Hiện nay, khá nhiều cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát của Sở Giao dịch chứng khoán. Nhiều người thắc mắc không biết Cổ phiếu không có giao dịch bao lâu thì bị đưa vào diện kiểm soát? Trường hợp nào cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát? Hậu quả của việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát là gì? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Cổ phiếu là gì?
Cổ phiếu là một loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Theo đó, chứng khoán là khái niệm được dùng khi đề cập đến các sản phẩm tài chính xác nhận sở hữu hợp pháp đối với tài sản hoặc phần vốn của công ty hay tổ chức đã phát hành. Khái niệm chứng khoán bao gồm cổ phiếu, trái phiếu và chứng chỉ quỹ, chứng quyền.
Trong đó, cổ phiếu là loại chứng khoán xác nhận quyền sở hữu cổ phần của tổ chức phát hành. Người nắm giữ cổ phiếu trở thành cổ đông của công ty phát hành.
Trường hợp nào cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát?
Các trường hợp cổ phiếu đưa vào diện kiểm soát như sau:
– Cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát khi vốn điều lệ đã góp của tổ chức có cổ phiếu, trái phiếu niêm yết giảm xuống dưới một trăm hai mươi (120) tỷ đồng Việt Nam tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp.
– Cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát khi lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp của công ty là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán).
– Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
– Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất kinh doanh chính từ chín (09) tháng trở lên.
– Trong trường hợp Sở Giao dịch Chứng khoán xét thấy cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các nhà đầu tư sau khi được Ủy ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận.
Cổ phiếu không có giao dịch bao lâu thì bị đưa vào diện kiểm soát?
Tại Khoản 1 Điều 38 Quy chế niêm yết và giao dịch chứng khoán niêm yết ban hành kèm theo Quyết định 17/QĐ-HĐTV năm 2022 quy định về kiểm soát như sau:
1. Chứng khoán bị kiểm soát khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
a) Vốn điều lệ đã góp của tổ chức niêm yết giảm xuống dưới 30 tỷ đồng tính theo giá trị ghi trên báo cáo tài chính kỳ kế tiếp sau khi chứng khoán bị cảnh báo theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 37 Quy chế này.
b) Lợi nhuận sau thuế trên báo cáo tài chính kiểm toán trong 02 năm gần nhất của tổ chức niêm yết là số âm (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Trường hợp tổ chức niêm yết là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lợi nhuận sau thuế căn cứ trên báo cáo tài chính tổng hợp. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con thì lợi nhuận sau thuế được xác định theo lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ trên báo cáo tài chính hợp nhất.
c) Lỗ lũy kế vượt quá vốn điều lệ thực góp tại báo cáo tài chính bán niên soát xét gần nhất (có tính đến ảnh hưởng của ý kiến ngoại trừ của đơn vị kiểm toán). Đối với tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
d) Tổ chức kiểm toán có ý kiến kiểm toán ngoại trừ đối với báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp của tổ chức niêm yết. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì ý kiến ngoại trừ được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất/báo cáo tài chính tổng hợp.
đ) Vốn chủ sở hữu âm tính trên báo cáo tài chính kỳ gần nhất trừ báo cáo tài chính kiểm toán năm. Trường hợp tổ chức niêm yết có công ty con hoặc là đơn vị kế toán cấp trên có các đơn vị kế toán trực thuộc thì vốn chủ sở hữu được xác định theo báo cáo tài chính hợp nhất báo cáo tài chính tổng hợp.
e) Tổ chức niêm yết ngừng hoặc bị ngừng các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính từ 09 tháng trở lên.
g) Tổ chức niêm yết chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán hoặc báo cáo tài chính bán niên đã được soát xét quá 30 ngày so với thời hạn quy định.
h) Tổ chức niêm yết vi phạm chậm nộp báo cáo tài chính năm đã được kiểm toán trong 02 năm liên tiếp.
i) Cổ phiếu không có giao dịch trong vòng 09 tháng.
k) Tổ chức niêm yết tiếp tục vi phạm các quy định về công bố thông tin trên thị trường chứng khoán sau khi SGDCK đưa chứng khoán vào diện cảnh báo theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 37 Quy chế này.
Như vậy, có thể thấy, khi bạn sở hữu cổ phiếu nhưng trong thời hạn 09 tháng mà không có phát sinh giao dịch nào thì cổ phiếu của bạn có thể bị đưa vào diện kiểm soát.
Hậu quả của việc cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát là gì?
Khi cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát thì Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ lên ký hiệu kiểm soát và thực hiện công bố thông tin trên toàn thị trường.
Ngoài ra cổ phiếu bị kiểm soát sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch cho đến khi tổ chức niêm yết thực hiện công bố thông tin và/hoặc giải trình đầy đủ theo yêu cầu của Sở Giao dịch chứng khoán.
Căn cứ trên giải trình của tổ chức niêm yết, Sở Giao dịch Chứng khoán sẽ xem xét cho cổ phiếu niêm yết được giao dịch toàn thời gian trở lại. Thời gian hạn chế giao dịch đối với cổ phiếu bị kiểm soát tối thiểu là 02 ngày giao dịch.
Chính vì vậy mà cổ phiếu bị kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến quá trình mua bán, giá cổ phiếu bị định giá thấp, và như vậy hoạt động huy động vốn, hoạt động đầu tư sẽ bị hạn chế giao dịch ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển bền vững của doanh nghiệp. Ngoài ra khi cổ phiếu bị kiểm soát thì sẽ bị hạn chế về thời gian giao dịch, nhà đầu tư sẽ không thể mua/bán cổ phiếu, và thời gian giao dịch phải phụ thuộc vào sự giải trình, công bố thông tin của cơ sở niêm yết, gây trở ngại giao dịch mua bán của các nhà đầu tư.
Danh sách cổ phiếu bị đưa vào diện kiểm soát năm 2022
Mã CK | Tên công ty | Lý do |
ACM | CTCP Tập đoàn Khoáng sản Á Cường | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát – Tổ chức phát hành có BCTC BNSX 2020 có ý kiến không phải là ý kiến chấp thuận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
AMC | CTCP Khoáng sản Á Châu | Tổ chức phát hành có BCTC soát xét bán niên có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
BLF | CTCP Thủy sản Bạc Liêu | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát. LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
HPM | CTCP Xây dựng Thương mại và Khoáng sản Hoàng Phúc | – Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát. – Tổ chức phát hành có BCTC soát xét bán niên có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
IPA | CTCP Tập đoàn Đầu tư I.P.A | Thời gian niêm yết dưới 6 tháng |
IVS | CTCP Chứng khoán Đầu tư Việt Nam | Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo |
KMT | CTCP Kim khí Miền Trung | Tổ chức phát hành có BCTC bán niên soát xét năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. |
KSD | CTCP Đầu tư DNA | Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo |
KSQ | CTCP CNC Capital Việt Nam | – Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo -Tổ chức phát hành có BCTC bán niên năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
KTT | CTCP Tập đoàn Đầu tư KTT | LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
MAS | CTCP Dịch vụ hàng không sân bay Đà Nẵng | ‘- Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo; |
MIM | CTCP Khoáng sản và cơ khí | – Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo |
NRC | CTCP Tập đoàn Danh Khôi | LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
NST | CTCP Ngân Sơn | LNST 6 tháng và LNST chưa phân phối tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
OCH | CTCP Khách sạn và dịch vụ OCH | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát; – Tổ chức phát hành có BCTC bán niên soát xét năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. |
PGT | CTCP PGT Holdings | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát |
PVL | CTCP Đầu tư Nhà đất Việt | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát; |
SCG | CTCP Xây dựng SCG | thời gian niêm yết dưới 6 tháng |
SD2 | CTCP Sông Đà 2 | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát; -Tổ chức phát hành có BCTC bán niên năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
SD4 | CTCP Sông Đà 4 | Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo – Tổ chức phát hành có BCTC bán niên năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán |
SDA | CTCP SIMCO Sông Đà | Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo |
SDT | CTCP Sông Đà 10 | LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
SGD | CTCP Sách Giáo dục tại Thành Phố Hồ Chí Minh | LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
TST | CTCP Dịch vụ Kỹ thuật Viễn thông | Chứng khoán thuộc diện bị cảnh báo; |
TTZ | CTCP Đầu tư xây dựng và công nghệ Tiến Trung | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát – Tổ chức phát hành có BCTC soát xét bán niên 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán. |
VAT | CTCP VT Vạn Xuân | -Tổ chức niêm yết chậm công bố thông tin BCTC bán niên soát xét năm 2020 quá 05 ngày làm việc. – Chứng khoán vào diện bị tạm ngừng giao dịch |
VC9 | CTCP Xây dựng số 9 | – Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát – Tổ chức phát hành có BCTC bán niên soát xét năm 2021 có ý kiến không phải là ý kiến chấp nhận toàn phần của tổ chức kiểm toán; |
VDL | CTCP Thực phẩm Lâm Đồng | LNST 6 tháng tại BCTC bán niên soát xét 2021 là số âm |
VIG | CTCP Chứng khoán Thương mại và Công nghiệp Việt Nam | – Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát; |
VTL | CTCP Vang Thăng Long | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát |
VTZ | CTCP Sản xuất Thương mại Nhựa Việt Thành | Thời gian niêm yết dưới 6 tháng |
VXB | CTCP Vật liệu xây dựng Bến Tre | Chứng khoán thuộc diện bị kiểm soát |
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Cổ phiếu không có giao dịch bao lâu thì bị đưa vào diện kiểm soát?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính cuối năm; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Trường hợp nào cổ phiếu đưa ra khỏi diện kiểm soát gồm:
– Trường hợp 1: Công ty khắc phục được hoàn toàn nguyên nhân căn cứ trên báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm.
– Trường hợp 2: Công ty có lãi và không còn lỗ lũy kế, hoặc chuyển sang diện cảnh báo khi công ty có lãi nhưng vẫn còn lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp.
– Trường hợp 3: Công ty khắc phục được nguyên nhân.
Theo quy định, công ty có lãi và không còn lỗ lũy kế, hoặc chuyển sang diện cảnh báo khi công ty có lãi nhưng vẫn còn lỗ lũy kế căn cứ trên báo cáo tài chính quý/bán niên được soát xét hoặc báo cáo tài chính kiểm toán năm kế tiếp được đưa ra khỏi diện kiểm soát .
Theo quy định, đối với những mã chứng khoán đang đang nằm trong diện này, tốt nhất bạn nên chờ thêm 1 thời gian nữa để tình hình như thế nào, không liều lĩnh. Và bên cạnh đó còn xét thêm nhiều khía cạnh khác nữa. Nhưng bạn cần xét xét xem những cổ phiếu bị đưa vào diện này với lý do nào, có những lý do có thể chấp nhận được còn một số lý do liên quan đến hoạt động kinh doanh thì không nên chọn.