Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng?

28/09/2022
Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng
348
Views

Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng? Pháp luật hiện hành cho phép các bên ký kết thỏa thuận dưới hình thức lời nói, văn bản hoặc các hành động cụ thể khác. Đặc biệt, có một số loại hợp đồng phải được lập thành văn bản và có công chứng mới có hiệu lực và được tòa án công nhận trong trường hợp có tranh chấp. cùng Luật sư 247 tìm hiểu quy định này.

Căn cứ pháp lý

Hợp đồng dân sự vô hiệu trong trường hợp nào?

Hợp đồng dân sự bị vô hiệu khi không đáp ứng một trong các điều kiện theo quy định tại Điều 117 Bộ luật dân sự 2015. Cụ thể:

Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

  • Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
  • Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

Theo đó, tại Khoản 1 Điều 407 Bộ luật dân sự 2015 có quy định các trường hợp, hợp đồng dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này. Cụ thể hợp đồng dân sự vô hiệu khi:

  • Vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;
  • Hợp đồng vô hiệu do giả tạo;
  • Do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;
  • Do bị nhầm lẫn;
  • Do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;
  • Do người xác lập không nhận thức và làm chủ được hành vi của mình;
  • Do không tuân thủ quy định về hình thức;
  • Do có đối tượng không thể thực hiện được.

Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng?

Tại Điều 119 Bộ luật dân sự 2015 quy định hình thức giao dịch dân sự như sau:

1. Giao dịch dân sự được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc bằng hành vi cụ thể.

Giao dịch dân sự thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử được coi là giao dịch bằng văn bản.

Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng
Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng

2. Trường hợp luật quy định giao dịch dân sự phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì phải tuân theo quy định đó.

Theo Điều 117 Bộ luật dân sự 2015 quy định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự như sau:

1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;

b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;

c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.

2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

Căn cứ theo Điều 401 Bộ luật dân sự 2015 quy định hiệu lực của hợp đồng như sau:

1. Hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc luật liên quan có quy định khác.

2. Từ thời điểm hợp đồng có hiệu lực, các bên phải thực hiện quyền và nghĩa vụ đối với nhau theo cam kết. Hợp đồng chỉ có thể bị sửa đổi hoặc hủy bỏ theo thỏa thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật.

Hủy bỏ hợp đồng dân sự

Căn cứ tại Điều 423 Luật dân sự quy định Hủy bỏ hợp đồng như sau:

Một bên có quyền hủy bỏ hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại trong trường hợp sau đây:
a) Bên kia vi phạm hợp đồng là điều kiện hủy bỏ mà các bên đã thỏa thuận;
b) Bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ hợp đồng;
c) Trường hợp khác do luật quy định.
Vi phạm nghiêm trọng là việc không thực hiện đúng nghĩa vụ của một bên đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng.
Bên hủy bỏ hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc hủy bỏ, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

Không hủy bỏ được khi mà hợp đồng đã được công chứng?

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015 thì: Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

Căn cứ điều 51 Luật Công chứng 2014 quy định về công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch như sau:

1. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng chỉ được thực hiện khi có sự thỏa thuận, cam kết bằng văn bản của tất cả những người đã tham gia hợp đồng, giao dịch đó.

2. Việc công chứng sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện tại tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng đó và do công chứng viên tiến hành. Trường hợp tổ chức hành nghề công chứng đã thực hiện việc công chứng chấm dứt hoạt động, chuyển đổi, chuyển nhượng hoặc giải thể thì công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng đang lưu trữ hồ sơ công chứng thực hiện việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch.

3. Thủ tục công chứng việc sửa đổi, bổ sung, hủy bỏ hợp đồng, giao dịch đã được công chứng được thực hiện như thủ tục công chứng hợp đồng, giao dịch quy định tại Chương này.

Thông tin liên hệ

Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Hợp đồng dân sự có hiệu lực không khi chưa công chứng?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai hồ sơ quyết toán thuế thu nhập cá nhân, khai quyết toán thuế sai,…Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:

Câu hỏi thường gặp

Có trường hợp nào không tuân thủ về hình thức mà hợp đồng dân sự không bị vô hiệu không?

Tại Điều 129 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức như sau:
Giao dịch dân sự vi phạm quy định điều kiện có hiệu lực về hình thức thì vô hiệu, trừ trường hợp sau đây:
1. Giao dịch dân sự đã được xác lập theo quy định phải bằng văn bản nhưng văn bản không đúng quy định của luật mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó.
2. Giao dịch dân sự đã được xác lập bằng văn bản nhưng vi phạm quy định bắt buộc về công chứng, chứng thực mà một bên hoặc các bên đã thực hiện ít nhất hai phần ba nghĩa vụ trong giao dịch thì theo yêu cầu của một bên hoặc các bên, Tòa án ra quyết định công nhận hiệu lực của giao dịch đó. Trong trường hợp này, các bên không phải thực hiện việc công chứng, chứng thực.

Hợp đồng dân sự phải có quốc hiệu, tiêu ngữ đúng không?

Quốc hiệu, tiêu ngữ là một trong những thành phần chính của văn bản hành chính theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015 Quy định:
Giao dịch dân sự là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.
Và theo Điều 117 Bộ luật này thì:
1. Giao dịch dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Chủ thể có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
b) Chủ thể tham gia giao dịch dân sự hoàn toàn tự nguyện;
c) Mục đích và nội dung của giao dịch dân sự không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội.
2. Hình thức của giao dịch dân sự là điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự trong trường hợp luật có quy định.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.