Xin chào Luật Sư 247. Tôi tên là Hoàng Dương, theo như tôi được biết thông thường với các hàng hóa, vật phẩm là hàng cấm mà vẫn cố tình vận chuyển nếu phát hiện tịch thu sẽ bị coi là tang vật và cần phải xử lý chúng. Tôi khá tò mò về điều này và không rõ Chính phủ quy định như thế nào, cụ thể tôi có biết tới Nghị định 29/2018/NĐ-CP liên quan tới việc xử lý tang vật, nghị định này có những điểm gì nổi bật. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi Nghị định 29 xử lý tang vật theo quy định pháp luật hiện hành không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư 247. Để giải đáp vấn đề “Nghị định 29 xử lý tang vật theo quy định pháp luật hiện hành” và cũng như giải đáp rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Nghị định số 29/2018/NĐ-CP
Tang vật là gì?
Tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý; là giấy tờ, tài liệu, chứng từ; là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác, có liên quan trực tiếp đến hành vi vi phạm hành chính.
Có thể hiểu, tài sản được cá nhân vi phạm sử dụng trực tiếp, có liên quan đến hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là tang vật.
Xử lý tang vật bị tịch thu như thế nào?
Cơ quan nhà nước tịch thu tang vật liên quan của cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính và xử lý tùy thuộc vào loại tang vật, cụ thể:
+ Nếu tang vật là tiền Việt Nam, ngoại tệ, chứng chỉ có giá, vàng, bạc, đá quý, kim loại quý thì phải nộp vào ngân sách nhà nước;
+ Nếu tang vật là giấy tờ, tài liệu, chứng từ liên quan thì chuyển cho cơ quan được giao quản lý, sử dụng tài sản;
+ Nếu tang vật là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hoá, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành và tài sản khác thì chuyển giao cho cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành;
+ Đối với tang vật không thuộc trường hợp quy định trên thì tiến hành thuê tổ chức bán đấu giá chuyên nghiệp để thực hiện việc bán đấu giá; Trường hợp tang vật không còn giá trị thì Cơ quan tịch thu cần lập Hội đồng xử lý.
Nghị định 29 xử lý tang vật theo quy định pháp luật hiện hành
Chính phủ đã ban hành Nghị định số 29/2018/NĐ-CP ngày 05/3/2018 quy định trình tự, thủ tục xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân. Đồng thời, ngày 05/7/2018, Bộ Tài chính cũng đã ban hành Thông tư số 57/2018/TT-BTC hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 29/2018/NĐ-CP. Nghị định có một số điểm chung nổi bật như sau:
Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan, người có thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản.
2. Cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao nhiệm vụ quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân.
3. Các tổ chức, cá nhân khác liên quan.
Tài sản thuộc đối tượng được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Tài sản bị tịch thu theo quy định của pháp luật gồm:
a) Tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu.
b) Vật chứng vụ án, tài sản khác bị tịch thu theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự.
2. Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên, tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy, tài sản không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự; hàng hóa tồn đọng thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan, gồm:
a) Bất động sản vô chủ hoặc không xác định được chủ sở hữu được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là bất động sản vô chủ).
b) Tài sản bị đánh rơi, bỏ quên không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận được xác lập quyền sở hữu toàn dân (sau đây gọi là tài sản bị đánh rơi, bỏ quên).
c) Tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được phát hiện hoặc tìm thấy thuộc đất liền, các hải đảo và vùng biển Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán mà tại thời điểm phát hiện hoặc tìm thấy không có hoặc không xác định được chủ sở hữu theo quy định của pháp luật (sau đây gọi là tài sản bị chôn, giấu, bị vùi lấp, chìm đắm).
d) Tài sản là di sản không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có người thừa kế nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản hoặc hết thời hiệu yêu cầu chia di sản kể từ thời điểm mở thừa kế mà không có người chiếm hữu theo quy định của pháp luật về dân sự (sau đây gọi là di sản không người thừa kế).
đ) Tài sản là hàng hóa tồn đọng được lưu giữ tại khu vực cảng, kho, bãi thuộc địa bàn hoạt động hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan (sau đây gọi là hàng hóa tồn đọng).
3. Tài sản của quỹ xã hội, tài sản của quỹ từ thiện bị giải thể nhưng không có quỹ khác có cùng Mục đích hoạt động nhận tài sản chuyển giao hoặc bị giải thể do hoạt động vi phạm Điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thuộc về Nhà nước theo quy định của Bộ luật dân sự (sau đây gọi là tài sản của quỹ bị giải thể).
4. Tài sản do tổ chức, cá nhân trong nước và nước ngoài hiến, biếu, tặng cho, đóng góp, viện trợ, tài trợ nhưng chưa hạch toán ngân sách nhà nước và hình thức chuyển giao quyền sở hữu khác cho Nhà nước Việt Nam (sau đây gọi là tài sản do chủ sở hữu tự nguyện chuyển giao quyền sở hữu cho Nhà nước).
5. Tài sản do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao không bồi hoàn cho Nhà nước Việt Nam theo cam kết sau khi kết thúc thời hạn hoạt động.
6. Tài sản được đầu tư theo hình thức đối tác công tư được chuyển giao cho Nhà nước Việt Nam theo hợp đồng dự án.
Nguyên tắc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và quản lý, xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản phải được lập thành văn bản; đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của Nhà nước, tôn trọng quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức và cá nhân có liên quan.
2. Việc quản lý nhà nước đối với tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện thống nhất, có phân công, phân cấp rõ thẩm quyền, trách nhiệm của từng cơ quan.
3. Việc xác định giá trị và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo cơ chế thị trường.
4. Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân về tài sản và xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện công khai, minh bạch; mọi hành vi vi phạm phải được xử lý kịp thời, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.
Thông tin liên hệ
Luật sư 247 đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Nghị định 29 xử lý tang vật theo quy định pháp luật hiện hành” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp,… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
- Tăng tiền phạt, tịch thu tang vật mua dâm, bán dâm
- Xử lý việc xây dựng nhà không phù hợp quy hoạch như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Cơ quan nhà nước áp dụng biện pháp tịch thu tang vật trong các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 3 Nghị định 81/2013/NĐ-CP của Chính phủ về quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Xử lý vi phạm hành chính, cụ thể:
a) Vi phạm nghiêm trọng được thực hiện do lỗi cố ý;
b) Vật, tiền, hàng hóa, phương tiện là tang vật trực tiếp của vi phạm hành chính hoặc được trực tiếp sử dụng để thực hiện hành vi vi phạm hành chính, mà nếu không có vật, tiền, hàng hóa, phương tiện này, thì không thể thực hiện được hành vi vi phạm.
Trường hợp tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là ma túy, vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, vật có giá trị lịch sử, giá trị văn hóa, bảo vật quốc gia, cổ vật, hàng lâm sản quý hiếm, vật thuộc loại cấm lưu hành, thì phải quy định tịch thu.
Theo quy định của pháp luật, những cá nhân, tổ chức sau đây có thẩm quyền tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính:
– Chủ tịch ủy ban nhân dân các cấp: gồm cấp xã, cấp huyện, cấp tỉnh.
– Công an nhân dân;
– Bộ đội biên phòng;
– Cảnh sát biển;
– Hải quan;
– Kiểm lâm;
– Cơ quan thuế;
– Quản lý thị trường;
– Thanh tra;
– Cảng vụ hàng không, Cảng vụ hàng hải; Cảng vụ đường thủy nội địa;
– Tòa án nhân dân;
– Cơ quan thi hành án dân sự;
– Cơ quan quản lý lao động ngoài nước;
– Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự và cơ quan khác được ủy quyền thực hiện chức năng lãnh sự của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ở nước ngoài;
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định về nguồn kinh phí như sau:
Nguồn kinh phí
1. Đối với tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính được xử lý bán thì nguồn kinh phí để chi cho các nội dung quy định tại Điều 9 của Thông tư này được sử dụng từ số tiền thu được do bán tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính. Trường hợp số tiền thu được không đủ để thanh toán các khoản chi phí thì các khoản chi còn thiếu được bố trí trong dự toán chi thường xuyên hàng năm của đơn vị được giao chủ trì quản lý, xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính để bảo đảm kinh phí thực hiện việc xử lý tang vật, phương tiện bị tịch thu do vi phạm hành chính.
…