Có thực hiện rút đơn ly hôn đơn phương được không?

09/09/2021
rút đơn ly hôn đơn phương
745
Views

Khi cuộc sống hôn nhân không thể duy trì; các cặp vợ chồng thường nghĩ đến việc ly hôn; mà không có thay đổi hay cố gắng duy trì. Để sau khi bình tĩnh lại thì không muốn việc này xảy ra; nhưng nhiều trường hợp vợ hoặc chồng đã nộp đơn ly hôn đơn phương. Và câu hỏi đặt ra ở đây là liệu trong trường hợp đó có thể thực hiện rút đơn ly hôn đơn phương được không? Hãy cùng Luật sư 247 giải đáp các thắc mắc.

Căn cứ pháp lý

Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015

Nội dung tư vấn

Ai là người có quyền rút đơn ly hôn đơn phương?

Khi tham gia vào quá trình tố tụng; một trong những quyền đặc trưng của đương sự là quyền quyết định và tự định đoạt yêu cầu của mình.

Khoản 4 điều 70 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định; đương sự có quyền và nghĩa vụ ngang nhau khi tham gia tố tụng và đương sự có quyền:

Giữ nguyên, thay đổi, bổ sung hoặc rút yêu cầu theo quy định của Bộ luật này.

Theo đó, trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền rút đơn khởi kiện.

Như vậy; trong trường hợp giải quyết vụ án ly hôn đơn phương; nguyên đơn có quyền được rút đơn ly hôn nếu việc rút đơn là tự nguyện, không bị ép buộc, lừa dối.

Các giai đoạn được phép rút đơn ly hôn đơn phương

Rút đơn khi tòa án chưa thụ lý vụ án

Khoản 2 điều 5 Bộ luật Tố tụng dân sự có quy định trong quá trình giải quyết vụ việc dân sự; đương sự có quyền chấm dứt, thay đổi yêu cầu của mình hoặc thỏa thuận với nhau một cách tự nguyện; không vi phạm điều cấm của luật và không trái đạo đức xã hội.

Đương sự có quyền chấm dứt hoặc thay đổi yêu cầu của mình ở thời điểm Tòa án chưa thụ lý vụ án ly hôn.

Như vậy; khi chưa bắt đầu thủ tục tố tụng giải quyết vụ án dân sự tại Tòa án; người nộp đơn xin ly hôn hoàn toàn được rút đơn ly hôn khi Tòa án chưa thụ lý để cân nhắc thêm khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Rút đơn trước khi mở phiên tòa sơ thẩm

Trước khi mở phiên tòa là thời gian tính từ khi thụ lý vụ án ly hôn cho đến trước khi mở phiên tòa sơ thẩm.

Theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 217 Bộ luật Tố tụng dân sự; sau khi thụ lý vụ án thuộc thẩm quyền của mình; Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự trong các trường hợp sau đây:

Người khởi kiện rút toàn bộ yêu cầu khởi kiện hoặc nguyên đơn đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt, trừ trường hợp họ đề nghị xét xử vắng mặt hoặc vì sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan.

Như vậy; ngay sau khi có quyết định thụ lý vụ án; người yêu cầu ly hôn được quyền rút đơn ly hôn.

Nếu nguyên đơn rút hết toàn bộ yêu cầu của mình; không còn yêu cầu của các đương sự khác thì tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án dân sự.

Tòa án tiến hành xóa tên vụ án đó trong sổ thụ lý và trả lại đơn khởi kiện; tài liệu, chứng cứ kèm theo cho đương sự nếu có yêu cầu.

Rút đơn tại phiên tòa sơ thẩm

Căn cứ theo quy định tại điều 243; 244 Bộ luật Tố tụng dân sự; tại phiên tòa xét xử sơ thẩm vụ án ly hôn; khi chủ tọa phiên tòa hỏi đương sự về việc thay đổi; bổ sung, rút một phần hoặc toàn bộ yêu cầu khởi kiện hay không.

Nếu đương sự muốn rút yêu cầu khởi kiện ly hôn; thì Hội đồng xét xử chấp nhận và đình chỉ xét xử vụ án nếu thấy việc rút đơn là tự nguyện.

Rút đơn ly hôn trước khi mở phiên tòa phúc thẩm và tại phiên tòa phúc thẩm

Khoản 1 Điều 299 Bộ luật tố tụng dân sự; quy định về việc rút đơn trước; tại phiên tòa phúc thẩm như sau:

1.Trước khi mở phiên tòa hoặc tại phiên tòa phúc thẩm; nếu nguyên đơn rút đơn khởi kiện thì Hội đồng xét xử phúc thẩm phải hỏi bị đơn có đồng ý hay không và tuỳ từng trường hợp mà giải quyết như sau:

a) Bị đơn không đồng ý thì không chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn;

b) Bị đơn đồng ý thì chấp nhận việc rút đơn khởi kiện của nguyên đơn. Hội đồng xét xử phúc thẩm ra quyết định hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án. Trong trường hợp này; các đương sự vẫn phải chịu án phí sơ thẩm theo quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm và phải chịu một nửa án phí phúc thẩm theo quy định của pháp luật.

Như vậy; nếu có việc kháng cáo bản án sơ thẩm thì thủ tục ly hôn sẽ được tiếp tục giải quyết ở cấp phúc thẩm.

Trước khi mở phiên tòa phúc thẩm; tại phiên tòa phúc thẩm giải quyết việc ly hôn thì nguyên đơn có thể rút yêu cầu ly hôn; được Hội đồng xét xử chấp nhận nếu bị đơn đồng ý cho nguyên đơn rút đơn khởi kiện ly hôn.

Khi đó; Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ giải quyết vụ án ly hôn.

Trường hợp bị đơn không đồng ý cho nguyên đơn rút đơn yêu cầu; thì Hội đồng xét xử phúc thẩm không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn; vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp ly hôn theo thủ tục phúc thẩm.

Mời bạn đọc xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về nội dung vấn đề ”Có thực hiện rút đơn ly hôn đơn phương được không?” Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc; cuộc sống. Nếu có thắc mắc và cần nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102.

Câu hỏi thường gặp

Ly hôn đơn phương là gì?

Ly hôn đơn phương được hiểu là ly hôn theo yêu cầu của một bên, xảy ra khi chỉ một bên vợ hoặc chồng có yêu cầu ly hôn do cuộc sống hôn nhân không như mong muốn. Việc ly hôn đơn phương phải có căn cứ; chứng minh tình trạng hôn nhân đã trầm trọng.

Giấy tờ cần chuẩn bị để thực hiện thủ tục ly hôn

Cần chuẩn bị các giấy tờ sau:
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy đăng ký kết hôn bản gốc (trong trường hơp không có bản gốc thì có thể nộp bản trích lục kèm theo giấy tờ giải thích rõ lý do không có bản gốc);
+ Chứng minh nhân dân; sổ hộ khẩu của vợ, chồng (bản photo có công chứng hoặc chứng thực);
+ Giấy tờ chứng minh về quyền sở hữu tài sản (nếu có);
+ Giấy chứng sinh hoặc giấy khai sinh của các con (nếu có tranh chấp);
+ Tài liệu chứng minh khác.

Ai có quyền yêu cầu ly hôn đơn phương?

Tại Điều 51, Luật Hôn nhân và gia đình:
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần; mắc bệnh khác mà không thể nhận thức; làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe; tinh thần của họ.
Theo quy định trên thì vợ hoặc chồng; cha, mẹ, người thân thích khác đều có thể yêu cầu ly hôn đơn phương nếu có các căn cứ theo quy định trên.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Dân sự

Để lại một bình luận