Mục đích của việc lập di chúc để ghi lại tâm nguyện của bản thân cũng như những lời dặn dò sau này nếu mình không còn trên cõi đời này nữa. Di chúc còn thể hiện ý chí cá nhân nhằm mục đích chuyển tài sải của mình qua cho người khác sau khi chết thông qua việc phân chia tài sản trong di chúc. Chính vì thế mà nhiều người đặc biệt là những người trong gia đình người có ý định phân chia tài sản sẽ lợi dụng nảy lòng tham vô đáy của mình viết di chúc giả bên cạnh đó thực hiện hành vi giả chữ ký người đó. Hiện nay pháp luật có quy định một chế chế tài cho hành vi giả chữ ký người lập di chúc. Mời quý độc giả tham khảo bài viết liên quan đến: “Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?” dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Di chúc bị vô hiệu khi nào?
Di chúc không có hiệu lực
Theo Khoản 2 Điều 643 Bộ luật Dân sự 2015 di chúc không có hiệu lực khi:
- Di chúc người, thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Di chúc có cơ quan, tổ chức được chỉ định là người thừa kế không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Di sản để lại cho người thừa kế không còn vào thời điểm mở thừa kế.
Theo Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015
Di chúc không đáp ứng điều kiện khi
- Người lập di chúc không đượcminh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc;
- Bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
- Nội dung của di chúc vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
Hình thức di chúc trái quy định của luật.
Di chúc không đáp ứng điều kiện đối với trường hợp đặc biệt sau:
- Di chúc của người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập thành văn bản và phải được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc.
- Di chúc của người bị hạn chế về thể chất hoặc của người không biết chữ phải được người làm chứng lập thành văn bản và có công chứng hoặc chứng thực.
- Di chúc bằng văn bản không có công chứng, chứng thực chỉ được coi là hợp pháp, nếu có đủ các điều kiện được quy định tại khoản 1 Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015.
Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?
Tại Khoản 1 và 3 Điều 15 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của tổ chức, cá nhân khác như sau:
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Trộm cắp tài sản, xâm nhập vào khu vực nhà ở, kho bãi hoặc địa điểm khác thuộc quản lý của người khác nhằm mục đích trộm cắp, chiếm đoạt tài sản;
b) Công nhiên chiếm đoạt tài sản;
c) Dùng thủ đoạn gian dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản hoặc đến thời điểm trả lại tài sản do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng, mặc dù có điều kiện, khả năng nhưng cố tình không trả;
d) Không trả lại tài sản cho người khác do vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng hình thức hợp đồng nhưng sử dụng tài sản đó vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản;
đ) Thiếu trách nhiệm gây thiệt hại đến tài sản của Nhà nước, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp.
3. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 và các điểm a, b, c và đ khoản 2 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này.
Theo Khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền:
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định trên khi có hành vi giả chữ ký trong bản di chúc nhằm để thừa kế những di sản để lại được coi là đang dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản. Người phạm tội sẽ bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ngoài ra, người phạm tội sẽ bị tịch thu tang vật vi phạm.
Khi nào giả mạo chữ ký trong di chúc bị truy cứu trách nhiệm hình sự?
Căn cứ Điều 174 Bộ luật hình sự 2015 được sửa đổi bởi Điểm a Khoản 3 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản như sau:
1. Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
b) Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 172, 173, 175 và 290 của Bộ luật này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
d) Tái phạm nguy hiểm;
đ) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
e) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
c) Lợi dụng thiên tai, dịch bệnh.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
c) Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp.
5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Do đó, theo quy định trên với hành vi giả chữ ký trong di chúc của người phạm tội nhằm thừa kế những di sản mà bố bạn để lại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hình phạt tù cao nhất dành cho người phạm tội này là chung thân.
Hình phạt tù dành cho người phạm tội còn phụ thuộc vào mức độ hành vi và quyết định thi hành án của tòa.
Thủ tục giải quyết tranh chấp hủy bỏ di chúc được thực hiện ra sao?
- Bước 1: Nếu phát hiện di chúc hiện đang áp dụng cho việc phân chia di sản thừa kế vô hiệu ảnh hưởng trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp thì được quyền khởi kiện yêu cầu Tòa án giải quyết.
- Bước 2: Sau khi xem xét đơn khởi kiện, nếu đúng thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán sẽ gửi người khởi kiện thông báo đóng tạm ứng án phí giải quyết vụ án. Khi người khởi kiện nộp cho Tòa án biên lai thu tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán thụ lý vụ án.
- Bước 3: Tòa án tiến hành giải quyết vụ án sơ thẩm trong thời gian từ 6 – 9 tháng.
- Bước 4: Tòa án cấp cao xét xử phúc thẩm (nếu có kháng cáo, kháng nghị bản án cấp sơ thẩm).
Bản án, quyết định của Tòa án có hiệu lực pháp luật sẽ là căn cứ phân chia di sản thừa kế tranh chấp được ghi nhận tại di chúc đã được hủy bỏ hoặc tuyên bố vô hiệu.
Mời bạn xem thêm
- Hợp đồng môi giới nhà đất năm 2023
- Hướng dẫn thủ tục trích lục ghi chú ly hôn
- Có được cho người khác mượn hộ chiếu để xuất cảnh không?
- Thủ tục xin cấp trích lục hồ sơ địa chính
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Giả chữ ký trong di chúc bị xử lý ra sao?” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến Thủ tục công chứng hợp đồng vay tiền. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lập di chúc là một giao dịch dân sự nên tranh chấp hủy bỏ di chúc, tuyên bố di chúc dân sự được xem xét là tranh chấp về giao dịch dân sự. Do đó, căn cứ Khoản 3 Điều 26 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì tranh chấp này thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án.
Theo quy định tại Nghị định 82/2020/NĐ-CP, mức xử phạt vi phạm hành chính như sau:
+ Phạt tiền từ 25 – 35 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chũ ký của công chứng viên (điểm b khoản 6 Điều 15);
+ Phạt tiền từ 03 – 05 triệu đồng trong trường hợp giả mạo chữ ký của người thực hiện chứng thực (điểm a khoản 2 Điều 34).
Theo quy định tại khoản 1 Điều 19 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, phạt tiền từ 10 – 15 triệu đồng đối với hành vi giả mạo chữ ký của tác giả trên tác phẩm. Đồng thời, buộc tiêu hủy tang vật vi phạm.