Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không?

28/09/2022
Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không
446
Views

Khi kết hôn với nhau, vợ chồng không chỉ gắn bó về mặt hôn nhân mà còn có các quan hệ khác chẳng hạn như quan hệ tài sản. Vậy theo quy định, Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không? Khi nào vay thế chấp tài sản chung của vợ chồng phải có chữ ký của cả hai vợ chồng? Điều kiện để vay thế chấp tài sản chung của vợ chồng năm 2022 là gì? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Thế chấp tài sản là gì?

Theo Điều 317 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thế chấp tài sản như sau:

“Điều 317. Thế chấp tài sản

1. Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

2. Tài sản thế chấp do bên thế chấp giữ. Các bên có thể thỏa thuận giao cho người thứ ba giữ tài sản thế chấp.”

Như vậy, thế chấp tài sản là việc một bên dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia.

Điều kiện để vay thế chấp tài sản chung của vợ chồng năm 2022

Theo khoản 1 Điều 118 Luật Nhà ở năm 2014, giao dịch về thế chấp bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

Điều kiện tài sản thế chấp

1. Giao dịch về mua bán, cho thuê mua, tặng cho, đổi, thế chấp, góp vốn bằng nhà ở thì nhà ở phải có đủ điều kiện sau đây:

a) Có Giấy chứng nhận theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Không thuộc diện đang có tranh chấp, khiếu nại, khiếu kiện về quyền sở hữu; đang trong thời hạn sở hữu nhà ở đối với trường hợp sở hữu nhà ở có thời hạn;

c) Không bị kê biên để thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền;

d) Không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, có thông báo giải tỏa, phá dỡ nhà ở của cơ quan có thẩm quyền.”

Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không
Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không

Điều kiện của các bên tham gia thế chấp tài sản

Căn cứ theo khoản 1 Điều 119 Luật Nhà ở năm 2014, người thế chấp nhà ở phải có điều kiện sau:

Đất, nhà ở được dùng để thế chấp cần đáp ứng các điều kiện:

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hợp pháp.

– Đất đai, nhà ở không thuộc diện tranh chấp, khiếu nại hoặc khiếu kiện về quyền sở hữu.

– Đất, nhà ở không thuộc diện bị kê biên để bảo đảm thi hành án hoặc không bị kê biên để chấp hành quyết định hành chính đã có hiệu lực pháp luật của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

– Đất, nhà ở không thuộc diện đã có quyết định thu hồi đất, giải tỏa hay phá dỡ theo thông báo từ cơ quan có thẩm quyền.

Như vậy nếu đất, và nhà ở của bạn đáp ứng được các điều kiện trên thì bạn có thể mang ra làm thủ tục vay thế chấp.

Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không?

Theo quy định tại Điều 34 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định về việc Đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng đối với tài sản chung, như sau:

“1. Trong trường hợp tài sản thuộc sở hữu chung của vợ chồng mà pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng thì giấy chứng nhận quyền sở hữu, giấy chứng nhận quyền sử dụng phải ghi tên cả hai vợ chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác…”

Như vậy, theo quy định trên thì quyền sử dụng đất nếu thuộc trường hợp là tài sản chung của 02 vợ chồng thì trong chứng nhận phải ghi tên của cả hai vợ chồng. Nhưng pháp luật cũng cho phép vợ chồng tự thỏa thuận với nhau về vấn đề đứng tên trên giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Nên việc mỗi chồng hoặc vợ đứng tên trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất vẫn được xác định là tài sản chung của cả vợ và chồng.

Theo quy định tại Điều 24 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 có quy định đối với hợp đồng thế chấp là tài sản chung của vợ chồng như sau:

Vợ, chồng có thể ủy quyền cho nhau xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch mà theo quy định của Luật này, Bộ luật dân sự và các luật khác có liên quan phải có sự đồng ý của cả hai vợ chồng…”

Thông thường, khi ký hợp đồng thế chấp mà tài sản thế chấp là tài sản chung của vợ chồng, trong hợp đồng thế chấp sẽ phải có chữ ký của cả hai vợ chồng. Song pháp luật cho phép vợ chồng được ủy quyền cho nhau để thực hiện các giao dịch theo quy định của pháp luật.

Do đó, khi ký tên trong hợp đồng thế chấp tài sản quyền sử dụng đất là tài sản chung của 2 vợ chồng với bên nhận thế chấp thì cả 2 vợ chồng đều phải ký, trong trường hợp chỉ có một bên vợ hoặc chồng ký thì bắt buộc phải có văn bản ủy quyền về sự đồng ý thế chấp của người còn lại.

Khi nào vay thế chấp tài sản chung của vợ chồng phải có chữ ký của cả hai vợ chồng?

Về hợp đồng vay tiền, Điều 463 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định, đây là dạng thoả thuận của các bên (bên cho vay và bên vay) trong một khoảng thời gian nhất định và bên vay có thể phải trả lãi.

Thực tế, nhiều trường hợp không chỉ bên cho vay giao tiền mà bên vay còn phải giao tài sản của mình để thế chấp, ký quỹ… nhằm bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ của mình được thực hiện theo đúng thoả thuận.

Do đó, khi ai tham gia vào giao dịch vay tiền thì sẽ phải có tên cũng như chữ ký trong hợp đồng vay tiền ngoại trừ trường hợp một trong các đối tượng thực hiện uỷ quyền khi không có đủ điều kiện tự mình ký kết vào hợp đồng vay tiền.

Từ đó có thể thấy, việc vay tiền cần chữ ký của cả hai vợ chồng đồng nghĩa đây là nghĩa vụ chung (nghĩa vụ trả nợ chung) của hai vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân. Đồng nghĩa, trong trường hợp này, cả hai vợ chồng đều là người vay, cùng phải có trách nhiệm trả nợ theo thoả thuận trong hợp đồng.

Căn cứ Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình, nghĩa vụ chung của hai vợ chồng được xác định trong trường hợp:

– Do vợ chồng cùng ký hợp đồng vay tiền.

– Do một trong hai người đứng ra vay tiền nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu của gia đình.

– Việc vay tiền được phát sinh từ việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hai vợ chồng…

Căn cứ các quy định này, trong trường hợp nghĩa vụ vay tiền là nghĩa vụ chung của vợ chồng thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 37 Luật Hôn nhân và Gia đình nêu trên thì trong giấy vay tiền hoặc hợp đồng vay tiền/hợp đồng tín dụng (nếu người cho vay là tổ chức tín dụng) cần phải có chữ ký của cả hai vợ chồng.

Trong trường hợp này, cả hai người cùng đứng ra vay và cùng phải có nghĩa vụ trả nợ cho số tiền vay nêu trong hợp đồng vay tiền với bên cho vay trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng chỉ có chữ ký một người có bị vô hiệu không?

Quy định tại Điều 117 Bộ luật Dân sự 2015 như sau:

“Điều 117. Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.”

Tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2015 quy định như sau:

“Điều 122. Giao dịch dân sự vô hiệu

Giao dịch dân sự không có một trong các điều kiện được quy định tại Điều 117 của Bộ luật này thì vô hiệu, trừ trường hợp Bộ luật này có quy định khác.”

Theo quy định nêu trên, trong trường hợp một bên vợ hoặc chồng tự ý vay thế chấp tài sản thì giao dịch đó sẽ không có hiệu lực. Do đó, bạn có thể làm đơn yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch thế chấp tài sản chung của vợ chồng bạn vô hiệu.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 “Hợp đồng thế chấp tài sản chung của vợ chồng có cần phải có chữ ký của cả hai người không?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; lập hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Hợp đồng thế chấp tài sản có phải công chứng không?

Theo quy định, không có yêu cầu bắt buộc mọi hợp đồng thế chấp tài sản đều phải công chứng mà chỉ hợp đồng thế chấp bất động sản, thế chấp nhà ở thì mới phải công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng.

Trên giấy chứng nhận chỉ đứng tên một người vậy khi thế chấp nhà ở thì có bắt buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng?

Theo quy định, khi thế chấp nhà ở buộc phải có chữ ký của cả hai vợ chồng bởi đây là tài sản hình thành trong thời kỳ hôn nhân, cho dù trên giấy tờ chỉ có 1 người đứng tên thì bản chất cũng không thay đổi.

Vay bằng sổ đỏ có cần vợ chồng cùng nhau đồng ý không?

Theo quy định, vay tiền bằng sổ đỏ cần có vợ chồng cùng nhau chấp thuận khi quyền tài sản này là tài sản chung của hai vợ chồng. 

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.