Vừa qua xuất hiện tình trạng nhiều người có hành vi chống đối lực lượng chốt kiểm dịch. Mới đây xuất hiện một trường hợp đã tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh”; gây bức xúc trong dư luận.
“Tối 14/9, sau khi nhậu xong; Trương Ngọc Long chạy xe từ “vùng xanh” trong hẻm ra đường Nguyễn Trãi; quận Ninh Kiều, nhưng lực lượng chốt kiểm soát ngăn lại.
Long chửi, rút dao đâm vào lưng ông Nguyễn Văn Thuận (70 tuổi, bảo vệ dân phố) đang trực chốt. Cảnh sát Nguyễn Thành Nam ngăn cản cũng bị hắn đâm, song không trúng. Mọi người sau đó khống chế Long, tước hung khí.
Ông Thuận được đưa đi cấp cứu, không nguy hiểm đến tính mạng.“
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Vùng xanh là gì?
“Vùng xanh, vùng cam, vùng đỏ” là những khái niệm để đánh giá mức độ nguy cơ trước dịch Covid-19. Vùng xanh được hiểu là các khu vực không có dịch. Đây là những khu dân cư, ngõ phố không có dịch; mọi người các cấp chính quyền tự đứng ra lập chốt kiểm soát; bảo vệ sự an toàn cho nơi mình ở, nhằm chống lây nhiễm Covid-19 từ bên ngoài vào.
Tại các “vùng xanh” này, các lối ra vào được rào lại; chỉ để một đến hai lối đi có chốt kiểm soát. Người không thường trú trên địa bàn khi đi vào đều phài khai báo y tế; thực hiện nghiêm thông điệp 5K. Người vận chuyển hàng hóa chỉ được giao tại bàn trực chốt; không trực tiếp đưa vào các hộ gia đình. Người dân chấp hành nghiêm các biện pháp phòng chống dịch, chỉ ra ngoài khi thật sự cần thiết
Việc dựng các chốt để bảo vệ “vùng xanh” đã nhận được sự ủng hộ của người dân; vì hơn ai hết, người dân đều hiểu đó là một trong những biện pháp hữu hiệu nhằm bảo vệ sự an toàn ở những vùng chưa có dịch hoặc không còn dịch, ngăn chặn nguy cơ dịch bệnh xâm nhập vào nơi họ đang sinh sống. Với những trường hợp tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” sẽ bị xử phạt nặng mang tính răn đe. Người dân cũng tham gia phát huy vai trò cùng tham gia thành lập các khu vực tự quản; thành lập “Chốt bảo vệ vùng xanh”
Ngoài ra, chính quyền cơ sở ở vùng xanh phải thường xuyên tuyên truyền, kiểm soát việc thực hiện nghiêm các biện pháp giãn cách xã hội, tuyệt đối không chủ quan, lơ là, mất cảnh giác, sẵn sàng trong mọi tình huống phát sinh; ngăn chặn hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh”; lực lượng phòng chống dịch.
Tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” là hành vi vi phạm pháp luật
Hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” là hành vi chống người thi hành công vụ theo Khoản Điều 2 Nghị định 208/2013/NĐ-CP quy định như sau:
“2. Hành vi chống người thi hành công vụ là hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc không chấp hành hiệu lệnh, yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có hành vi khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ được giao hoặc ép buộc người thi hành công vụ không thực hiện nhiệm vụ được giao.“
Theo đó tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” chính là tấn công người đang thi hành công vụ; là những người được cơ quan, tổ chức hoặc cá nhân có thẩm quyền giao thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật. Dù bảo vệ chốt “vùng xanh” là nơi không có dịch tuy nhiên họ vẫn đang làm theo nhiệm vụ được giao trong công tác phòng chống dịch.
Xử phạt hành chính hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh”
Cụ thể theo nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt hành chính đối với hành vi chống người thi hành công vụ như sau:
“Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ
…….
3. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Dùng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ;”
Như vậy hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” có thể bị xử phạt vi phạm hành chính từ 3 triệu đến 5 triệu đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh”
Theo Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) quy định về hình thức xử phạt đối với hành vi chống người thi hành công vụ; cụ thể ở đây là hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” như sau:
Điều 330. Tội chống người thi hành công vụ
1. Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ của họ hoặc ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội;
d) Gây thiệt hại về tài sản 50.000.000 đồng trở lên;
đ) Tái phạm nguy hiểm
Như vậy; hành vi tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh”; tấn công cán bộ chốt kiểm dịch thì sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Với mức độ và tính chất nguy hiểm của hành vi; người tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” có thể đối mặt với mức phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Đăng tin sai sự thật về hoạt động của chốt kiểm soát dịch bị xử lý thế nào?
- Hành vi cầm gạch dọa công an chốt kiểm dịch bị xử phạt ra sao ?
- Lăng mạ lực lượng chống dịch thì bị xử lý thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Tấn công bảo vệ chốt “vùng xanh” bị phạt bao nhiêu tiền?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Đối với hành vi tát người khác thì để cấu thành tội thương tích thì phải thỏa mãn mô tả hành vi và định lượng về tỉ lệ thương tật tại điều 134 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
Căn cứ Điều 339 Bộ luật hình sự 2015; có quy định về việc việc giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác thực hiện hành vi trái pháp luật nhưng không nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
Trường hợp hành vi đấm cảnh sát gây hậu quả nghiêm trọng; người có hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 330 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017) về Tội chống người thi hành công vụ