Sa thải người lao động trái phép có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

24/09/2021
Sa thải người lao động trái phép
552
Views

Khi người lao động có hành vi vi phạm thì người sử dụng lao động có quyền sa thải. Thủ tục xử lý sa thải hiện nay được pháp luật lao động và các luật liên quan quy định rất cụ thể. Tuy nhiên; vẫn còn những trường hợp người lao động lợi dụng việc mình có quyền mà sa thải người lao động trái phép. Vậy với những trường hợp đó thì xử lý thế nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài biết dưới đây nhé.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017

Nội dung tư vấn

Sa thải người lao động là gì?

Sa thải là một trong những hình thức kỷ luật lao động được quy định tại khoản 3 Điều 124 Bộ luật Lao động năm 2019; và cũng là một trong những trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động.

Sa thải người lao động là một trong những hình thức kỷ luật được người sử dụng lao động áp dụng đối với người lao động trong một số trường hợp cụ thể.

Người sử dụng lao động chỉ được áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trong một số trường hợp nhất định theo quy định. Việc áp dụng hình thức kỷ luật sa thải trái pháp luật sẽ dẫn đến việc người sử dụng lao động sẽ phải gánh chịu những hậu quả pháp lý của việc sa thải trái pháp luật gây ra.

Như vậy; sa thải người lao động trái phép là khi người lao động không vi phạm những vẫn bị người sử dụng lao động áp dụng hình thức kỷ luật này.

Cấu thành tội sa thải người lao động trái phép

Điều 162 Bộ luật hình sự; quy định về tội sa thải người lao động trái pháp luật như sau: “Người nào vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác mà thực hiện một trong các hành vi sau đây làm cho người bị thôi việc; người bị sa thải hoặc gia đình họ lâm vào tình trạng khó khăn hoặc dẫn đến đình công, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 1 năm:

  • Ra quyết định bắt buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức
  •  Sa thải trái pháp luật đối với người lao động
  •  Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động, công chức, viên chức phải thôi việc”

Về mặt khách quan

Hành vi khách quan của tội này có thể là một trong các hành vi sau đây:
  •  Ra quyết định buộc thôi việc trái pháp luật đối với công chức, viên chức: đây là trường hợp đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để ra quyết định cho công chức, viên chức thôi việc trái với quy định của pháp luật.
  •  Sa thải trái pháp luật đối với người lao động: đây là trường hợp người sử dụng lao động đã đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái với quy định của pháp luật cũng như cam kết trong hợp đồng lao động.
  •  Cưỡng ép, đe dọa buộc người lao động; công chức, viên chức, phải thôi việc: Đây là trường hợp người có chức vụ, quyền hạn trong việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với công chức; viên chức làm việc trong các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế vì vụ lợi; hoặc động cơ cá nhân, đã lợi dụng chức vụ; quyền hạn cố ý buộc công chức, viên chức, người lao động dưới quyền mình phải thôi….
Hậu quả

Các hành vi trên chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự khi gây ra hậu quả nghiêm trọng

Trên thực tế; hậu quả nghiêm trọng được quy định của tội này có thể là tình trạng khó khăn của gia đình người bị coi là nạn nhân của tội phạm này; hoặc là việc đình công đã xảy ra…

Về mặt chủ quan

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Họ nhận thức hành vi của mình là trái pháp luật; cũng như thấy được hậu quả do hành vi của mình gây ra nhưng họ vẫn thực hiện

Động cơ là dấu hiệu bắt buộc của tội này; theo đó động cơ phạm tội là động cơ cá nhân như phạm tội do thù hằn cá nhân; hoặc do được chỉ đạo sai trái từ cấp trên…; hoặc động cơ vụ lợi như nhận tiền; hoặc lợi ích vật chất của người khác rồi buộc công chức, viên chức hoặc người lao động phải thôi việc để nhận người khác vào làm việc.

Về mặt chủ thể

Chủ thể của tội này phải là người có chức vụ quyền hạn trong việc tuyển dụng và cho thôi việc đối với những người làm việc trong các cơ quan nhà nước; các tổ chức xã hội, các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau… như thủ trưởng cơ quan, giám đốc xí nghiệp, giám đốc công ty; chủ các cơ sở sản xuất, kinh doanh tư nhân…

Về mặt khách thể

Hành vi phạm tội này xâm phạm đến quyền làm việc của công dân được quy định tại Điều 35 Hiến pháp 2013

Đối tượng tác động của tội này là công chức, viên chức, người lao động làm việc trong cơ quan nhà nước; tổ chức xã hội; doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau.

3. Trách nhiệm hình sự đối với hành vi này

Căn cứ vào Điều 162 bộ luật hình sự; hành vi sa thải người lao động trái pháp luật có 2 mức hình phạt sau:

Mức 1

Phạt tiền từ 10 triệu đến 100 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm

Mức 2

Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 200 triệu đồng; hoặc phạt tù từ 1 năm đến 3 năm nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

  • Phạm tội đối với hai người trở lên
  • Đối với phụ nữ mà biết là có thai
  • Đối với người đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi
  • Làm người bị thôi việc, người bị sa thải tự sát

Hình phạt bổ sung

Ngoài các hình phạt chính trên, người phạm tội có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 1 năm đến 5 năm

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề Sa thải người lao động trái phép có phải chịu trách nhiệm hình sự không? Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là ai?

Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động là người giao kết hợp đồng lao động bên phía người sử dụng lao động, thuộc một trong các trường hợp sau đây: Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp; hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật; Người đứng đầu cơ quan; tổ chức có tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật;….

Các trường hợp xử lý kỷ luật sa thải?

Xử lý sa thải khi:
 Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc; cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh; bí mật công nghệ;….
– Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xoá kỷ luật; hoặc bị xử lý kỷ luật cách chức mà tái phạm.
– Tái phạm là trường hợp người lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật mà chưa được xóa kỷ luật.
Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong thời hạn 30 ngày; hoặc 20 ngày cộng dồn trong thời hạn 365 ngày tính từ ngày đầu tiên tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng.

Ai có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân?

Theo điều 187 Bộ luật lao động 2019:
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động cá nhân bao gồm:
Hòa giải viên lao động;
Hội đồng trọng tài lao động;
Tòa án nhân dân.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận