Kết luận thanh tra có được công khai hay không?

14/09/2021
Kết luận thanh tra có được công khai hay không?
577
Views

Kết luận thanh tra có được công khai hay không?

Công tác thanh tra là một trong những nội dung cơ bản của hoạt động quản lý nhà nước. Thực hiện một cách có hiệu quả công tác thanh tra góp phần đảm bảo hoạt động quản lý nhà nước; đồng thời, bảo vệ quyền và lợi ích của cơ quan, tỏ chức, cá nhân. Vậy, kết luận thanh tra có được công khai hay không? Chúng ta hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu nhé!

Căn cứ pháp lý

Luật thanh tra 2010

Nghị định 86/2011 NĐ-CP

Nghị định 33/2015/NĐ-CP

Nội dung tư vấn

Thanh tra là gì?

Căn cứ theo khoản 1 điều 3 Luật thanh tra 2010

“Thanh tra nhà nước là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Thanh tra nhà nước bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.”

Như vậy, thanh tra là hoạt động xem xét; đánh giá và xử lý nghĩa vụ thi hành pháp luật của một cá nhân hay tổ chức theo một trình tự pháp luật đã quy định.

Mục đích của hoạt động thanh tra

Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý; chính sách; pháp luật. Từ đó tạo cơ sở để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra

Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra bao gồm Cơ quan thanh tra nhà nước và Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.

Cơ quan thanh tra nhà nước bao gồm:

  • Thanh tra Chính phủ;
  • Thanh tra bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Thanh tra bộ);
  • Thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương ;
  • Thanh tra sở;
  • Thanh tra huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

Kết luận thanh tra có được công khai hay không?

Theo quy định tại khoản 1 điều 39 Luật thanh tra 2010:

“Kết luận thanh tra phải được công khai, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.”

Bên cạnh đó, quy định tại điều 46 Nghị định 86/2011/NĐ-CP quy định về việc hướng dẫn thi hành Luật Thanh tra:

Theo đó, kết luận thanh tra phải được công khai. Tuy nhiên, trường hợp ngoại lệ đó là những nội dung trong kết luận thanh tra thuộc bí mật nhà nước thì không công khai.

Về thời hạn, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ký kết luận thanh tra, người ra kết luận thanh tra có trách nhiệm thực hiện việc công khai kết luận thanh tra.

Các hình thức công khai quyết định thanh tra

Căn cứ theo khoản 2 điều 39 Luật thanh tra 2010, Hình thức công khai kết luận thanh tra bao gồm:

Công bố tại cuộc họp với thành phần bao gồm:

  • Người ra quyết định thanh tra;
  • Đoàn thanh tra; Đối tượng thanh tra;
  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc tổ chức họp báo;

Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng (truyền hình, báo, đài,..)

Đưa lên trang thông tin điện tử của cơ quan thanh tra nhà nước, cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành hoặc cơ quan quản lý nhà nước cùng cấp;

Niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức là đối tượng thanh tra;

Cung cấp theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan

Các nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra

Căn cứ theo điều 3 Nghị định 33/2015/NĐ-CP:

Các nguyên tắc thực hiện kết luận thanh tra bao gồm:

“1. Kết luận thanh tra phải được đối tượng thanh tra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan thực hiện nghiêm chỉnh.

2. Các sai phạm được xác định cụ thể, rõ ràng trong kết luận thanh tra phải được xử lý nhanh chóng, nghiêm minh; kiến nghị, yêu cầu trong kết luận thanh tra phải được xem xét, xử lý kịp thời theo quy định của pháp luật.

3. Kết luận thanh tra phải được cơ quan nhà nước, cá nhân có thẩm quyền theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện.

4. Nội dung đang được thanh tra lại, nội dung kết luận thanh tra xin ý kiến chỉ đạo mà chưa có ý kiến chỉ đạo xử lý của người có thẩm quyền thì chưa bắt buộc phải thực hiện.”

Như vậy, khi công khai quyết định thanh tra cần phải tuân theo các nguyên tắc nhất định để đảm bảo hiệu quả của hoạt động thanh tra.

Kết luận

Hoạt động thanh tra đóng va trò quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nước. Để nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động thanh tra, các cá nhân; tổ chức cần phải thực hiện tốt các quy định về thanh tra. Kết quả thanh tra được công khai trong các trường hợp cụ thể. Việc công khai này đảm bảo tính minh bạch trong hoạt động thanh tra. Đồng thời, tạo điều kiện khắc phục các sai phạm trong hoạt động của cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Có thể bạn quan tâm

Hy vọng bài viết Kết luận thanh tra có được công khai hay không? có ích cho độc giả. Nếu có thắc mắc gì về dịch vụ giải quyết tố cáo; xin vui lòng liên hệ 0833.102.102

Câu hỏi thường gặp

Thanh tra giáo dục và đào tạo là gì?

Là hoạt động xem xét; đánh giá; xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo đối với việc thực hiện chính sách; pháp luật; nhiệm vụ; quyền hạn; nội quy; quy định về tiêu chuẩn; quy tắc  hoạt chuyên môn thuộc lĩnh vực giáo dục và đào tạo của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động giáo dục và đào  tạo trong phạm vi cả nước nhằm tăng cường hiệu lực; hiệu quả quản lý; đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, thanh tra giáo dục thực hiện chức năng thanh tra thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành trong giáo dục

Bí mật nhà nước là gì?

Bí mật nhà nước là những thông tin về vụ việc; tài liệu; địa điểm; thời gian; lời nói,… có nội dung quan trọng thuộc các lĩnh vực như chính trị; quốc phòng, an ninh; đối ngoại; kinh tế; khoa học, công nghệ, các lĩnh vực khác mà nhà nước không công bố hoặc chưa công bố và nếu bị tiết lộ thì gây nguy hại cho Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Cơ cấu tổ chức của Thanh tra sở như thế nào?

Theo điều 15 Nghị định 86/2011/ND-CP:
Thanh tra sở gồm có:
Chánh Thanh tra,
Các Phó Chánh Thanh tra,
Các Thanh tra viên
Công chức khác.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Luật hành chính

Để lại một bình luận