Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023

10/12/2022
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023
342
Views

Xin chào Luật sư 247. Tôi là Hoàng Trang, tôi vừa mới lên Hà Nội để làm việc tại đây. Do vừa xa quê hương để đặt chân đến nơi đất khách quê người nên tôi còn nhiều thắc mắc về vấn đề thuê nhà ở. Hôm qua tôi vừa thuê được một nhà trọ trong hẻm, chị chủ trọ cũng là người mới cho thuê nên chưa biết mẫu hợp đồng thuê nhà ở ra sao. Vậy Luật sư có thể cung cấp thông tin cho tôi về mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất? Rất mong được Luật sư hồi đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi để giải đáp thắc mắc của bạn cũng như vấn đề: Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023?. Đây chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên thì hãy cùng tham khảo qua bài viết dưới đây của Luật sư 247 để làm rõ vấn đề nhé!

Hợp đồng thuê nhà là gì?

Tại Điều 472 Bộ luật dân sự 2015 quy định như sau: Hợp đồng thuê nhà là hợp đồng dân sự thông dụng, là bản thỏa thuận giữa các bên gồm bên cho thuê nhà và bên thuê nhà để sử dụng trong một thời hạn và bên thuê phải trả tiền thuê theo thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

Đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở

Đối tượng của hợp đồng thuê nhà là nhà ở, là diện tích nhà dùng để ở mà bên cho thuê chuyển quyền sử dụng cho bên thuê. Từ đó làm phát sinh quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Luật Nhà ở năm 2014 thì nhà ở được định nghĩa như sau:

Nhà ở là công trình xây dựng với mục đích để ở và phục vụ các nhu cầu sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân.

Nhà ở được xác định thông qua các yếu tố như diện tích chính để ở và sinh hoạt, diện tích cho công trình phụ như nhà bếp, loại nhà, chất lượng nhà, thiết bị nội thất kèm theo (nếu có).

Để nhà ở có thể tham gia giao dịch thuê nhà ở thì theo quy định tại điều 118 Luật nhà ở 2014 thì nhà ở cho thuê phải đáp ứng các điều kiện sau:

Thứ nhất, không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);

Thứ hai, không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền (không áp dụng với nhà ở hình thành trong tương lai);

Thứ ba, không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền;

Thứ tư, bảo đảm chất lượng, an toàn cho bên thuê nhà ở, có đầy đủ hệ thống điện, cấp, thoát nước, bảo đảm vệ sinh môi trường.

Ngoài ra, đối với nhà ở tại Việt Nam cho người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức cá nhân nước ngoài thuê thì pháp luật hiện hành có quy định riêng về điều kiện nhà ở cho thuê. Cụ thể:

  • Bên cho thuê nhà ở phải là chủ sở hữu nhà ở hoặc người được chủ sở hữu cho phép, ủy quyền để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của Luật Nhà ở và pháp luật về dân sự.
  • Nếu bên cho thuê là cá nhân, phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật dân sự;
  • Nếu bên cho thuê là tổ chức, phải có tư cách pháp nhân, trừ trường hợp tổ chức tặng cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương.
  • Bên thuê nhà ở là cá nhân nước ngoài thì phải:
  • Có đủ năng lực hành vi dân sự để thực hiện giao dịch về nhà ở theo quy định của pháp luật Việt Nam;
  • Phải thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam theo quy định của Luật này;
  • Không bắt buộc phải có đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú tại nơi có nhà ở được giao dịch.

Theo quy định tại Điều 159 Luật nhà ở 2014, cá nhân nước ngoài thuộc đối tượng được sở hữu nhà ở tại Việt Nam gồm:

  • Cá nhân nước ngoài đầu tư xây dựng nhà ở theo dự án tại Việt Nam theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan;
  • Cá nhân nước ngoài được phép nhập cảnh vào Việt Nam.

Đối tượng của hợp đồng thuê nhà ở sinh viên chủ yếu là sinh viên các bậc cao đẳng đai học, trung cấp…

Nội dung cơ bản của hợp đồng thuê nhà

Hợp đồng thuê nhà là sự thỏa thuận giữa các bên, theo đó bên cho thuê giao nhà cho bên thuê để sử dụng trong một thời hạn, bên thuê phải trả tiền thuê.

  • Một hợp đồng thuê nhà có nội dung cơ bản sau:
  • Thông tin cơ bản của hai bên (bên thuê và bên cho thuê): họ và tên, số CMND…
  • Đối tượng hợp đồng
  • Thời gian thuê, thời hạn giao nhà
  • Tiền thuê, tiền đặt cọc
  • Quyền và nghĩa vụ các bên
  • Điều khoản khác: đơn phương chấm dứt hợp đồng, hiệu lực hợp đồng…

Hai bên có thể thêm các điều khoản khác vào hợp đồng tùy thuộc vào sự thỏa thuận của cả hai bên nhưng các điều khoản thêm vào phải phù hợp với quy định pháp luật và không trái với quy tắc đạo đức xã hội.

Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất

Lưu ý khi soạn thảo hợp đồng cho thuê nhà ở

Hợp đồng cho thuê nhà mục đích để ở là một trong những dạng hợp đồng phổ biến nhất trong lĩnh vực cho thuê nhà hiện nay. Trước tiên dưới góc độ pháp lý có một số vấn đề cần đặc biệt lưu ý như sau:

  • Khái niệm nhà ở, bao gồm: Nhà mặt đất và nhà chung cư.
  • Mục đích thuê sử dụng vào để ở (Để một cá nhân, một nhóm người, hoặc một hộ gia đình cùng sinh sống trong ngôi nhà đó).
  • Tài sản cho thuê bao gồm toàn bộ ngôi nhà hay một phần ngôi nhà và các tài sản khác kèm theo (Điều hòa, tivi, tủ lạnh, máy gặt …) nên lập thành bảng kê.
  • Điều khoản cho thuê lại nhà ở (Hai bên cần làm rõ vấn đề này, để tránh trường hợp khi bên thuê chưa hết hạn hợp đồng mà không muốn bị phạt hợp đồng lại tìm người khác để cho thuê lại và phát sinh tranh chấp).
  • Giá hợp đồng cho thuê nhà ở: Hai bên thường thỏa thuận một mức giá cố định thanh toán theo tháng hoặc quý. Nhưng nếu cẩn trọng hơn cần lập thêm nội dung làm rõ, giá trên đã bao gồm (hoặc không bao gồm các khoản thuế phát sinh). Về nguyên tắc, thì bên cho thuê nhà phát sinh thu nhập phải kê khai quyết toán thuế thu nhập cá nhân từ hoạt động cho thuê. Vậy, cần làm rõ giá thuê đó nghĩa vụ nộp thuế thuộc bên nào ?
  • Lưu ý khi cho người nước ngoài thuê nhà ở: Người nước ngoài khi thuê nhà ở khác với người Việt, họ cần khai báo việc lưu trú, sử dụng hợp đồng thuê nhà ở (kèm các giấy tờ nhà ở) để xin cấp giấy phép lao động, thẻ thường trú … nên cần làm rõ nghĩa vụ chủ nhà cần cung cấp những tài liệu hồ sơ gì kèm theo hợp đồng thuê nhà này. Và đôi khi hợp đồng thuê nhà cần công chứng như vậy chủ nhà chắc chắn sẽ phải nộp khoản thuế thu nhập cá nhân đối với hoạt động cho thuê nhà này. Nghĩa vụ của chủ nhà sẽ phát sinh nhiều hơn so với việc cho người trong nước thuê nhà nên giá cho thuê nhà cũng cần phải tính đến khác khoản thuế thu nhập cá nhân của chủ nhà. Các nghĩa vụ xin giấy phép cho thuê nhà, đăng ký kinh doanh cho chủ nhà (kinh doanh dịch vụ lưu trú …) cũng cần thỏa thuận rõ ràng.
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023
Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ

Vấn đề “Mẫu hợp đồng thuê nhà ở đơn giản nhất năm 2023” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư 247 luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu tìm hiểu về cách tra cứu quy hoạch đất đai vui lòng liên hệ đến hotline: 0833102102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của bên thuê nhà như thế nào?

Nghĩa vụ của bên thuê nhà như sau:
Sử dụng nhà đúng mục đích quy định trong hợp đồng
Trả tiền nhà đúng kỳ hạn đã thỏa thuận
Phải sửa chữa những hư hỏng do mình gây ra
Tôn trọng quy tắc sinh hoạt chung của cộng đồng nơi thuê nhà
Trả nhà cho bên cho thuê đúng thời gian theo thỏa thuận.

Hình thức hợp đồng thuê nhà đất là gì?

Đất là bất động sản được nhà nước quản lý chặt chẽ.
Theo quy định của Luật đất đai 2013 thì:
Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng chứng thực theo yêu cầu của các bên.

Trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê nhà như thế nào?

Trong trường hợp một trong Hai Bên muốn đơn phương chấm dứt Hợp Đồng trước hạn thì phải thông báo bằng văn bản cho Bên kia trước 30 (Ba mươi) ngày so với ngày mong muốn chấm dứt. Nếu một trong Hai Bên không thực hiện nghĩa vụ thông báo cho Bên kia thì sẽ phải bồi thường cho bên đó một khoản Tiền thuê tương đương với thời gian không thông báo và các thiệt hại khác phát sinh do việc chấm dứt Hợp Đồng trái quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.