Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

28/12/2022
Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính
254
Views

Xin chào mọi người và Luật Sư. Tôi có một số thắc mắc như sau. Vừa qua bạn tôi có bị xử lý hành chính và bị yêu cầu tiêu hủy tang vật trong vụ hành chính. Tang vật trong vụ trên là hàng hóa, bánh kẹo. Việc tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính được quy định như thế nào? Rất mong nhận được sự giúp đỡ từ mọi người và Luật Sư. Xin chân thành cảm ơn. Xin chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư 247. Tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “ Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính ” sau đây.

Căn cứ pháp lý

Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

Việc tiêu hủy phải tuân thủ đúng quy định về hình thức tiêu hủy theo điểm b khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC ngày 21/11/2013 của Bộ trưởng Bộ Tài chính. Do đó, tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức: Sử dụng hóa chất; Sử dụng biện pháp cơ học; Hủy đốt; Hủy chôn; Hình thức khác theo quy định của pháp luật.

Việc tiêu hủy hàng hoá phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

Xử lý tang vật theo hình thức tiêu hủy thì ai tham gia trong việc tiêu hủy?

Việc xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng bạn tham khảo Thông tư số 173/2013/TT-BTC. Trường hợp xử lý tang vật theo hình thức tiêu hủy, bạn tham khảo quy trình tại khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC, cụ thể:

“2. Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:

-Sử dụng hóa chất;

-Sử dụng biện pháp cơ học;

-Hủy đốt;

-Hủy chôn;

-Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.”

Khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính có bắt buộc phải có mặt người vi phạm không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 4 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:

Tổ chức xử lý tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng

2.Đối với hàng hoá, vật phẩm xử lý theo hình thức tiêu huỷ:
a) Người ra quyết định tạm giữ thành lập Hội đồng xử lý để tiêu hủy các hàng hoá, vật phẩm bị hư hỏng quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này. Hội đồng xử lý do người ra quyết định tạm giữ hoặc người được uỷ quyền làm Chủ tịch, các thành viên khác gồm: đại diện cơ quan tài chính cùng cấp hoặc cơ quan tài chính tại địa bàn xảy ra hành vi vi phạm (trong trường hợp được cơ quan tài chính cấp trên uỷ quyền hoặc trường hợp người ra quyết định tạm giữ thuộc cơ quan không tổ chức theo cấp hành chính) và đại diện các cơ quan chuyên môn liên quan;
b) Hình thức tiêu huỷ: Tuỳ thuộc vào tính chất, đặc điểm của hàng hoá, vật phẩm và yêu cầu đảm bảo vệ sinh môi trường, việc tiêu hủy được thực hiện theo các hình thức sau đây:

-Sử dụng hóa chất;

-Sử dụng biện pháp cơ học;

-Hủy đốt;

-Hủy chôn;

-Hình thức khác theo quy định của pháp luật.
c) Việc tiêu hủy hàng hoá, vật phẩm phải được lập thành biên bản, có đầy đủ chữ ký của các thành viên Hội đồng xử lý. Nội dung chủ yếu của biên bản gồm: căn cứ và lý do thực hiện tiêu huỷ; thời gian, địa điểm tiêu huỷ; thành phần tham gia tiêu huỷ; tên, chủng loại, nguồn gốc, xuất xứ, số lượng, hiện trạng của hàng hoá, vật phẩm tại thời điểm tiêu huỷ; hình thức tiêu hủy và các nội dung khác có liên quan.

Biên bản tiêu hủy tang vật, phương tiện vi phạm hành chính được quy định tại Mẫu MBB 21 – ban hành kèm phụ lục của Nghị định 118/2021/NĐ-CP.

Trong nội dung biên bản, phần cuối cùng có yêu cầu chữ ký của cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm.

Như vậy khi tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính thì có bắt buộc phải có mặt người vi phạm.

Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính gồm những ai?

Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính

Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 173/2013/TT-BTC quy định như sau:

Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính để làm căn cứ xác định khung tiền phạt, thẩm quyền xử phạt

1.Thành phần Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính quy định tại khoản 3 Điều 60 Luật xử lý vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan trung ương và cơ quan cấp tỉnh ra quyết định tạm giữ:

-Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;

-Đại diện Sở Tài chính – Thành viên;

-Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;

-Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).
b) Đối với tang vật vi phạm hành chính do người có thẩm quyền thuộc cơ quan cấp huyện và cấp xã ra quyết định tạm giữ:

-Người ra quyết định tạm giữ tang vật vi phạm – Chủ tịch Hội đồng;

-Đại diện Phòng Tài chính – Kế hoạch huyện hoặc cán bộ tài chính xã – Thành viên;

-Đại diện cơ quan chuyên môn có liên quan – Thành viên;

-Đại diện bộ phận chuyên môn của cơ quan của người ra quyết định tạm giữ – Thành viên (nếu có).

2.Nguyên tắc làm việc của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính được quy định như sau:
a) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính làm việc theo nguyên tắc tập thể. Các phiên họp của Hội đồng do Chủ tịch Hội đồng triệu tập và phải có ít nhất 2/3 tổng số thành viên của Hội đồng tham dự. Chủ tịch Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính điều hành phiên họp, trường hợp Chủ tịch Hội đồng vắng mặt thì uỷ quyền cho một (01) thành viên Hội đồng điều hành phiên họp;
b) Mỗi thành viên của Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phát biểu ý kiến của mình về giá trị của tang vật vi phạm hành chính. Các quyết định về giá trị tang vật vi phạm hành chính phải được quá nửa số thành viên Hội đồng tán thành. Trường hợp biểu quyết ngang nhau thì quyết định theo bên có biểu quyết của Chủ tịch Hội đồng (hoặc người được uỷ quyền điều hành phiên họp);
c) Hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính phải lập biên bản về việc xác định giá trị tang vật. Biên bản định giá tài sản phải phản ánh đầy đủ và trung thực toàn bộ quá trình xác định giá trị tang vật theo Mẫu biên bản ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy thành viên hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính được quy định như trên.

Và hội đồng xác định giá trị tang vật vi phạm hành chính sẽ làm việc theo các nguyên tắc theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Thông tin liên hệ với Luật sư X

Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Quy định về tiêu hủy tang vật vi phạm hành chính”. Ngoài ra, chúng tôi  có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến quy định tạm ngừng kinh doanh. Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng. Hoặc liên hệ qua các kênh sau:

Mời bạn xem thêm:

  • Gói thầu tư vấn áp dụng hình thức đấu thầu nào
  • Khi nào kiểm toán nhà nước, kiểm tra doanh nghiệp
  • Hết thời gian tạm ngừng kinh doanh
  • Chung cư tái định cư la gì

Câu hỏi thường gặp

Tang vật vi phạm hành chính là hàng hoá, vật phẩm dễ bị hư hỏng thì sẽ được xử lý với hình thức nào?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 173/2013/TT-BTC. Có 2 hình thức:
-Tiêu hủy đối với hàng hoá, vật phẩm đã bị hư hỏng không còn giá trị sử dụng.
-Bán trực tiếp (không thông qua đấu giá), trừ các trường hợp phải tiêu hủy theo quy định tại khoản 1 Điều này.

Thẩm quyền xử phạt và yêu cầu tiêu hủy

Đội trưởng Đội Quản lý thị trường; Cục trưởng Cục Quản lý thị trường cấp tỉnh, Cục trưởng Cục nghiệp vụ quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường; Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường xử phạt và yêu cầu áp dụng biện pháp khắp phục hậu quả theo quy định tại khoản 2, 3, 4 Điều 82 Nghị định 98/2020/NĐ-CP

Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong bao nhiêu ngày?

Về thời gian tạm giữ tang vật được quy định tại khoản 2, khoản 8 Điều 125 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 được sửa đổi bởi điểm b khoản 64 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020. Thời gian tạm giữ tang vật vi phạm hành chính trong 07 ngày làm việc kể từ ngày tạm giữ.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.