Bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?

20/09/2021
Bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?
962
Views

Trung thu đến gần, nhu cầu hàng hóa về mặt hàng bánh trung thu tăng cao hơn bao giờ hết. Trong 1 tháng trở lại đây, lượng tiêu thụ bánh trung thu từ các hãng rất nhiều; dẫn đến gia tăng về tỉ lệ buôn bán hàng nhái, hàng không rõ nguồn gốc của mặt hàng này cũng tăng. Gần đây,lực lượng chức năng đã thu giữ được hàng nghìn chiếc bánh trung thu không rõ nguồn gốc. Vậy, việc bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào? Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X xin thông tin tới bạn đọc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật hình sự 2015;

Luật an toàn thực phẩm 2010;

Nghị định 15/2018/NĐ-CP;

Nghị định 115/2018/NĐ-CP;

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc vi phạm gì?

Căn cứ điểm i khoản 5 điều 5 của luật an toàn thực phẩm 2010; hành vi kinh doanh (bán) các sản phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ hành vi bị cấm; để bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Người nào có hành vi buôn bán, kinh doanh các mặt hàng thực phẩm; cụ thể ở đây là bánh trung thu không rõ nguồn gốc; đều phải chịu chế tài xử phạt. Thông thường, tùy theo trường hợp, mức độ vi phạm cụ thể mới có thể xác định được mức phạt là bao nhiêu.

Theo pháp luật Việt Nam hiện hành, bán bánh trung không rõ nguồn gốc có thể bị xử lyshanhf chính nếu mức độ nghiêm trọng chưa cao; và xử lý hình sự nếu mức vi phạm cao.

Bán bánh trung thu không rõ nguồn gốc bị xử lý như thế nào?

Xử lý hành chính

Người kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ sẽ bị xử lý hành chính theo quy định tại Điều 17 Nghị định số 98/2020/NĐ-CP với mức phạt tiền cao nhất lên đến 100 triệu đồng và bị buộc tiêu hủy tang vật vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường. Cụ thể:

Điều 17. Hành vi vi phạm về thời hạn sử dụng của hàng hóa, hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ và có vi phạm khác

1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây trong trường hợp hàng hóa vi phạm có giá trị dưới 1.000.000 đồng:

a) Kinh doanh hàng hóa (trừ thuốc bảo vệ thực vật, thức ăn chăn nuôi) quá hạn sử dụng ghi trên nhãn hàng hóa hoặc bao bì hàng hóa;

b) Đánh tráo, thay đổi nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc tẩy xóa, sửa chữa thời hạn sử dụng trên nhãn hàng hóa, bao bì hàng hóa hoặc thực hiện hành vi gian lận khác nhằm kéo dài thời hạn sử dụng của hàng hóa;

c) Kinh doanh hàng hóa không rõ nguồn gốc, xuất xứ;

d) Mua, bán, vận chuyển, tàng trữ, tiêu thụ khoáng sản không có nguồn gốc hợp pháp.

Giá trị khoản tiền phạt sẽ tăng phụ thuộc vào giá trị tổng số hàng hóa không rõ nguồn gốc; mức phạt tối đa là 100 triệu đồng. Ngoài ra, còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là tịch thu tang vật; hoặc buộc tiêu hủy tang vật và phải nộp lại số lợi từ hành vi kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc.

Xử lý hình sự

Đối với hành vi kinh doanh bánh trung thu không rõ nguồn gốc, xuất xứ qua biên giới trái với quy định của pháp luật; nếu đủ dấu hiệu cấu thành tội phạm; thì người vi phạm có thể bị xử lý hình sự về Tội buôn lậu theo Điều 188 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017); với hình phạt tù cao nhất lên đến 20 năm; và có thể bị phạt tiền lên đến 100.000.000 đồng; cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm; hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Cụ thể:

Điều 188. Tội buôn lậu

1. Người nào buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc dưới 100.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 189, 190, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

b) Vật phạm pháp là di vật, cổ vật.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!

Hãy liên hệ khi có nhu cầu sử dụng dịch vụ tư vấn của Luật sư X như trích lục khai tửxác nhận tình trạng hôn nhân, tư vấn hồ sơ doanh nghiệp, … : 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống là gì?

Điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm đối với cơ sở chế biến, kinh doanh dịch vụ ăn uống bao gồm:
1. Có dụng cụ, đồ chứa đựng riêng cho thực phẩm sống và thực phẩm chín.
2. Dụng cụ nấu nướng, chế biến phải bảo đảm an toàn vệ sinh.
3. Dụng cụ ăn uống phải được làm bằng vật liệu an toàn, rửa sạch, giữ khô.
4. Tuân thủ quy định về sức khoẻ, kiến thức và thực hành của người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm.

Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là gì?

Điều kiện chung về bảo đảm an toàn đối với thực phẩm là:
 1. Đáp ứng quy chuẩn kỹ thuật tương ứng; tuân thủ quy định về giới hạn vi sinh vật gây bệnh; dư lượng thuốc bảo vệ thực vật; dư lượng thuốc thú y, kim loại nặng; tác nhân gây ô nhiễm và các chất khác trong thực phẩm có thể gây hại đến sức khỏe, tính mạng con người.
2. Tùy từng loại thực phẩm, thực phẩm còn phải đáp ứng một hoặc một số quy định sau đây:
a) Quy định về sử dụng phụ gia thực phẩm, chất hỗ trợ chế biến trong sản xuất, kinh doanh thực phẩm;
b) Quy định về bao gói và ghi nhãn thực phẩm;
c) Quy định về bảo quản thực phẩm.

Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn là gì?

Các hình thức xử lý thực phẩm không bảo đảm an toàn bao gồm:
– Khắc phục lỗi của sản phẩm, lỗi ghi nhãn;
– Chuyển mục đích sử dụng;
– Tái xuất;
– Tiêu hủy.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận