Khi một cá nhân, tổ chức vi phạm pháp luật hình sự thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, khá nhiền người còn đang mơ hồ về khái niệm Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đối với người không tiếp xúc nhiều với pháp luật thì khái niệm này khá là mơ hồ. Vậy, Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là gì? Để giải đáp thắc mắc về vấn đề này, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư 247 để nắm rõ hơn nhé, hy vọng có thể giúp ích cho bạn.
Căn cứ pháp lý
Quy định về truy cứu trách nhiệm hình sự
Truy cứu trách nhiệm hình sự có thể hiểu là buộc người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi phạm tội mà họ đã thực hiện. Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự. Theo đó, người bị truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ bị áp dụng các biện pháp về tố tụng hình sự bao gồm khởi tố, điều tra, truy tố và xét xử để buộc người có hành vi nguy hiểm cho xã hội được Bộ luật Hình sự quy định là tội phạm chịu trách nhiệm về hành vi đó.
Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật Hình sự năm 2015 như sau:
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật Hình sự quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự đối với bốn loại tội phạm, cụ thể như sau:
+ 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng;
+ 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng;
+ 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng;
+ 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
– Thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự được tính từ ngày tội phạm được thực hiện. Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội lại thực hiện hành vi phạm tội mới mà Bộ luật này quy định mức cao nhất của khung hình phạt đối với tội ấy trên 01 năm tù, thì thời hiệu đối với tội cũ được tính lại kể từ ngày thực hiện hành vi phạm tội mới.
Nếu trong thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định, người phạm tội cố tình trốn tránh và đã có quyết định truy nã, thì thời hiệu tính lại kể từ khi người đó ra đầu thú hoặc bị bắt giữ.
Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là gì?
Theo quy định của Bộ luật hình sự thì Người bị truy cứu trách nhiệm hình sự phải là người có năng lực trách nhiệm hình sự.
Trước hết, năng lực trách nhiệm hình sự là điều kiện cần thiết để có thể xác định được người có lỗi khi họ thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội. Chỉ có người có năng lực trách nhiệm hình sự mới có thể là chủ thể của tội phạm.
Người có năng lực trách nhiệm hình sự là người khi thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội có khả năng nhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình và có khả năng điều khiển được hành vi ấy.
Theo Luật Hình sự Việt Nam, người có năng lực trách nhiệm hình sự là người đã đạt độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự (Điều 12 Bộ luật hình sự 2015) và không thuộc trường hợp ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự (Điều 21 Bộ luật hình sự 2015)
Có thể thấy, pháp luật hình sự hiện nay không quy định cụ thể thế nào là có năng lực trách nhiệm hình sự mà chỉ quy định độ tuổi chịu trách nhiệm hình sự và quy định trường hợp trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự. Cụ thể:
“Điều 12. Tuổi chịu trách nhiệm hình sự
1. Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật này có quy định khác.
2. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định tại một trong các điều 123, 134, 141, 142, 143, 144, 150, 151, 168, 169, 170, 171, 173, 178, 248, 249, 250, 251, 252, 265, 266, 286, 287, 289, 290, 299, 303 và 304 của Bộ luật này.”
Điều 21. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự
Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội trong khi đang mắc bệnh tâm thần, một bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình, thì không phải chịu trách nhiệm hình sự.”
Bên cạnh đó, khi truy cứu trách nhiệm hình sự cần căn cứ rõ ràng vào điều kiện phạm tội. Khi đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì mới xét tội cho cá nhân và pháp nhân đó. Điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân và pháp nhân phạm tội như sau:
Điều kiện của trách nhiệm hình sự đối với cá nhân
Điều kiện của Trách nhiệm hình sự là những căn cứ riêng cần và đủ, có tính chất bắt buộc mà luật hình sự quy định và chỉ khi nào tổng hợp tất cả các căn cứ đó thì một người mới phải chịu Trách nhiệm hình sự, cụ thể:
+ Đã thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại cho các quan hệ xã hội được Bộ luật hình sự bảo vệ
+ Hành vi được Bộ luật hình sự quy định là tội phạm
+ Người đó có năng lực Trách nhiệm hình sự
+ Người đó đủ tuổi chịu Trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự: Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm, trừ những tội phạm mà Bộ luật có quy định khác; Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định.
+ Người đó có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đó
Điều kiện đối với pháp nhân
– Theo Bộ luật hình sự 2015 quy định phạm vi chịu Trách nhiệm hình sự của pháp nhân thương mại:
+ Tội buôn lậu;
+ Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới;
+ Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm; tàng trữ, vận chuyển hàng cấm; sản xuất, buôn bán hàng giả;
+ Tội đầu cơ; tội trốn thuế;
+ Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước;…
Như vậy, theo quy định của pháp luật hiện hành, pháp nhân phải chịu trách nhiệm hình sự với các nhóm tội sau: tội phạm về lĩnh vực kinh tế; tội phạm về lĩnh vực môi trường, tội phạm về xâm phạm đến an ninh và hòa bình quốc gia.
– Hành vi phạm tội được thực hiện nhân danh pháp nhân thương mại. Trong các quan hệ chủ thể thực hiện hành vi vi phạm sẽ nhân danh pháp nhân thương mại; sử dụng danh nghĩa, nguồn vốn; con dấu của pháp nhân và lợi ích thu được cũng thuộc về pháp nhân.
