Hành vi làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam là một hành vi vi phạm pháp luật và cần có những chế tài xử lý thật nghiêm minh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm rõ về quy định của pháp luật liên quan tới các chế tài xử lý đó. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ đề cập tới một vụ việc về nội dung chủ đề này. Đây là một vụ việc một người Trung Quốc đã thực hiện hành vi làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam
Tóm tắt vụ việc:
Li Ye Sheng làm giả chứng minh thư nhân dân để ở lại Việt Nam làm việc và không bị ai phát hiện do thành thạo tiếng Việt.
Theo cáo trạng, tháng 2/2020, Li Ye Sheng nhập cảnh trái phép Việt Nam sau đó đặt mua chứng minh thư nhân dân giả mang tên người Việt Nam với giá 11,5 triệu đồng. Mục đích là sử dụng giấy tờ này cư trú lâu dài ở Việt Nam.
Li Ye Shen sau đó nhờ đồng nghiệp thuê giúp nhà trọ ở ngõ 223 đường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm song không khai báo với chính quyền địa phương. Do khả năng giao tiếp thành thạo bằng tiếng Việt, Li Ye Sheng không bị phát hiện là người Trung Quốc.
Vậy hành vi làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam này sẽ bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Luật xử lý vi phạm hành chính 2012 sửa đổi, bổ sung 2020
Hành vi làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam có thể bị khép vào tội gì?
Hành vi làm giả chứng minh nhân dân này của đối tượng đã vi phạm đến các quy định pháp luật của Việt Nam.
Hành vi vi phạm này được hiểu là hành vi của người không có thẩm quyền cấp; ban hành giấy tờ đó nhưng đã cố ý tạo ra chúng bằng những phương pháp nhất định để nhìn như giấy tờ thật. Hành vi làm giả có thể là làm giả một phần hoặc làm giả toàn bộ giấy tờ. Và từ đây có thể coi hành vi vi phạm này là một hành vi làm giả giấy tờ, tài liệu.
Ngoài ra, theo điều 341, BLHS 2015, người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật cũng sẽ bị xử lý hình sự.
Cấu thành tội phạm tội làm giả tài liệu của cơ quan, tổ chức
Nếu hành vi vi phạm có đầy đủ các yếu tố sau thì người thực hiện hành vi sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Mặt khách quan
Có hành vi sử dụng giấy tờ giả của cơ quan, tổ chức nhằm để lừa dối cơ quan, tổ chức hoặc công dân.
“Lừa dối” ở đây có nghĩa là người phạm tội sử dụng các đối tượng đó trong giao dịch với cơ quan Nhà nước, tổ chức; hoặc công dân khiến cho các đối tác giao dịch tin đó là đối tượng thật. Trong trường hợp này đối tượng đã có hành vi làm giả chứng minh nhân dân nhằm mục đích lừa dối cơ quan tổ chức tin đó là của mình để giả làm người Việt Nam và ở lại Việt Nam cư trú.
Đối với hành vi sử dụng giấy tờ giả trong trường hợp này thì tội phạm hoàn thành khi người phạm tội có hành vi sử dụng các đối tượng trên để lừa dối cơ quan Nhà nước, tổ chức hoặc công dân, không cần xảy ra hậu quả.
Mặt khách thể
Hành vi phạm tội nêu trên xâm phạm đến hoạt động đúng đắn bình thường của các cơ quan Nhà nước, tổ chức trong hoạt động tuyển dụng và sử dụng lao động đi xuất khẩu lao động.
Mặt chủ quan
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý trực tiếp. Mục đích nhằm lừa dối cơ quan, tổ chức. Đây là dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.
Chủ thể
Chủ thể của tội này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017.
Làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam sẽ bị phạt tù bao lâu?
Với trường hợp này, tùy vào tính chất và mức độ vi phạm người thực hiện hành vi vi phạm sẽ bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính.
Xử phạt hành chính hành vi làm giả giấy tờ
Theo khoản 3, điều 9, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm quy định về quản lý, sử dụng chứng minh nhân dân quy định như sau:
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khai man, giả mạo hồ sơ; cung cấp thông tin, tài liệu sai sự thật để được cấp chứng minh nhân dân;
b) Làm giả chứng minh nhân dân;
c) Sử dụng chứng minh nhân dân giả.
Ngoài ra, tại khoản 5,6 điều này cũng quy định thêm như sau:
Hình thức xử phạt bổ sung:
5. Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2, Khoản 3 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thu hồi chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này.
Như vậy người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt tiền với mức tiền phạt là 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng; đồng thời bị tịch thu Chứng minh nhân dân giả.
Truy cứu trách nhiệm hình sự tội làm giả giấy tờ
Điều 341, BLHS 2015 về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức; tội sử dụng con dấu; hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức quy định các khung hình phạt sau:
Khung 1
Người nào làm giả con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác của cơ quan, tổ chức; hoặc sử dụng con dấu; tài liệu hoặc giấy tờ giả thực hiện hành vi trái pháp luật; thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Làm từ 02 đến 05 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác;
d) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng; hoặc tội phạm nghiêm trọng;
đ) Thu lợi bất chính từ 10.000.000 đồng đến dưới 50.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Làm 06 con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác trở lên;
b) Sử dụng con dấu, tài liệu hoặc giấy tờ khác thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng; hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Người nước ngoài ở Việt Nam có bị xử lý hình sự và xử phạt hành chính không?
Về xử lý hình sự tội làm giả giấy tờ
Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về hiệu lực của Bộ luật Hình sự đối với hành vi phạm tội trên lãnh thổ Việt Nam như sau:
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội; hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay; tàu biển mang quốc tịch Việt Nam; hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao; hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam; theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; hoặc theo tập quán quốc tế; thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định; hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Từ quy định trên, người nước ngoài phạm tội tại Việt Nam nếu không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao; hoặc lãnh sự thì sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Về xử phạt hành chính hành vi làm giả giấy tờ
Điều 5, Luật xử lý vi phạm hành chính 2020 về đối tượng bị xử lý vi phạm hành chính quy định như sau:
1. Các đối tượng bị xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
a) Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử phạt vi phạm hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở lên bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính.
Người thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân vi phạm hành chính thì bị xử lý như đối với công dân khác; trường hợp cần áp dụng hình thức phạt tước quyền sử dụng giấy phép; chứng chỉ hành nghề hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn liên quan đến quốc phòng; an ninh thì người xử phạt đề nghị cơ quan; đơn vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân có thẩm quyền xử lý;
b) Tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra;
c) Cá nhân, tổ chức nước ngoài vi phạm hành chính trong phạm vi lãnh thổ, vùng tiếp giáp lãnh hải; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trên tàu bay mang quốc tịch Việt Nam; tàu biển mang cờ quốc tịch Việt Nam thì bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật Việt Nam; trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.
Kết luận
Như vậy trong trường hợp này, nếu không thuộc trường hợp miễn trừ ngoại giao; hoặc lãnh sự thì đối tượng có hành vi làm giả chứng minh nhân dân sẽ vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự và bị xử phạt hành chính theo quy định.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Người dân có thể làm sổ đỏ mà không cần Chứng minh nhân dân không?
Thời hạn công chứng mua bán nhà đất là bao lâu theo quy định pháp luật
Trốn truy nã bị xử lý như thế nào theo quy định của pháp luật?
Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Làm giả chứng minh nhân dân để ở lại Việt Nam sẽ bị phạt tù bao lâu?” . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính
Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:
– Cảnh cáo;
– Phạt tiền;
– Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn;
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính;
– Trục xuất.
Khi hành vi vi phạm không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Khi đó người vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
Lần thứ 2 này cũng sẽ căn cứ theo nội dung quy định về tội danh trên theo Điều 341 để xác định khung hình phạt. Ngoài ra, vì lý do trước đó đã từng bị chấp hành án phạt tù về tội danh này nên xét về nhân thân cũng sẽ bị bất lợi liên quan đến việc thu thập các tình tiết giảm nhẹ trong quá trình xét xử.