Chào Luật sư, hiện nay thủ tục thay đổi chủ hộ được thực hiện ra sao? Trước đây, gia đình tôi ở chung với bác 2. Trước đây, bác 2 tôi là người đứng tên chủ hộ trong sổ hộ khẩu. Nay bác tôi vừa mới mất, bố tôi có thể trở thành chủ hộ được hay không? Khi chủ hộ mất thì ai được trở thành chủ hộ mới? Có cần đáp ứng điều kiện gì không? Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn tin tưởng dịch vụ tư vấn Luật sư 247. Chúng tôi xin tư vấn cho bạn như sau:
Điều kiện làm chủ hộ hiện nay thế nào?
Thường thì sổ hộ khẩu sẽ được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình sẽ cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ để làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú. Nếu trong trường hợp hộ gia đình không có người từ đủ mười tám tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất năng lực hành vi dân sự hoặc người đó bị hạn chế năng lực hành vi dân sự thì hộ gia đình sẽ được cử một người trong gia đình làm chủ hộ. Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có mối quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú cấp chung cho một sổ hộ khẩu.
Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất thế nào?
Theo thông tin mà bạn cung cấp thì ba thành viên còn lại trong hộ gia đình của bạn đều đã mất. Luật cư trú 2006 quy định khi một người chết thì phải làm thủ tục xóa đăng ký thường trú của người đó:
Điều 22. Xoá đăng ký thường trú
1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xoá đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Toà án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
Thủ tục xóa đăng ký thường trú được quy định cụ thể trong Thông tư 35/2014/TT-BCA như sau:
Điều 11. Xóa đăng ký thường trú
1. Xóa đăng ký thường trú là việc cơ quan có thẩm quyền đăng ký thường trú xóa tên người đã đăng ký thường trú trong sổ hộ khẩu và sổ đăng ký thường trú.
2. Thủ tục xóa đăng ký thường trú đối với các trường hợp thuộc các điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 1 Điều 22 Luật Cư trú
a) Trong thời hạn 60 (sáu mươi) ngày, kể từ ngày có người thuộc diện xóa đăng ký thường trú thì đại diện hộ gia đình có trách nhiệm đến làm thủ tục xóa đăng ký thường trú. Hồ sơ bao gồm: Phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; sổ hộ khẩu; giấy tờ chứng minh thuộc một trong các trường hợp xóa đăng ký thường trú.
b) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ thì cơ quan đăng ký thường trú phải xóa tên công dân trong sổ đăng ký thường trú và trong sổ hộ khẩu;
c) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an huyện, quận, thị xã thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; thị xã, thành phố thuộc tỉnh điều chỉnh hồ sơ đăng ký thường trú trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, thông báo cho tàng thư căn cước công dân và Công an phường, xã, thị trấn nơi có người bị xóa đăng ký thường trú;
d) Trong thời hạn 03 (ba) ngày làm việc, kể từ ngày xóa đăng ký thường trú, Công an xã, thị trấn thuộc huyện thuộc tỉnh có trách nhiệm thông báo Công an huyện. Sau khi điều chỉnh hồ sơ trong tàng thư hồ sơ hộ khẩu, Công an huyện có trách nhiệm thông báo cho tàng thư căn cước công dân.
Sau khi làm thủ tục xóa đăng ký thường trú cho ba thành viên còn lại, bạn thực hiện thủ tục thay đổi chủ hộ theo quy định tại Điều 29 Luật cư trú 2006
Điều 29. Điều chỉnh những thay đổi trong sổ hộ khẩu
1. Trường hợp có thay đổi chủ hộ thì hộ gia đình phải làm thủ tục thay đổi chủ hộ. Người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến của chủ hộ hoặc người khác trong gia đình về việc thay đổi chủ hộ.
Trong trường hợp của bạn không cần ý kiến của chủ hộ hoặc các người khác trong gia đình.
Trong thời hạn ba ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật cư trú 2006 sẽ phải điều chỉnh, bổ sung các thay đổi trong sổ hộ khẩu. Do thông tin của bạn gửi đến không đề cập đến địa chỉ của bạn đang sinh sống nên trong trường hợp này nếu bạn đang sinh sống ở thành phố trực thuộc trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã. Còn đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.
Chủ hộ mất thì có thể chuyển tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu không?
Căn cứ Điều 10 Thông tư 55/2021/TT-BCA hướng dẫn Luật Cư trú do Bộ Công an ban hành:
– Trường hợp có sự thay đổi về chủ hộ thì phải có ý kiến của chủ hộ trong Tờ khai thay đổi thông tin cư trú (trừ trường hợp đã có ý kiến đồng ý bằng văn bản) hoặc ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên trong hộ gia đình hoặc văn bản của Tòa án quyết định chủ hộ. Trường hợp chủ hộ chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự thì ngoài ý kiến thống nhất đề cử của các thành viên hộ gia đình phải có thêm Giấy chứng tử hoặc Quyết định của Tòa án tuyên bố chết, mất tích, mất năng lực hành vi dân sự.
– Trường hợp có sự thay đổi về hộ tịch so với thông tin trong Cơ sở dữ liệu về cư trú thì phải có giấy tờ, tài liệu chứng minh được phép thay đổi của cơ quan có thẩm quyền về đăng ký hộ tịch. Trường hợp đã có thông tin về sự thay đổi trong Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử thì công dân không phải xuất trình giấy tờ, tài liệu chứng minh.
– Trường hợp có sự thay đổi về địa chỉ nơi cư trú do có sự điều chỉnh về địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà thì cơ quan quản lý cư trú có thẩm quyền căn cứ vào văn bản thay đổi địa giới hành chính, tên đơn vị hành chính, tên đường, phố, tổ dân phố, thôn, xóm, làng, ấp, bản, buôn, phum, sóc, cách đánh số nhà của cơ quan có thẩm quyền để thực hiện điều chỉnh, cập nhật thông tin về địa chỉ nơi cư trú trong Cơ sở dữ liệu về cư trú.
Vậy trường hợp của bạn thì bạn có thể hoàn toàn yên tâm về việc chuyển tên chủ hộ trên sổ hộ khẩu gia đình. Chỉ cần bạn đã hoàn tất thủ tục đăng ký khai tử cho ba bạn, lấy được giấy chứng tử và được sự đồng ý thống nhất từ những thành viên trong gia đình thì có thể thực hiện việc chuyển đổi tên chủ hộ.
Việc đăng ký khai tử hiện nay được thực hiện ở đâu?
Theo Điều 32 Luật Hộ tịch 2014 về thẩm quyền đăng ký khai tử thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú cuối cùng của người chết thực hiện việc đăng ký khai tử. Trường hợp không xác định được nơi cư trú cuối cùng của người chết thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó chết hoặc nơi phát hiện thi thể người chết thực hiện việc đăng ký khai tử.
Trường hợp của bạn thì bạn sẽ ra Ủy ban nhân dân cấp phường, xã nơi mà gia đình bạn đang cư trú liên hệ với các bộ tư pháp hộ tịch để đăng ký khai tử cho bác bạn.
Lệ phí thực hiện việc thay đổi chủ hộ trong hộ khẩu là bao nhiêu?
Lệ phí thực hiện thay đổi chủ hộ trong sổ hộ khẩu sẽ do Hội đồng nhân dân cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ở mỗi địa phương quy định tùy thuộc vào điều kiện thực tế của địa phương đó.
Mức thu này phải đảm bảo nguyên tắc miễn lệ phí hộ tịch cho người thuộc gia đình có công với cách mạng, người thuộc hộ nghèo, người khuyết tật; đăng ký khai sinh, khai tử đúng hạn, giám hộ, kết hôn của công dân Việt Nam cư trú ở trong nước.
Khuyến nghị
Luật sư X là đơn vị pháp lý đáng tin cậy, những năm qua luôn nhận được sự tin tưởng tuyệt đối của quý khách hàng. Với vấn đề Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất thế nào? chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn luật dân sự Công ty Luật sư X luôn hỗ trợ mọi thắc mắc, loại bỏ các rủi ro pháp lý cho quý khách hàng.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Thủ tục thay đổi chủ hộ khi chủ hộ mất thế nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là thủ tục ly hôn nhanh nhất vui lòng liên hệ đến hotline 0833102102 Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Mời bạn xem thêm
- Định mức giờ giảng của giáo viên dạy nghề năm 2023
- Quy định về giáo án điện tử năm 2023 như thế nào?
- Giáo viên có được kết hôn với học sinh không?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 33 Luật Hộ tịch 2014 quy định về thời hạn giải quyết đăng ký khai tử như sau:
– Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày có người chết thì vợ, chồng hoặc con, cha, mẹ hoặc người thân thích khác của người chết có trách nhiệm đi đăng ký khai tử; trường hợp người chết không có người thân thích thì đại diện của cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm đi khai tử.
– Công chức tư pháp – hộ tịch thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc khai tử cho người chết; trường hợp không xác định được người có trách nhiệm đi khai tử thì công chức tư pháp – hộ tịch thực hiện đăng ký khai tử.
Trường hợp chủ hộ mất thì có thể thay thế thành viên khác trong gia đình làm chủ hộ khẩu với điều kiện người từ đủ 18 tuổi trở lên và không bị hạn chết năng lực hành vi dân sự.
-Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nôp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
-Đối với thành phố trực thuộc Trung ương thì nộp hồ sơ tại Công an huyện, quận, thị xã.
-Đối với tỉnh thì nộp hồ sơ tại Công an xã, thị trấn thuộc huyện, Công an thị xã, thành phố thuộc tỉnh.