Bằng chứng ngoài tình được pháp luật quy định thế nào?

24/09/2021
bằng chứng ngoại tình
769
Views

Ở mỗi thời kì phát triển của xã hội thì vấn đề ngoại tình mỗi khác. Nhưng một vấn đề vẫn luôn không thay đổi là khi vợ hoặc chồng ngoại tình sẽ khiến cho cuộc sống gia đình dễ dẫn đến ly hôn. Thực tế đã cho thấy rằng khi ngoại tình sẽ không thể giữ được cuộc sống hôn nhân nữa. Do đó, mà khi ly hôn người kia cần bảo vệ quyền lợi của mình. Vậy bằng chứng ngoại tình nào được cho là hợp pháp? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Nội dung tư vấn

Bằng chứng ngoại tình được hiểu như thế nào?

Bằng chứng ngoại tình là các chứng cứ chứng minh một người có mối quan hệ tình cảm trái pháp luật với người thứ ba; có thể cấu thành tội vi phạm chế độ hôn nhân một vợ một chồng.

Đây là những chứng cứ chứng minh được việc chồng; hoặc vợ có quan hệ tình cảm trái pháp luật với người khác; hoặc có hành vi chung sống với một người khác như vợ chồng mà pháp luật không cho phép.

Quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự; giải thích về chứng cứ như sau:Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và được Tòa án sử dụng làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp.

Điều 94 Bộ luật này quy định chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

  • Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử.
  • Vật chứng.
  • Lời khai của đương sự.
  • Lời khai của người làm chứng.
  • Kết luận giám định.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập.
  • Văn bản công chứng, chứng thực.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

Như vậy; Chứng cứ ngoại tình phải đảm bảo yếu tố khách quan; hợp pháp không mang tính chất cá nhân. Một số chứng cứ bất hợp pháp đương nhiên cũng sẽ không được pháp luật công nhận, bạn nên lưu ý điều này khi thu thập bằng chứng. Vì vậy; cần khéo léo khi thu thập bằng chứng; đảm bảo những bằng chứng cung cấp đã đúng với quy định của pháp luật.

Những chứng cứ ngoại tình được pháp luật cho phép

Thực tế cho thấy việc thu thập chứng cứ chứng minh hành vi ngoại tình là một việc khó khăn. Bởi lẽ bản chất của hành vi ngoại tình là sự lén lút; vụng trộm và rất kín đáo.

Theo đó; những bằng chứng ngoại tình thuyết phục nhất mà có thể đưa lên Tòa để chứng minh hành vi ngoại tình của đối phương với người thứ 3 bao gồm:

Chứng cứ có thể là những tin nhắn, hình ảnh, băng ghi âm, ghi hình cho thấy có dấu hiệu ngoại tình.

Những tin nhắn; hình ảnh này phải là những tin nhắn do chính người thực hiện hành vi ngoại tình nhắn tin; và các hình ảnh phải là hình ảnh chụp lại cử chỉ thân mật, vượt quá giới hạn của người có hành vi ngoại tình và người tình của họ.

Hành vi chung sống như vợ chồng cũng là một trong các bằng chứng ngoại tình có thể đưa ra. Như vậy tức là các căn cứ này phải là có thật, không phải do tạo dựng hay làm giả mà có.

Với người vợ ngoại tình thì chứng cứ có thể là việc người vợ sinh con nhưng đứa con không phải là con của người chồng.

Việc chứng minh đứa con không phải là con của người chồng có thể được thực hiện bằng nhiều biện pháp khác nhau như giám định ADN,…

Chứng cứ có thể là chính lời khai của người có hành vi ngoại tình.

Điều này thường rất ít khi xảy ra những cũng có những trường hợp người có hành vi ngoại tình tự khai nhận hành vi của chính mình.

Với người chồng ngoại tình thì chứng cứ có thể là con riêng của người chồng với nhân tình.

Tuy khi có hành vi ngoại tình người chồng thường giấu rất cẩn thận nhưng việc tìm ra con riêng của chồng không phải là vấn đề quá khó khăn đối với người tiến hành thu thập chứng cứ.

Lời khai nhận của người người thứ 3 cũng có thể coi là chứng cứ để chứng minh hành vi ngoại tình có trên thực tế.

Có thể thấy, có rất nhiều cơ sở để xác định, có hay không hành vi ngoại tình.

Tuy nhiên, trong từng tình huống cụ thể thì cần lựa chọn và đưa ra những bằng chứng ngoại tình thuyết phục nhất.

Việc xử lý hành vi ngoại tình như thế nào; chế tài áp dụng ra sao cũng cần dựa trên những chứng cứ ngoại tình đang có.

Hành vi ngoại tình sẽ bị xử phạt thế nào?

Xử phạt hình sự

Theo đó; áp dụng theo điều 182 “Tội vi phạm chế độ một vợ, một chồng”:

Trường hợp 1: Nếu hành vi ngoại tình khiến cho cuộc hôn nhân dẫn đến ly hôn; hoặc người thực hiện hành vi ngoại tình đã từng bị phạt hành chính thì họ sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc cải tạo không giam giữ từ 03 tháng – 01 năm.

Trường hợp 2: Phạt tù từ 06 tháng – 03 năm khi có hành vi làm cho vợ/ chồng; hoặc con một trong hai bên tự sát hoặc đã có quyết định của tòa án chấm dứt chế độ chung sống như vợ chồng nhưng vẫn duy trì mối quan hệ đó.

Xử phạt hành chính

Áp dụng khoản 1 Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP; Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:

  • Dù đang có vợ hoặc chồng nhưng vẫn kết hôn với một người khác
  • Chưa có vợ hoặc chồng nhưng kết hôn với người mà mình biết rõ là họ đang có gia đình
  • Đang có vợ/ chồng nhưng vẫn chung sống như vợ chồng với một người khác
  • Chưa có vợ hoặc chồng nhưng chung sống như vợ chồng với người mình biết rõ là họ đang có vợ hoặc chồng.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Bằng chứng ngoài tình được pháp luật quy định thế nào?”. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Các giấy tờ để ly hôn?

Những giấy tờ cần thiết gồm:
Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
– Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực);
Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
-Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
– Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).

Điều kiện để ly hôn đơn phương?

Điều kiện để đơn phương ly hôn:
– Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình
– Khi một người vi phạm nghiêm trọng quyền; nghĩa vụ làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài;
– Vợ hoặc chồng bị Tòa án tuyên bố mất tích;
– Khi một người bị bệnh tâm thần; hoặc bệnh khác đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do người còn lại gây nên.

Nộp đơn ly hôn ở đâu?

Theo quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng dân sự; Tòa án nhân dân cấp huyện là nơi có thẩm quyền giải quyết thủ tục ly hôn cấp sơ thẩm. 
– Đối với trường hợp thuận tình ly hôn
Nếu hai vợ chồng thuận tình ly hôn thì có thể thỏa thuận đến Tòa án nơi cư trú của vợ hoặc của chồng để làm thủ tục.
– Đối với trường hợp đơn phương ly hôn
Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự; quy định Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Do đó, trong trường hợp đơn phương ly hôn; Tòa án nơi có thẩm quyền giải quyết sẽ là nơi bị đơn cư trú, làm việc.

5/5 - (1 bình chọn)

Để lại một bình luận