Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì theo quy định năm 2023?

28/03/2023
Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì
314
Views

Khách hàng: Theo như tôi được biết thì có rất nhiều loại khoáng sản và giá trị của khoáng sản đem lại rất lớn. Khoáng sản là thuộc phạm vi quản lý của Nhà nước. Những tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản cần nằm trong sự quản lý của Nhà nước, một số thì lại cần phải có Giấy chứng nhận khai thác. Chính vì vậy Nhà nước có quy định rất chi tiết, cụ thể về vấn đề khoáng sản. Tuy nhiên vẫn còn nhiều khoáng sản trái phép, không rõ nguồn gốc. Vậy tôi muốn nhờ đội ngũ Luật sư 247 giải đáp giúp tôi câu hỏi: Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì theo quy định năm 2023? Mong rằng những quy định pháp lý mà các Luật sư đem lại sẽ giúp tôi giải đáp câu hỏi và có thể biết thêm phần kiến thức về mảng khoáng sản. Xin cảm ơn Luật sư!

Luật sư 247: Xin chào quý khách hàng của chúng tôi. Sau đây hãy cùng Luật sư 247 đi tìm hiểu câu trả lời cho thắc mắc của bạn nhé!

Căn cứ pháp lý

Chính sách của Nhà nước đối với khoáng sản là gì?

Hiện nay việc khai thác sử dụng khoáng sản cần phải đi theo một lộ trình và chính sách nhất định. Bởi việc không đi đúng và thực hiện đúng sẽ gây lãng phí khoáng sản và có thể dẫn đến tình trạng cạn kiệt khoáng sản.

  • Nhà nước có chiến lược, quy hoạch khoáng sản để phát triển bền vững kinh tế – xã hội, quốc phòng, an ninh trong từng thời kỳ.
  • Nhà nước bảo đảm khoáng sản được bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả.
  • Nhà nước đầu tư và tổ chức thực hiện điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản theo chiến lược, quy hoạch khoáng sản; đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, nghiên cứu khoa học, ứng dụng, phát triển công nghệ trong công tác điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hoạt động khoáng sản.
  • Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia đầu tư, hợp tác với các tổ chức chuyên ngành địa chất của Nhà nước để điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản.
  • Nhà nước đầu tư để thăm dò, khai thác một số loại khoáng sản quan trọng phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh quy định tại khoản 5 Điều 3 Luật khoáng sản. Trên cơ sở quy hoạch khoáng sản đã được phê duyệt, căn cứ vào yêu cầu phục vụ phát triển kinh tế – xã hội, mục tiêu quốc phòng, an ninh, Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và các bộ, ngành liên quan thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các dự án thăm dò, khai thác khoáng sản thực hiện bằng vốn từ ngân sách nhà nước.
  • Nhà nước khuyến khích dự án đầu tư khai thác khoáng sản gắn với chế biến, sử dụng khoáng sản để làm ra sản phẩm kim loại, hợp kim hoặc các sản phẩm khác có giá trị và hiệu quả kinh tế – xã hội.
  • Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản trong từng thời kỳ phù hợp với mục tiêu phát triển bền vững kinh tế – xã hội trên nguyên tắc ưu tiên bảo đảm nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.

Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì?

Khoáng sản là khoáng vật, khoáng chất có ích được tích tụ tự nhiên ở thể rắn, thể lỏng, thể khí tồn tại trong lòng đất, trên mặt đất, bao gồm cả khoáng vật, khoáng chất ở bãi thải của mỏ. Có thể hiểu một cách đơn giản thì khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là khoáng sản được khai thác đúng quy hoạch của Nhà nước, chủ thể khai thác khoáng sản đúng với quy định của pháp luật.

Có các loại khu vực khoáng sản sau trên cả nước:

  • Khu vực hoạt động khoáng sản, bao gồm cả khu vực có khoáng sản phân tán, nhỏ lẻ.
  • Khu vực cấm hoạt động khoáng sản.
  • Khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.
  • Khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia.

Căn cứ vào yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh; ngăn ngừa, giảm thiểu tác động đến môi trường, cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa; bảo vệ rừng đặc dụng, công trình hạ tầng, việc thăm dò, khai thác khoáng sản có thể bị hạn chế về:

  • Tổ chức, cá nhân được phép thăm dò, khai thác;
  • Sản lượng khai thác;
  • Thời gian khai thác;
  • Diện tích, độ sâu khai thác và phương pháp khai thác.

Như vậy nếu vi phạm vào chỉ một điều cấm hoặc điều hạn chế của Luật sẽ đều bị coi là khoáng sản trái phép.

Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì
Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì

Đối tượng nào được thăm dò khoáng sản?

Tổ chức, cá nhân đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản bao gồm:

  • Doanh nghiệp được thành lập theo Luật doanh nghiệp;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được thành lập theo Luật hợp tác xã;
  • Doanh nghiệp nước ngoài có văn phòng đại diện hoặc chi nhánh tại Việt Nam.

Hộ kinh doanh đăng ký kinh doanh ngành nghề thăm dò khoáng sản được thăm dò khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường.

Tổ chức hành nghề thăm dò khoáng sản phải có đủ các điều kiện sau đây:

  • Được thành lập theo quy định của pháp luật;
  • Có người phụ trách kỹ thuật tốt nghiệp đại học chuyên ngành địa chất thăm dò đã công tác thực tế trong thăm dò khoáng sản ít nhất 05 năm; có hiểu biết, nắm vững tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về thăm dò khoáng sản;
  • Có đội ngũ công nhân kỹ thuật chuyên ngành địa chất thăm dò, địa chất thủy văn, địa chất công trình, địa vật lý, khoan, khai đào và chuyên ngành khác có liên quan;
  • Có thiết bị, công cụ chuyên dùng cần thiết để thi công công trình thăm dò khoáng sản.

