạt tù thì gia đình sẽ gặp khó khăn đặc biệt.
–  Bị kết án về tội phạm ít nghiêm trọng, do nhu cầu công vụ.

Các cơ quan có thẩm quyền lập hồ sơ tạm đình chỉ chấp hành hình phạt tù?

Các cơ quan này bao gồm:
Trại giam, trại tạm giam thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng;
Cơ quan thi hành án hình sự Công an cấp tỉnh, cơ quan thi hành án hình sự cấp quân khu;
Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh, Viện kiểm sát quân sự cấp quân khu.

Thông tin liên hệ Luật Sư X

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X!

Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan.

Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X; để được hỗ trợ; giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua:

Hotline: 0936 408 102

Xem thêm: Tha tù trước thời hạn có điều kiện theo quy định của Bộ luật Hình sự

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận