Hiện nay vốn điều lệ của tổ chứ tín dụng phi ngân hàng được quy định như thế nào? Mức vốn cho tổ chức tín dụng là bao nhiêu? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu quy định pháp luật về vốn điều lệ của tổ chức tín dụng qua bài viết “Quy định về giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?”.
Căn cứ pháp lý
Quy định về giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 23/2020/TT-NHNN giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như sau:
1. Giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng là giá trị còn lại của vốn điều lệ được xác định theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 và cách tính quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Nguyên tắc xác định giá trị thực của vốn điều lệ:
Tổ chức tín dụng phi ngân hàng tính giá trị còn lại của vốn điều lệ khi:
a) Trích lập đầy đủ dự phòng rủi ro theo quy định của pháp luật;
b) Tính đầy đủ các khoản thu nhập và chi phí theo quy định của pháp luật để xác định kết quả kinh doanh.
3. Cách tính giá trị thực của vốn điều lệ:
Giá trị thực của vốn điều lệ được xác định bằng vốn điều lệ và thặng dư vốn cổ phần, cộng (trừ) lợi nhuận lũy kế chưa phân phối (lỗ lũy kế chưa xử lý) được phản ánh trên sổ sách kế toán.
4. Tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải thường xuyên theo dõi, đánh giá giá trị thực của vốn điều lệ và định kỳ báo cáo Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng) giá trị thực của vốn điều lệ như sau:
a) Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng có kỳ lập báo cáo tài chính năm kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 tháng 7 và 15 tháng 01 hằng năm, tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm cuối ngày 30 tháng 6 và 31 tháng 12;
b) Đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt kỳ lập báo cáo tài chính năm không kết thúc vào ngày 31 tháng 12:
Chậm nhất đến ngày 15 của tháng đầu tiên kỳ kế toán quý thứ nhất và kỳ kế toán quý thứ ba, tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm ngày cuối cùng của kỳ kế toán quý liền kề trước đó;
c) Trường hợp giá trị thực của vốn điều lệ tại thời điểm báo cáo nêu tại điểm a và điểm b Khoản này chưa bao gồm các bút toán điều chỉnh của kiểm toán độc lập (nếu có), tổ chức tín dụng phi ngân hàng bổ sung vào kỳ lập báo cáo tài chính tiếp theo.
Xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng
Căn cứ Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN việc xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định của tổ chức tín dụng phi ngân hàng được quy định như sau:
1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm thấp hơn mức vốn pháp định, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải:
a) Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
b) Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:
(i) Giá trị thực của vốn điều lệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;
(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định;
(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;
c) Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).
2. Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm thấp hơn vốn pháp định:
a) Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ tại phương án xử lý do tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo theo quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng khi giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại khoản 1 Điều này trong trường hợp cần thiết;
c) Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;
d) Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng tổ chức tín dụng phi ngân hàng:
(i) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm xuống dưới 80% mức vốn pháp định;
(ii) Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nếu tổ chức tín dụng phi ngân hàng có giá trị thực của vốn điều lệ thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Mời bạn xem thêm:
- Kế toán trưởng của tổ chức tín dụng có được cấp tín dụng với điều kiện ưu đãi?
- Thu hồi Giấy phép nếu tổ chức tín dụng không khai trương?
- Quyền tự chủ hoạt động của các tổ chức tín dụng hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung Luật sư 247 tư vấn về vấn đề “Quy định về giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng?“. Mong rằng mang lại thông tin hữu ích cho bạn đọc. Nếu quý khách hàng có thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan như: Gửi file đăng ký mã số thuế cá nhân, ủy quyền đăng ký mã số thuế cá nhân, tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử, hồ sơ quyết toán thuế tncn, mẫu thông báo hủy hóa đơn giấy Mời các bạn tham khảo thêm bài viết tiếng anh của Luật sư 247 tại trang web: Lsxlawfirm. Xin vui lòng liên hệ qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn nhanh chóng. Hoặc liên hệ qua:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Khoản 1 Điều 20 Luật Các tổ chức tín dụng 2010 quy định như sau:
Tổ chức tín dụng được cấp Giấy phép khi có đủ các điều kiện sau đây:
Có vốn điều lệ, vốn được cấp tối thiểu bằng mức vốn pháp định;
Chủ sở hữu của tổ chức tín dụng là công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, cổ đông sáng lập, thành viên sáng lập là pháp nhân đang hoạt động hợp pháp và có đủ năng lực tài chính để tham gia góp vốn; cổ đông sáng lập hoặc thành viên sáng lập là cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có đủ khả năng tài chính để góp vốn.
Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Nghị định 88/2019/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 150.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng đối với hành vi thay đổi mức vốn điều lệ, mức vốn được cấp khi chưa được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.
Lưu ý: Mức phạt tiền trên là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; mức phạt tiền đối với tổ chức có cùng một hành vi vi phạm hành chính bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân