Hiện nay, những nội dung liên quan tới bảo hiểm thất nghiệp đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của người lao động. Các nội dung này cũng đã được các văn bản quy phạm pháp luật quy định cụ thể. Tuy nhiên vẫn còn rất nhiều những những thắc mắc liên quan tới vấn đề này. Xung quanh nội dung này, chúng tôi nhận được rất nhiều những câu hỏi của các bạn độc giả. Trong đó có câu hỏi về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp sau:
“Chào Luật sư, hiện nay tôi đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Những tháng gần đây, do diễn biến dịch bệnh nên tôi đang bị mất việc làm. Tôi có nghe qua các quy định về bảo hiểm thất nghiệp những vẫn còn chưa hiểu rõ. Do đó tôi muốn hỏi rằng mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp được quy định là bao nhiêu và các nội dung khác có liên quan về điều kiện và đối tượng áp dụng. Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”
Căn cứ pháp lý
Luật việc làm 2013
Quyết định 17/2021/QĐ-TTg
Nghị định 90/2019/NĐ-CP
Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH
Bảo hiểm thất nghiệp là gì?
Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm; hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm; tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.
Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 43 Luật Việc làm 2013, đối tượng tham gia bảo hiểm thất nghiệp cụ thể như sau:
Đối với người lao động
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
– Hợp đồng lao động theo mùa vụ; hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
Đối với người sử dung lao động
– Cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân;
– Tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp;
– Cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; – Doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác
– Cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động đã nêu.
Ngoài ra, người lao động đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.
Chế độ và mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Chế độ khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
Theo quy định tại Điều 42 Luật Việc làm 2013 thì người lao động nhận được 04 quyền lợi khi tham gia bảo hiểm thất nghiệp, gồm:
– Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
– Hỗ trợ Học nghề.
– Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.
Mức đóng bảo hiểm thất nghiệp
Theo Điều 57 Luật Việc làm 2013, mức đóng hàng tháng của người lao động và người sử dụng lao động như sau:
– Người lao động đóng 1% tiền lương tháng;
– Người sử dụng lao động đóng 1% quỹ tiền lương tháng của những người lao động đang tham gia.
Tiền lương để tính đóng bảo hiểm thất nghiệp
Đối với đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 38/2019/NĐ-CP, cụ thể là 1.490.000 đồng/tháng.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định là 5.0 x 1.490.000 đồng/tháng = 7.450.000 đồng/tháng.
Đối với chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định:
Mức hưởng trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng bằng 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
Trong đó, mức lương tối thiểu vùng năm 2021 được áp dụng theo quy định tại Nghị định 90/2019/NĐ-CP, cụ thể như sau:
+ Mức 4.420.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng I.
+ Mức 3.920.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng II.
+ Mức 3.430.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng III.
+ Mức 3.070.000 đồng/tháng, áp dụng đối với doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn thuộc vùng IV.
Nên mức trợ cấp thất nghiệp tối đa hàng tháng đối với NLĐ đóng bảo hiểm thất nghiệp theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định sẽ tương ứng như sau:
+ Mức hưởng tối đa tại vùng I là 22.100.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng II là 19.600.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng III là 17.150.000 đồng/tháng.
+ Mức hưởng tối đa tại vùng IV là 15.350.000 đồng/tháng.
Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu tiền?
Mức hưởng:
Mức hưởng hằng tháng = 60% mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm thất nghiệp của 06 tháng liền kề trước khi thất nghiệp.
Trong đó:
+ Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định; mức hưởng hằng tháng tối đa không quá 5 lần mức lương cơ sở tại thời điểm chấm dứt hợp đồng.
+ Với người lao động thực hiện chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định (ngoài nhà nước) thì mức hưởng hằng tháng tối đa không qua 05 lần mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm chấm dứt hợp đồng lao động.
Số tháng được hưởng trợ cấp thất nghiệp:
+ Đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng bảo hiểm thất nghiệp: Được hưởng 3 tháng trợ cấp thất nghiệp.
+ Cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 1 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.
Điều kiện hưởng bảo hiểm thất nghiệp
Người lao động đang đóng bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi có đủ các điều kiện sau đây:
– Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp:
+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
+ Người lao động chấm dứt hợp đồng và được nhận lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hàng tháng.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc với loại hợp đồng có xác định thời hạn hoặc không xác định thời hạn.
– Đã đóng bảo hiểm thất nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
– Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc.
– Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ. Trừ các trường hợp:
+ Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an.
+ Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên.
+ Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng; cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc.
+ Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù.
+ Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng.
+ Chết.
Hồ sơ, thủ tục hưởng trợ cấp thất nghiệp
Hồ sơ bao gồm:
– Đơn đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp theo Mẫu số 03 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31-7-2015.
– Bản chính hoặc bản sao có chứng thực của một trong các giấy tờ sau đây xác nhận về việc chấm dứt hợp đồng lao động; hoặc hợp đồng làm việc (Quyết định thôi việc, quyết định sa thải; Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc đã hết hạn hoặc đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động,…)
– Sổ bảo hiểm xã hội.
Thủ tục:
Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động; người lao động phải trực tiếp nộp 1 bộ hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất cho trung tâm dịch vụ việc làm tại địa phương nơi người lao động muốn nhận trợ cấp thất nghiệp.
Người lao động được ủy quyền nộp hồ sơ hoặc gửi qua đường bưu điện trong những trường hợp sau:
+ Ốm đau, thai sản có xác nhận của cơ sở y tế có thẩm quyền
+ Bị tai nạn có xác nhận của cảnh sát giao thông hoặc cơ sở y tế có thẩm quyền;
+ Hỏa hoạn, lũ lụt, động đất, sóng thần, địch họa; dịch bệnh có xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn.
Nếu hồ sơ đủ điều kiện:
Nhận quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp và nhận trợ cấp theo nội dung tại Quyết định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình được quy định như thế nào?
Bảo hiểm xã hội một lần có được nhận khi ra nước ngoài định cư không?
Doanh nghiệp có phải đóng bảo hiểm cho xã hội cho lao động cao tuổi?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp là bao nhiêu tiền theo quy định“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 3 Luật Bảo hiểm xã hội 2014;, bảo hiểm xã hội là sự bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ ốm đau; thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết.
Trên cơ sở này, trong một số trường hợp; những người tham gia bảo hiểm xã hội khi có yêu cầu sẽ được giải quyết bảo hiểm xã hội 1 lần.
BHXH bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.
BHXH tự nguyện là loại hình BHXH do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng BHXH để người tham gia hưởng chế độ hưu trí và tử tuất.
BHXH bắt buộc có các chế độ sau đây: Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.
BHXH tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất.