Công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?

07/09/2021
Công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?
508
Views

Gần đây, tình hình dịch bệnh Covid 19 diễn biến rất phức tạp. Đứng trước tình hình dịch bệnh như vậy, các tỉnh thành phố trong cả nước đã thực hiện việc giãn cách xã hội để phòng chống dịch. Vì vậy không ít các hoạt động sản xuất kinh doanh phải tạm dừng hoạt động. Liên quan tới chủ đề này, chúng tôi nhận được rất nhiều các câu hỏi của các bạn độc giả. Cụ thể có thắc mắc như sau về việc công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội:

“Chào Luật sư, tôi hiện đang sinh sống và làm việc ở một công ty may tại Hà Nội. Tôi thấy hiện nay trong thời kì giãn cách chỉ có một số các công ty, xí nghiệp được phép tiếp tục hoạt động. Vì vậy tôi muốn hỏi rằng công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?? Mong được Luật Sư 247 giải đáp, tôi cảm ơn.”

Căn cứ pháp lý

Chỉ thị 15/TTg

Chỉ thị 16/TTg

Giãn cách xã hội là gì?

Giãn cách xã hội là phương pháp cách ly địa lý, giữ không gian an toàn giữa người với người; nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Khoảng cách an toàn trong giãn cách xã hội được quy định là khoảng 2 mét (tương đương với 2 sải cánh tay) ở cả không gian trong và ngoài trời.

Các trường hợp thiết yếu được phép ra ngoài trong lúc giãn cách xã hội

Để giải đáp thắc mắc của bạn H về việc khám nha khoa có được cho phép hay không; thì trước tiên ta hãy cùng tìm hiểu các hoạt động được phép ra ngoài theo Chỉ thị 16:

1. Mua nhu yếu phẩm thiết yếu: lương thực, thực phẩm, dược phẩm và hàng hóa, dịch vụ thiết yếu khác;

2. Các trường hợp khẩn cấp như: Cấp cứu, đi khám bệnh; thiên tai, hỏa hoạn,…

3. Làm việc tại các cơ quan, đơn vị nhà nước, lực lượng vũ trang; cơ quan ngoại giao và tại các cơ sở được tiếp tục mở cửa:

+ Nhà máy, cơ sở sản xuất; công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu,…)

+ Cơ sở giáo dục, ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm…); chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất, nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ….

Công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?

Do diễn biến dịch ở từng địa phương là khác nhau nên cũng sẽ có những quy định khác nhau về việc phòng chống dịch.

Đối với các địa phương áp dụng chỉ thị 16

Theo hướng dẫn về thực hiện chỉ thị 16 thì các cơ sở sản xuất, công trường, công trình giao thông, xây dựng; cơ sở kinh doanh dịch vụ, hàng hóa thiết yếu (như: lương thực, thực phẩm, dược phẩm; xăng, dầu; điện; nước; nhiên liệu…); ngân hàng, kho bạc, các cơ sở kinh doanh dịch vụ trực tiếp liên quan đến hoạt động ngân hàng và bổ trợ doanh nghiệp (như công chứng, luật sư, đăng kiểm, đăng ký giao dịch bảo đảm..); chứng khoán, bưu chính, viễn thông, dịch vụ hỗ trợ vận chuyển, xuất nhập khẩu hàng hóa; khám bệnh, chữa bệnh, tang lễ được tiếp tục hoạt động.

Như vậy theo quy định này, thì nếu doanh nghiệp sản xuất thuộc vào các điều kiện trên thì mới được phép tiếp tục hoạt động.

Tuy nhiên hiện nay, ở một số tỉnh thành phố đã áp dụng các biện pháp giãn cách chia vùng để vừa đảm bảo việc phòng chống dịch bệnh và phát triển kinh tế.

Do vậy, với việc được phân chia theo vùng để phòng dịch như thế này cũng sẽ dẫn đến việc quy định về hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi vùng sẽ được quy định khác nhau.

Đối với vùng đỏ

Vùng đỏ hay được gọi là vùng 1 được quy định tiếp tục thực hiện Chỉ thị 16 và áp dụng một số biện pháp ở mức cao hơn với nguyên tắc “ai ở đâu, ở đó”; “người ở vùng nào, ở vùng đó”. Đây là khu vực đô thị trung tâm với mật độ dân cư cao, tập trung các cơ quan; doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ. Hiện là vùng đỏ, nhiều trường hợp nguy cơ cao.

Vì vậy việc sản xuất kinh doanh vẫn sẽ được áp dụng theo quy định đã nêu ở trên trong trường hợp các vùng thực hiện chỉ thị 16.

Đối với vùng cam và vùng xanh

Vùng cam hay được gọi là vùng 2 và vùng xanh hay còn gọi là vùng 3 sẽ được áp đụng các quy định sau:

Toàn bộ vùng hai áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng. Vùng ba áp dụng Chỉ thị 15 và một số biện pháp ở mức cao hơn theo từng phân khu trong vùng về sản xuất công nghiệp; tiêu thủ công nghiệp và sản xuất nông nghiệp hỗ trợ “vùng một”.

Như vậy trong vùng 2 và 3 này chỉ thị 15 được áp dụng và trong chỉ thị 15 không quy định về việc sản xuất của các doanh nghiệp, tuy nhiên có quy định về việc tụ tập đông người. Do vậy việc sản xuất là được phép nhưng cần phải đáp ứng các quy định về phòng ngừa dịch bênh và tụ tập đông người tại nơi sản xuất.

Các nguyên tắc phải đảm bảo khi sản xuất trong lúc giãn cách

Các công ty cơ sở sản xuất phải đảm bảo các nguyên tắc, quy định sau:

Chỉ được tổ chức sản xuất, kinh doanh khi doanh nghiệp và người lao động thực sự an toàn.

Làm tốt công tác tuyên truyền, vận động; kịp thời, công khai thông tin; tăng cường các khuyến cáo, cảnh báo; người sử dụng lao động và người lao động (hoặc tổ chức Công đoàn) bàn bạc, thống nhất phương án phù hợp với tình hình doanh nghiệp và yêu cầu của chính quyền địa phương (trừ trường hợp cấp thiết).

Đề cao tính tự giác, ý thức chấp hành của người sử dụng lao động và người lao động; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Tuân thủ đầy đủ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 và địa phương; thực hiện đầy đủ các hướng dẫn của Bộ Y tế, các bộ; ngành có liên quan và chính quyền địa phương.

Căn cứ quy định của cơ quan có thẩm quyền và Hướng dẫn này; đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hướng dẫn thực hiện phù hợp với điều kiện thực tế để triển khai trên địa bàn.

Các biện pháp phòng chống dịch khi sản xuất trong lúc giãn cách

Người đứng đầu các cơ sở nêu trên chịu trách nhiệm thực hiện các biện pháp chống dịch và bảo đảm an toàn tuyệt đối:

Tuân thủ nghiêm 5K, đặc biệt là đeo khẩu trang, khử khuẩn; đo thân nhiệt, bố trí đầy đủ phương tiện, vật tư phòng, chống dịch theo quy định; khuyến cáo của cơ quan y tế;

Yêu cầu người lao động khai báo y tế, tuân thủ các biện pháp tiếp xúc, giao tiếp;

Tạm dừng các hoạt động không cấp bách, giảm mức độ tập trung người lao động;

Tổ chức, quản lý chặt chẽ việc đưa đón người lao động (nếu có) đến nơi làm việc; bảo đảm ngăn ngừa rủi ro lây nhiễm dịch bệnh. Trường hợp không bảo đảm các yêu cầu nêu trên thì phải tạm dừng hoạt động.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Đi giao thuốc có vi phạm quy định giãn cách theo Chỉ thị 16 không?
Chở người thân đi khám bệnh có vi phạm chỉ thị 16 không?
Đi xem đất khi đang chống dịch có vi phạm Chỉ thị 16 không?

Trên đây là tư vấn của chúng tôi về “Công ty may có được phép hoạt động trong lúc giãn cách xã hội không?“ . Nếu có thắc mắc gì về vấn đề này xin vui lòng liên hệ: 0833102102

Câu hỏi thường gặp

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế bị phạt bao nhiêu tiền?

Không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế đối với trường hợp phải thực hiện việc cách ly y tế theo quy định, trừ trường hợp không tổ chức thực hiện việc cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng.

Có được di chuyển vào vùng đỏ?

Nguyên tắc là không được phép ra, vào vùng đỏ. Trường hợp phải vào vùng đỏ để lưu trú vì lý do đặc biệt (như công nhân đổi ca trở về, chăm sóc người bệnh, người già, phụ nữ có thai, trẻ em…) phải được sự đồng ý của chính quyền địa phương và không được rời khỏi vùng đỏ cho đến khi kết thúc vùng cách ly y tế và theo dõi sức khỏe ít nhất 14 ngày (thông báo với chính quyền, y tế địa phương khi có dấu hiệu nghi ngờ mắc bệnh hoặc đủ 14 ngày khi về vùng đỏ); cam kết thực hiện biện pháp phòng, chống dịch và xét nghiệm như người dân tại vùng đỏ. 

Nhu yếu phẩm thiết yếu theo chỉ thị 16 là gì?

Theo Luật giá năm 2013, các mặt hàng thiết yếu là những hàng hóa, dịch vụ không thể thiếu cho sản xuất, đời sống, quốc phòng, an ninh, bao gồm: nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, dịch vụ chính phục vụ sản xuất, lưu thông; sản phẩm đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người và quốc phòng, an ninh.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Để lại một bình luận