Hiện nay, không khó để chúng ta bắt gặp các cửa hàng miễn thuế tại các sân bay. Vậy quy định của pháp luật khi kinh doanh cửa hàng miễn thuế như thế nào? Trường hợp nào phải kiểm tra báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế? Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế trong bao lâu? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.
Căn cứ pháp lý
Cửa hàng miễn thuế là gì?
Cửa hàng miễn thuế (Duty-free shop) là cửa hàng bán những mặt hàng nhập khẩu từ nước ngoài, khu phi thuế quan, kho ngoại quan và những mặt hàng này không thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng và thuế nhập khẩu. Ngoài hàng nhập khẩu, tùy vào pháp luật quốc gia, cửa hàng miễn thuế có thể bán các mặt hàng khác.
Tuy nhiên, một số quốc gia áp thuế đối với hàng hóa được đưa vào nước này, mặc dù họ đã được mua miễn thuế ở một quốc gia khác, hoặc khi giá trị hoặc số lượng của hàng hóa đó vượt quá giới hạn cho phép.
Cửa hàng miễn thuế thường được tìm thấy trong khu vực quốc tế gồm các sân bay quốc tế, cảng biển và nhà ga, nhưng hàng hóa cũng có thể được mua miễn thuế trên máy bay và tàu chở khách.
Tại Việt Nam cũng có nhiều cửa hàng miễn thuê như: cửa hàng miễn thuế tại các sân bay: Nội Bài (Hà Nội), Cam Ranh (Khánh Hòa) và Đà Nẵng do Tập đoàn Liên Thái Bình Dương (IPPG) và Lotte PK Duty Free hợp tác mở,…
Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế trong bao lâu?
Căn cứ Khoản 1 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế như sau:
1. Thời hạn nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế
a) Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế trong năm tài chính cho cơ quan hải quan;
b) Doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế sau khi nộp báo cáo quyết toán được phép sửa đổi, bổ sung nội dung báo cáo trong thời gian trước khi hết thời hạn nộp báo cáo quyết toán và trước thời điểm cơ quan hải quan có thông báo về việc thực hiện kiểm tra hay không kiểm tra đối với báo cáo quyết toán.
Như vậy, định kỳ hằng năm, cửa hàng bán hàng hóa miễn thuế phải nộp báo cáo quyết toán tình hình bán hàng miễn thuế tại cửa hàng chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính cho cơ quan hải quan.
Hồ sơ báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế bao gồm những giấy tờ gì?
Theo Khoản 3 Điều 24 Nghị định 100/2020/NĐ-CP, hồ sơ báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế bao gồm những giấy tờ sau:
a) Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc nhập – xuất – tồn kho theo Mẫu số 07/BCQT Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử. Báo cáo quyết toán phải phù hợp với chứng từ hạch toán kế toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế;
b) Cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ bán hàng, các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán khi được cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định.
Theo đó, doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế phải cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ bán hàng, các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán khi được cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định.
Trường hợp nào phải kiểm tra báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế?
Các trường hợp phải kiểm tra báo cáo quyết toán bao gồm:
a) Báo cáo quyết toán của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế nộp lần đầu;
b) Báo cáo quyết toán có sự chênh lệch bất thường về số liệu so với hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan đã được doanh nghiệp giải trình nhưng không được cơ quan hải quan chấp nhận;
c) Kiểm tra báo cáo quyết toán trên cơ sở áp dụng quản lý rủi ro, đánh giá tuân thủ pháp luật của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế.
Thủ tục báo cáo quyết toán kinh doanh hàng miễn thuế năm 2022
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ bao gồm những giấy tờ chúng tôi đã đề cập ở nội dung trên.
Bước 2: Nộp hồ sơ báo cáo cho cơ quan hải quan
Địa điểm nộp báo cáo quyết toán: Tại Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế, kho chứa hàng miễn thuế.
Định kỳ hàng năm, chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ ngày kết thúc năm tài chính, doanh nghiệp nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế: nộp báo cáo quyết toán theo nguyên tắc nhập – xuất – tồn kho theo Mẫu số 07/BCQT cho cơ quan hải quan thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử.
Doanh nghiệp cung cấp hồ sơ hải quan, chứng từ kế toán, sổ kế toán, chứng từ bán hàng, các giấy tờ khác (nếu có) để phục vụ công tác kiểm tra báo cáo quyết toán khi được cơ quan hải quan yêu cầu theo quy định.
Bước 3: Cơ quan hải quan tiếp nhận và xử lý hồ sơ
– Đối với báo cáo quyết toán phải thực hiện kiểm tra, cơ quan hải quan thông báo cho doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế trong vòng 20 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán.
– Đối với báo cáo quyết toán không thuộc trường hợp phải kiểm tra, trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo quyết toán của doanh nghiệp, cơ quan hải quan phản hồi qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử đến doanh nghiệp về báo cáo quyết toán được chấp nhận, không thực hiện kiểm tra. Đồng thời xác nhận trên hệ thống xử lý dữ liệu điện tử việc doanh nghiệp hoàn thành báo cáo quyết toán.
Bước 4: Kiểm tra báo cáo quyết toán
– Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra tại trụ sở của doanh nghiệp kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan phải có thông báo kết quả kiểm tra với doanh nghiệp được kiểm tra về sự phù hợp, nội dung không phù hợp của báo cáo quyết toán (nếu có) để doanh nghiệp giải trình:
- