Thủ tục khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

19/09/2021
894
Views

CÓ thể thấy rằng, nếu thủ tục hành chính gồm: Trích lục giấy khai sinh, xác nhận tình trạng hôn nhân;… Thì luật hình sự lại được mọi người quan tâm hơn cả là thủ tục khởi tố vụ án. Vậy Thủ tục khởi tố vụ án hình sự như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nha.

Xin chào Luật sư 247,

Vào ngày 20/08/2021, anh A lái xe ô tô có đâm vào bố tôi gây tử vong. Song trong quá trình thỏa thuận ai gia đình không đi đến được tiếng nói chung. Vì vậy bên gia đình anh A có những thách thúc và lời nói khó nghe. Bên anh A cũng muốn ra pháp luật để tòa án xét xử.

Anh A đi xe ô tô có sử dụng chất kích thích và đi lấn làn. Do đó, tôi muốn hỏi Luật sư, đối với trường hợp này tôi cần làm những thủ tục gì để khởi tố ạ?

Tôi cảm ơn Luật sư!

Cơ sở pháp lý

Bộ Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017

Bộ Luật Tố tụng Hình sự 2015

Nội dung tư vấn

Khởi tố vụ án hình sự là gì?

Khởi tố vụ án ở đây chính là khởi tố vụ án hình sự là giai đoạn tố tụng hình sự đầu tiên mà trong đó cơ quan tư pháp hình sự có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật tố tụng hình sự tiến hành việc xác định có (hay không) các dấu hiệu của tội phạm trong hành vi nguy hiểm cho xã hội đã được thực hiện, đồng thời ban hành quyết định về việc khởi tố (hoặc không khởi tố) vụ án hình sự liên quan đến hành vi đó. Vậy Thủ tục khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

Thủ tục khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào?

Thủ tục khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào? Tại Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về căn cứ khởi tố vụ án hình sự; như sau:

Căn cứ khởi tố vụ án hình sự

Chỉ được khởi tố vụ án khi đã xác định có dấu hiệu tội phạm. Việc xác định dấu hiệu tội phạm dựa trên những căn cứ:

Tố giác của cá nhân;

Tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

Tin báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

Kiến nghị khởi tố của cơ quan nhà nước;

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm;

Người phạm tội tự thú.

Trong đó, dấu hiệu tội phạm được hiểu là những dấu hiệu của hành vi phạm tội được quy định trong bộ luật hình sự, đó là dấu hiệu của những hành vi có tính chất nguy hiểm đối với xã hội. Những dấu hiệu đó có thể là một hành vi trái pháp luật hoặc một thiệt hại cụ thể nào đó và có thể được chia thành 3 nhóm:

Thứ nhất, nhóm các dấu hiệu tội phạm trong tin tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố.

Điều 144. Tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Tố giác về tội phạm là việc cá nhân phát hiện và tố cáo hành vi có dấu hiệu tội phạm với cơ quan có thẩm quyền.

Tin báo về tội phạm là thông tin về vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan, tổ chức, cá nhân thông báo với cơ quan có thẩm quyền hoặc thông tin về tội phạm trên phương tiện thông tin đại chúng.

Kiến nghị khởi tố là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiến nghị bằng văn bản và gửi kèm theo chứng cứ, tài liệu liên quan cho Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát có thẩm quyền xem xét, xử lý vụ việc có dấu hiệu tội phạm.

Tố giác, tin báo về tội phạm có thể bằng lời hoặc bằng văn bản.

Người nào cố ý tố giác, báo tin về tội phạm sai sự thật thì tuỳ tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của luật.

Điều 145.Trách nhiệm tiếp nhận và thẩm quyền giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm,kiến nghị khởi tố.

Mọi tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố phải được tiếp nhận đầy đủ, giải quyết kịp thời. Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận không được từ chối tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Cơ quan, tổ chức có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố gồm:

a) Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố;

b) Cơ quan, tổ chức khác tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm

Thứ hai, do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Nhóm này được quy định tại điều 151 Bộ luật tố tụng hình sự 2015:

Điều 151. Giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm do cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện

Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện dấu hiệu tội phạm thì quyết định việc khởi tố vụ án theo thẩm quyền hoặc chuyển cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền giải quyết.

Đây thường là nhưng dấu hiệu tội phạm mà cơ quan tiến hành tố tụng trực tiếp phát hiện ra trong khi thực hiện nhiệm vụ. Đó có thể là những thông tin về một hành vi tội phạm phát hiện trong quá trình tìm hiểu các tài liệu, chứng cứ hoặc thông tin về một vụ việc khác hoặc thông qua lời khai của nhân chứng hay bị can, bị cáo trong một vụ án khác.

Thứ ba, dấu hiệu tội phạm thu được do người phạm tội đầu thú hoặc tự thú

Trong trường hợp này, người phạm tội tự mình đến cơ quan có thẩm quyền trình bày về những hành vi phạm tội của mình. Trên cơ sở những thông tin đó, cơ quan tiến hành tố tụng có thẩm quyền sẽ xác minh, đối chiếu trước khi xem xét ra quyết định khởi tố vụ án hình sự đối với người đó và hành vi của họ. Điều 152 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cụ thể về vấn đề này như sau:

Điều 152. Người phạm tội tự thú, đầu thú

Khi người phạm tội đến tự thú, đầu thú, cơ quan, tổ chức tiếp nhận phải lập biên bản ghi rõ họ tên, tuổi, nghề nghiệp, chỗ ở và lời khai của người tự thú, đầu thú. Cơ quan, tổ chức tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú có trách nhiệm thông báo ngay cho Cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát.

Trường hợp xác định tội phạm do người tự thú, đầu thú thực hiện không thuộc thẩm quyền điều tra của mình thì Cơ quan điều tra tiếp nhận người tự thú, đầu thú phải thông báo ngay cho Cơ quan điều tra có thẩm quyền để tiếp nhận, giải quyết.

Trong thời hạn 24 giờ kể từ khi tiếp nhận người phạm tội tự thú, đầu thú, Cơ quan điều tra có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho Viện kiểm sát cùng cấp.

Tuy nhiên, không phải trong mọi trường hợp có các dấu hiệu tội phạm thì cơ quan tiến hành tố tụng đều ra quyết định khởi tố vụ án hình sự bởi khoản 1 điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của người bị hại quy định:

Điều 155. Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại

Chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.

Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ, trừ trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện theo pháp luật của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Thời hạn giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố

Trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được tố giác tội phạm, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố, Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra phải kiểm tra, xác minh và ra một trong các quyết định:

a) Quyết định khởi tố vụ án hình sự;

b) Quyết định không khởi tố vụ án hình sự;

c) Quyết định tạm đình chỉ việc giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố.

Trường hợp vụ việc bị tố giác, tin báo về tội phạm hoặc kiến nghị khởi tố có nhiều tình tiết phức tạp hoặc phải kiểm tra, xác minh tại nhiều địa điểm thì thời hạn giải quyết tố giác, tin báo, kiến nghị khởi tố có thể kéo dài nhưng không quá 02 tháng.

Trường hợp chưa thể kết thúc việc kiểm tra, xác minh trong thời hạn quy định tại khoản này thì Viện trưởng Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện trưởng Viện kiểm sát có thẩm quyền có thể gia hạn một lần nhưng không quá 02 tháng.

Giải quyết tình huống

Mẫu Đơn đề nghị khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi gây tai nạn giao thông


CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-***————-

…………., ngày …….. tháng …….. năm 2019

ĐƠN ĐỀ NGHỊ KHỞI TỐ VỤ ÁN TAI NẠN GIAO THÔNG

(V/v: Khởi tố vụ án hình sự với hành vi gây tai nạn giao thông của đối tượng Nguyễn Văn A)

Kính gửi: CƠ QUAN ĐIỀU TRA – CÔNG AN HUYỆN/QUẬN ……………… (nơi tiếp nhận xử lý vụ tại nạn)

Tôi là: ……………………………. Sinh ngày: ……/……./………..

Chứng minh nhân dân số: ……………. cấp ngày: …………. tại …………..

Hộ khẩu thường trú tại : ………………………………………….

Chỗ ở hiện nay: ………………………………………………….

Điện thoại liên hệ: ……………………………………..

Là ……………. của ………………….. – nạn nhân trong vụ tai nạn xảy ra ngày ……./……/……..

Ngày ……/…../…….., bố/con/anh tôi là …………………………………………….., sinh năm …………, điều khiển xe mang Biển kiểm soát ………………………….. di chuyển từ ……………. tới ………………………. Đến đoạn đường ………………….. vào lúc …………giờ thì xảy ra va chạm với xe ô tô mang BKS ………………….. do anh …………………………… sinh năm ……………. di chuyển cùng chiều. Sau va chạm, bố/con/anh tôi bị chấn thương sợ não nặng, hiện đang hôn mê và chưa có dấu hiệu tỉnh lại tại Bệnh viện ……………….. tại vụ tai nạn ngày hôm ấy, bên cạnh bố/con/anh tôi còn có hai nạn nhân nữa, một trong số đó đã tử vong. Theo kết quả điều tra ban đầu của cơ quan công an, nguyên nhân vụ tai nạn là do anh ………………………… sử dụng ma túy, có dấu hiệu bị “ngáo” và điều khiển xe vượt quá tốc độ cho phép đâm vào bố/con/anh tôi và những người khác khi đang dừng đèn đỏ .

Xét thấy, hành vi của anh …………………………….. là đặc biệt nguy hiểm cho xã hội, đã cấu thành tội phạm hình sự theo quy định tại Điều 260 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể:

Điều 260. Tội vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ

a) Làm chết người;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;

c) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;

d) Gây thiệt hại về tài sản từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:

a) Không có giấy phép lái xe theo quy định;

b) Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định, có sử dụng chất ma túy hoặc chất kích thích mạnh khác;

c) Bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

d) Không chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

đ) Làm chết 02 người;

e) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 122% đến 200%:

g) Gây thiệt hại về tài sản từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Làm chết 03 người trở lên;

b) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;

c) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên.

4. Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ trong trường hợp có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả quy định tại một trong các điểm a, b và c khoản 3 Điều này nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

Do đó, bằng đơn này, tôi kính đề nghị quý cơ quan:

– Tiến hành khởi tố vụ án, khởi tố bị can với đối tượng …………………………………;

– Xem xét, xử lý nghiêm minh hành vi nguy hiểm xã hội nói trên của đối tượng ………………….;

Kính mong quý cơ quan nhanh chóng xử lý theo quy định pháp luật.

Tôi xin chân thành cảm ơn.

Tài liệu kèm theo:Người làm đơn
– Chứng minh nhân dân người gửi đơn;
– Giấy tờ chứng minh quan hệ với người bị hại/nạn nhân
 

Thông tin liên hệ Luật Sư

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về Thủ tục khởi tố vụ án hình sự diễn ra như thế nào? Chúng tôi hi vọng bạn có thể vận dụng trong công việc và cuộc sống.

Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư 247 hãy liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp:

Quyết định khởi tố là gì?

Quyết định khởi tố là quyết định có giá trị pháp lý được lập bởi những người tiến hành tố tụng có thẩm quyền theo những trình tự thủ tục luật định để chính thức thể hiện ý chí của Nhà nước trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tội phạm. 

Gây tai nạn giao thông cần bồi thường những khoản gì?

Thiệt hại do sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
d) Thiệt hại khác do luật quy định.

Khởi tố hình sự có ý nghĩa như thế nào?

khởi tố vụ án hình sự là sự phản ứng nhanh chóng từ phía Nhà nước đối với mỗi hành vi phạm tội nhằm góp phần phát hiện, điều tra và xử lý một cách có căn cứ và đúng pháp luật hành vi phạm tội và người phạm tội, đồng thời không chỉ là chức năng quan trọng trong hoạt động tư pháp hình sự mà còn là phương tiện cơ bản để thực hiện tốt nguyên tắc không tránh khỏi trách nhiệm trong thực tiễn áp dụng pháp luật tố tụng hình sự, tránh bỏ lọt tội phạm;

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Hình sự

Để lại một bình luận