– Hành vi phạm tội được thực hiện vì lợi ích của pháp nhân thương mại. Tương tự như điều kiện trên, hành vi phạm tội của các chủ thể vi phạm phải hướng tới một mục đích nhất định của pháp nhân như lợi ích về kinh tế, tài chính,…
– Hành vi phạm tội được thực hiện có sự chỉ đạo, điều hành hoặc chấp thuận của pháp nhân thương mại. Xuất phát từ việc hành vi phạm tội nhân danh pháp nhân, vì lợi ích của pháp nhân mà những hành vi phạm tội của pháp nhân chủ yếu do chính các quyết định, các kế hoạch, điều hành, quản lý của pháp nhân mà đứng đầu là người đại diện theo pháp luật của pháp nhân.
+ Yếu tố quản lý, điều hành mang tính quyết định và nếu không có những chỉ thị; quyết định này thì hành vi vi phạm có thể sẽ không được thực hiện.
– Hành vi vi phạm chưa hết thời hiệu truy cứu Trách nhiệm hình sự. Thời hiệu truy cứu Trách nhiệm hình sự là thời hạn do Bộ luật này quy định mà khi hết thời hạn đó thì người phạm tội không bị truy cứu Trách nhiệm hình sự.
Theo đó; thời hiệu truy cứu Trách nhiệm hình sự được quy định tại Điều 27 Bộ luật hình sự năm 2015 như sau;: 05 năm đối với tội phạm ít nghiêm trọng; 10 năm đối với tội phạm nghiêm trọng; 15 năm đối với tội phạm rất nghiêm trọng; 20 năm đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.
Người bị khởi tố thì có được xem là tội phạm hay chưa?
Căn cứ theo Điều 13 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định nguyên tắc suy đoán vô tội trong tố tụng hình sự như sau:
“Điều 13. Suy đoán vô tội
Người bị buộc tội được coi là không có tội cho đến khi được chứng minh theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
Khi không đủ và không thể làm sáng tỏ căn cứ để buộc tội, kết tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định thì cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải kết luận người bị buộc tội không có tội.“
Bên cạnh đó, theo quy định khoản 1 Điều 60 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 thì người bị khởi tố trong vụ án hình sự chính là bị can. Đồng thời, cũng theo theo điểm đ khoản 1 Điều 4 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định thì người bị buộc tội bao gồm người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo.
Như vậy, người bị buộc tội hay người mới bị khởi tố về hình sự thì chưa được xem là tội phạm. Chỉ khi đã chứng minh được họ phạm tội theo trình tự, thủ tục do Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định và có bản án kết tội của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật thì người bị buộc tội hay người bị khởi tố về hình sự mới được xem là tội phạm.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề luật sư bào chữa người đang truy cứu hình sự đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự là gì theo quy định?” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Người đang bị truy cứu hình sự có được thôi quốc tịch?
- Tội vượt biên trái phép có bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo QĐ
- Trốn thuế từ bao nhiêu tiền thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 239 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 xác định cụ thể thẩm quyền truy tố, theo đó Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với vụ án.
– Viện kiểm sát cấp nào thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiểm sát cấp đó quyết định việc truy tố. Thẩm quyền truy tố của Viện kiểm sát được xác định theo thẩm quyền xét xử của Tòa án đối với mỗi vụ án.
– Đối với vụ án do Viện kiểm sát cấp trên thực hành quyền công tố và kiểm sát điều tra thì Viện kiêm sát cấp trên quyết định việc truy tố. Chậm nhất là 02 tháng trước khi kết thúc điều tra, Viện kiểm sát cấp trên phải thông báo cho Viện kiểm sát cấp dưới cùng cấp với Tòa án có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án để cử Kiểm sát viên tham gia nghiên cứu hồ sơ vụ án.
– Ngay sau khi quyết định truy tố, Viện kiểm sát cấp trên ra quyết định phân công cho Viện kiểm sát cấp dưới thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử; sau khi nhận được hồ sơ vụ án kèm theo bản cáo trạng, Viện kiểm sát cấp dưới có thẩm quyền thực hành quyền công tố và kiểm sát xét xử theo đúng quy định của Bộ luật này.
– Trong thời hạn 03 ngày kể từ ngày ra quyết định chuyển vụ án, Viện kiểm sát phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đã kết thúc điều tra vụ án, bị can hoặc người đại diện của bị can, người bào chữa, bị hại, người tham gia tố tụng khác.
– Người thực hiện hành vi phạm tội nhưng đã hết thời hạn truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật
– Người phạm tội thực hiện hành vi phạm tội quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật Hình sự năm 2015 nhưng bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết không yêu cầu khởi tố
– Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội nhưng chưa đến tuổi chịu trách nhiêm hình sự thì không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố (bao gồm bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết) rút yêu cầu thuộc các trường hợp khởi tố theo yêu cầu của bị hại quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155 và 226 của Bộ luật hình sự năm 2015 thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức. Điều này có nghĩa là người phạm tội không bị truy cứu trách nhiệm hình sự
– Trường hợp đã hết thời hạn điều tra vụ án mà không chứng minh được bị can đã thực hiện tội phạm.