Việc cấp Giấy phép thăm dò khoáng sản phải bảo đảm các nguyên tắc sau đây:

  • Giấy phép thăm dò khoáng sản chỉ được cấp ở khu vực không có tổ chức, cá nhân đang thăm dò hoặc khai thác khoáng sản hợp pháp và không thuộc khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản, khu vực dự trữ khoáng sản quốc gia hoặc khu vực đang được điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản cùng loại với khoáng sản xin cấp giấy phép thăm dò;
  • Mỗi tổ chức, cá nhân được cấp không quá 05 Giấy phép thăm dò khoáng sản, không kể Giấy phép thăm dò khoáng sản đã hết hiệu lực; tổng diện tích khu vực thăm dò của các giấy phép đối với một loại khoáng sản không quá 02 lần diện tích thăm dò của một giấy phép quy định tại khoản 2 Điều 38 của Luật này.

Quyền và nghĩa vụ của tổ chức cá nhân khai thác khoáng sản được quy định thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 55 Luật khoáng sản 2010 thì quyền của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản bao gồm:

  • Sử dụng thông tin về khoáng sản liên quan đến mục đích khai thác và khu vực được phép khai thác;
  • Tiến hành khai thác khoáng sản theo Giấy phép khai thác khoáng sản;
  • Được thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản trong phạm vi diện tích, độ sâu được phép khai thác, nhưng phải thông báo khối lượng, thời gian thăm dò nâng cấp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trước khi thực hiện;
  •  Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
  • Cất giữ, vận chuyển, tiêu thụ và xuất khẩu khoáng sản đã khai thác theo quy định của pháp luật;
  • Chuyển nhượng quyền khai thác khoáng sản;
  • Khiếu nại, khởi kiện quyết định thu hồi Giấy phép khai thác khoáng sản hoặc quyết định khác của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Thuê đất theo quy định của pháp luật về đất đai phù hợp với dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ đã được phê duyệt;
  • Quyền khác theo quy định của pháp luật.

Cùng với đó là những nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân khai thác khoáng sản. Họ phải thực hiện đúng theo nghĩa vụ của mình được quy định trong luật cũng như phải chịu trách nhiệm nếu không thực hiện đúng pháp luật. Bao gồm:

  • Nộp tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, lệ phí cấp Giấy phép khai thác khoáng sản, thuế, phí và thực hiện các nghĩa vụ về tài chính khác theo quy định của pháp luật;
  • Bảo đảm tiến độ xây dựng cơ bản mỏ và hoạt động khai thác xác định trong dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ;
  • Đăng ký ngày bắt đầu xây dựng cơ bản mỏ, ngày bắt đầu khai thác với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép và thông báo cho Ủy ban nhân dân các cấp nơi có mỏ trước khi thực hiện;
  • Khai thác tối đa khoáng sản chính, khoáng sản đi kèm; bảo vệ tài nguyên khoáng sản; thực hiện an toàn lao động, vệ sinh lao động và các biện pháp bảo vệ môi trường;
  • Thu thập, lưu giữ thông tin về kết quả thăm dò nâng cấp trữ lượng khoáng sản và khai thác khoáng sản;
  • Báo cáo kết quả khai thác khoáng sản cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường;
  • Bồi thường thiệt hại do hoạt động khai thác khoáng sản gây ra;
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, cá nhân khác tiến hành hoạt động nghiên cứu khoa học được Nhà nước cho phép trong khu vực khai thác khoáng sản;
  • Đóng cửa mỏ, phục hồi môi trường và đất đai khi Giấy phép khai thác khoáng sản chấm dứt hiệu lực;
  • Nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Thông tin liên hệ

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Khoáng sản có nguồn gốc hợp pháp là gì?”. Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về đất ruộng lên thổ cư bao nhiêu tiền,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.

Có thể bạn quan tâm

Câu hỏi thường gặp

Giấy phép thăm dò khoáng sản có những nội dung gì?

Giấy phép thăm dò khoáng sản phải có các nội dung chính sau đây:
– Tên tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản;
– Loại khoáng sản, địa điểm, diện tích khu vực thăm dò khoáng sản;
– Phương pháp, khối lượng thăm dò;
– Thời hạn thăm dò khoáng sản;
– Nghĩa vụ tài chính, nghĩa vụ khác có liên quan.

Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong những trường hợp nào?

Giấy phép thăm dò khoáng sản bị thu hồi trong các trường hợp sau đây:
– Sau 06 tháng, kể từ ngày giấy phép có hiệu lực, tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản không tiến  hành thăm dò, trừ trường hợp bất khả kháng;
– Tổ chức, cá nhân thăm dò khoáng sản vi phạm một trong các nghĩa vụ quy định tại các điểm a, b, c, d, đ và e khoản 2 Điều 42 của Luật khoáng sản mà không khắc phục trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về khoáng sản có thông báo bằng văn bản;
– Khu vực được phép thăm dò khoáng sản bị công bố là khu vực cấm hoạt động khoáng sản hoặc 
khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản.

Có những hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản nào?

– Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực chưa thăm dò khoáng sản;
– Đấu giá quyền khai thác khoáng sản ở khu vực đã có kết quả thăm dò khoáng sản được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.