Khoa học-công nghệ ngày càng phát triển kéo theo sự phát triển nhanh chóng của mạng xã hội. Thay vì sử dụng mạng xã hội, sử dụng Zalo, sử dụng Facebook đúng luật với mục đích tích cực, giao lưu, giải trí…; nhiều người lại lợi dụng sức ảnh hưởng của nó để lan truyền những thông tin sai sự thật. Vừa qua xuất hiện trường hợp đăng thông tin sai sự thật lên Facebook xúc phạm lực lượng công an gây bức xúc trong dư luận.
“Chiều 23/9, Công an TX. Phú Mỹ đã mời làm việc và lập hồ sơ xử lý Đ.T.H.P (SN 2001, trú tại TX.Phú Mỹ); về hành vi đăng tải thông tin sai sự thật lên mạng Facebook; kèm theo lời lẽ xúc phạm uy tín của lực lượng công an tuần tra.
Khoảng 8 giờ, ngày 23/9; tổ tuần tra Công an TX.Phú Mỹ phát hiện N.D.C (SN 1984); điều khiển xe 81B2-916.55 màu vàng trắng chở theo sau P. Cả 2 người đều không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông; đi ngược chiều trên QL51, đoạn từ đầu đường Trường Chinh (81) về hướng Vũng Tàu. Khi đến gần ngã 4 Cổng Vòm (QL51 và Trần Hưng Đạo); tổ tuần tra dừng xe, kiểm tra hành chính. N.D.C khai chở người yêu là P. đi mua đồ dùng cá nhân và thuốc chữa bệnh.
Khi được tổ tuần tra hỏi vì sao không mua ở tạp hóa và tiệm thuốc gần nhà; mà lại chạy ngược chiều xuống đây thì cả 2 người không trình bày được lý do hợp lý. Tổ tuần tra tiến hành lập biên bản vi phạm hành chính đối với N.D.C. Sau đó, vì bực tức; P. đã đăng tải bài viết lên Facebook cá nhân nhằm mục đích bôi nhọ; xúc phạm uy tín của lực lượng công an.“
Đăng thông tin sai sự thật lên Facebook bị phạt bao nhiêu tiền?
Đối với tổ chức đăng thông tin sai sự thật lên Facebook
Căn cứ Điều a Khoản 1 Điều 101 Nghị định 15/2020/NĐ-CP; quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử:
“Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng mạng xã hội để thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân“
Như vậy tổ chức có hành vi đăng thông tin sai sự thật lên Facebook; sẽ bị xử phạt hành chính từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng.
Đối với cá nhân đăng thông tin sai sự thật lên Facebook
Khoản 3 Điều 4 Nghị định 15/2020 cũng quy định như sau:
“Mức phạt tiền quy định từ Chương II đến Chương VII tại Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của tổ chức; trừ quy định tại Điều 106 Nghị định này. Trường hợp cá nhân có hành vi vi phạm như của tổ chức; thì mức phạt tiền bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức.“
Như vậy trường hợp cá nhân đăng thông tin sai sự thật lên Facebook; bịa đặt bôi nhọ, xúc phạm danh dự người khác thì mức phạt tiền chỉ bằng 1/2 mức phạt tiền đối với tổ chức là từ 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đăng thông tin sai sự thật lên Facebook
Truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
Hành vi đăng, đưa thông tin sai sự thật lên Facebook với mức độ và hậu quả nghiêm trọng có thể bị xử lý về Tội đưa; hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính; mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288 Bộ luật hình sự 2015:
“Điều 288. Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc gây dư luận xấu làm giảm uy tín của Cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông những thông tin trái với quy định của pháp luật, nếu không thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điều 117, 155, 156 và 326 của Bộ luật này;…..”
Như vậy theo quy định trên người có hành vi đăng thông tin sai sự thật lên Facebook có thể bị phạt với mức cao nhất là từ 2 năm đến 7 năm. Ngoài ra; người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi đăng thông tin sai sự thật lên Facebook về tội vu khống
Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội vu khống như sau:
“1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền…”
Đăng thông tin sai sự thật lên Facebook; là việc đăng tin công khai cho nhiều người, đăng tin giả lên Facebook ; thông tin không đúng đối với một cá nhân, tổ chức nào đó. Lỗi của người phạm tội ở đây là lỗi cố ý. Người đăng thông tin sai sự thật lên Facebook gây hậu quả nghiêm trọng; dù biết rõ điều sẽ đăng là sai sự thật; sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội vu khống; sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm; hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
Mời bạn xem thêm
- Đăng tin giả về việc bác sĩ rút ống thở của mẹ bị phạt 20 triệu đồng
- Tự sửa kết quả xét nghiệm và đăng lên mạng xã hội bị xử lý như thế nào?
- Tố cáo lừa đảo qua mạng ở đâu, hồ sơ tố cáo cần chuẩn bị những gì?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Đăng thông tin sai sự thật lên Facebook bị phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Bộ luật Dân sự 2015có quy định về quyền đối với hình ản cụ thể là tại Khoản 1 Điều 32 quy định quyền của cá nhân đối với hình ảnh là việc sử dụng hình ảnh của cá nhân phải được người đó đồng ý. Trường hợp việc sử dụng hình ảnh của người khác vì mục đích thương mại thì phải trả thù lao cho người có hình ảnh, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Theo Khoản 3a và Khoản 5d Điều 10 Nghị định 119/2020/NĐ-CP quy định như sau:
– Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật.
Như vậy, trường hợp người vi phạm không thực hiện việc gỡ bỏ thông tin sai sự thật có thể bị phạt đến 5 triệu đồng theo quy định mới nhất.
Mục 1 Công văn 45/TANDTC-PC 2020 xét xử tội phạm liên quan đến phòng chống Covid-19, có quy định:
Người có hành vi đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19, gây dư luận xấu thì bị xử lý về tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông theo quy định tại Điều 288.
Như vậy, nếu có hành vi tung tin giả mạo về dịch Covid-19 lên mạng gây dư luận xấu sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông Điều 288 Bộ luật hình sự 2015.