Quy định trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

15/08/2022
Trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
457
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về việc trả lại tang vật bị tạm giữ như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Bên cạnh các quyết định xử phạt vi phạm hành chính; pháp luật còn quy định phía cơ quan có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính trong một số trường hợp sẽ phải tiến hành tạm giữ các tang vật từ các hành vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định thì việc trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính được quy định ra sao?

Để giải đáp cho câu hỏi về việc trả lại tang vật bị tạm giữ như thế nào? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Nguyên tắc về quản lý và bảo quản tang vật

Theo quy định tại Điều 3 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về nguyên tắc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

– Tang vật phải được quản lý, bảo quản chặt chẽ, an toàn, sắp xếp hợp lý, dễ kiểm tra, tránh nhầm lẫn, không để gây ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh.

– Các tang vật phải được bảo đảm tính nguyên vẹn, không tính đến phần giảm giá trị thiệt hại do các nguyên nhân khách quan như thời tiết, độ ẩm, hao mòn theo thời gian và các nguyên nhân khác.

– Chỉ tiếp nhận, trả lại, chuyển tang vật cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khi có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền.

Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý và bảo quản tang vật?

Theo quy định tại Điều 5 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

– Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật bao gồm:

  • Chi xây dựng, sửa chữa, mở rộng, nâng cấp cơ sở vật chất hoặc thuê nơi tạm giữ;
  • Chi mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu;
  • Chi phí để thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông báo cho người vi phạm, chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp của tang vật, phương tiện bị tạm giữ;
  • Các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

– Kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ, bao gồm: Các khoản chi cho mua sắm trang thiết bị, phương tiện cần thiết phục vụ cho việc quản lý, bảo quản, vận chuyển, giao, nhận, giám định giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các khoản chi khác theo quy định của pháp luật.

– Kinh phí cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ được bảo đảm theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và phân cấp quản lý ngân sách hiện hành.

– Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định cụ thể về kinh phí bảo đảm cho công tác quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Chế độ quản lý và bảo quản tang vật

Theo quy định tại Điều 13 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về chế độ quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ như sau:

Người đứng đầu cơ quan của người quản lý, bảo quản căn cứ vào tính chất của từng loại tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ để bố trí, sắp xếp và có biện pháp quản lý, bảo quản phù hợp.

– Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là máy móc, phương tiện có sử dụng xăng, dầu hoặc các nhiên liệu dễ gây cháy, nổ thì khi đưa vào nơi tạm giữ phải cách biệt với tang vật khác và để cách biệt với nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt bảo đảm an toàn phòng, chống cháy, nổ, chuẩn bị các điều kiện để sẵn sàng chữa cháy.

– Đối với tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu là hàng hóa, vật phẩm dễ gây ô nhiễm môi trường thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm an toàn không gây ô nhiễm môi trường trong thời gian tạm giữ.

– Đối với tang vật bị tạm giữ, tịch thu là chất, hàng nguy hiểm về cháy, nổ, chất độc, chất phóng xạ thì phải đưa vào nhà, kho hoặc nơi quản lý, bảo quản bảo đảm các điều kiện về an toàn phòng cháy, chữa cháy, phòng nổ, phòng độc, chống phóng xạ, phòng ngừa sự cố môi trường.

– Đối với giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ thì phải đưa vào trụ sở cơ quan người có thẩm quyền tạm giữ để quản lý, bảo quản và phải được bảo quản, sắp xếp gọn gàng trong tủ đựng tài liệu, bảo đảm điều kiện chống mối mọt, tránh ẩm thấp, cách xa nguồn nhiệt độ cao.

Trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính
Trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Trả lại tang vật bị tạm giữ theo thủ tục hành chính

Theo quy định tại Điều 16 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về việc trả lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ hoặc chuyển tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ như sau:

– Việc trả lại tang vật phải có quyết định bằng văn bản của người có thẩm quyền ra quyết định tạm giữ.

– Người quản lý, bảo quản tang vật khi đã có quyết định trả lại tang vật hoặc quyết định chuyển tang vật, phương tiện theo trình tự như sau:

  • Kiểm tra quyết định trả lại tang vật hoặc quyết định chuyển tang vật; kiểm tra thẻ Căn cước công dân hoặc Chứng minh nhân dân của người đến nhận.
  • Người đến nhận lại tang vật, phải là người vi phạm hoặc chủ sở hữu có tang vật hoặc đại diện tổ chức vi phạm hành chính đã được ghi trong quyết định tạm giữ tang vật. Nếu chủ sở hữu, tổ chức, cá nhân vi phạm ủy quyền cho người khác đến nhận lại tang vật bị tạm giữ thì phải lập văn bản ủy quyền theo quy định của pháp luật;
  • Yêu cầu người đến nhận lại tang vật đối chiếu với biên bản tạm giữ để kiểm tra về chủng loại, số lượng, khối lượng, chất lượng, đặc điểm, hiện trạng của tang vật bị tạm giữ dưới sự chứng kiến của người quản lý. Việc giao, nhận lại tang vật bị tạm giữ phải được lập thành biên bản;

– Người quản lý, bảo quản tang vật sau khi trả lại tang vật, phương tiện bị tạm giữ hoặc sau khi đã chuyển tang vật có trách nhiệm báo cáo người có thẩm quyền đã ra quyết định tạm giữ, tịch thu trước đó về kết quả đã thực hiện.

– Chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật:

  • Tổ chức, cá nhân vi phạm khi đến nhận lại tang vật không thuộc trường hợp bị tịch thu phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật trong thời gian bị tạm giữ.
  • Tổ chức, cá nhân vi phạm không phải trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật, trong thời gian tang vật vi phạm hành chính bị tạm giữ nếu chủ tang vật không có lỗi trong việc vi phạm hành chính hoặc áp dụng biện pháp tịch thu đối với tang vật hoặc tổ chức, cá nhân vi phạm được giao giữ, bảo quản phương tiện theo quy định tại Điều 14 và Điều 15 Nghị định 38/2021/NĐ-CP.
  • Cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật trong trường hợp tự tổ chức lưu giữ, bảo quản tang vật bị tạm giữ hoặc tổ chức được cơ quan của người ra quyết định tạm giữ tang vật thuê để lưu giữ, bảo quản tang vật được trả chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật trong thời gian bị tạm giữ;
  • Mức chi phí lưu kho, chi phí bến bãi, chi phí bảo quản tang vật bị tạm giữ được thực hiện theo quy định của pháp luật về giá.

Quy định về xử lý tang vật hết thời hạn tạm giữ

Theo quy định tại Điều 17 Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định về xử lý tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề hết thời hạn tạm giữ như sau:

– Việc xử lý tang vật hết thời hạn tạm giữ được thực hiện theo quy định tại các khoản 4, 4a và khoản 4b Điều 126 Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 (sửa đổi, bổ sung năm 2020).

– Người ra quyết định tạm giữ tang vật có trách nhiệm tiếp tục quản lý, bảo quản tang vật khi đã quá thời hạn tạm giữ mà người vi phạm chủ sở hữu, người quản lý hoặc người sử dụng hợp pháp không đến nhận hoặc không xác định được người vi phạm và trong thời gian thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng cho đến khi tang vật đó bị tịch thu, xử lý theo quy định; giấy phép, chứng chỉ hành nghề được chuyển cho cơ quan có thẩm quyền để thu hồi theo quy định của pháp luật.

– Sau khi tang vật vi phạm hành chính đã có quyết định tịch thu của cơ quan, người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính thì được xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Trả lại tang vật bị tạm giữ như thế nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; nhận công chứng tại nhà; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Các hành vi bị cấm trong tạm giữ tang vật?

– Chiếm đoạt, bán, trao đổi, cầm cố, thế chấp, đánh tráo, thay thế, sử dụng trái pháp luật tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ và các hành vi trục lợi khác.
– Vi phạm quy định về niêm phong tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu; mang tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ ra khỏi nơi tạm giữ mà không được phép của cấp có thẩm quyền.
– Làm mất, hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Các đối tượng có thể bị tạm giữ tang vật trong vi phạm hành chính?

– Tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài có tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan đến việc quản lý, bảo quản tang vật, phương tiện bị tạm giữ, tịch thu, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ.

Nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân có tang vật bị tạm giữ?

– Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định tạm giữ, tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; quyết định tạm giữ giấy phép, chứng chỉ hành nghề.
– Nhận lại tang vật, phương tiện, giấy phép, chứng chỉ hành nghề bị tạm giữ theo đúng thời hạn ghi trong quyết định tạm giữ.

5/5 - (2 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.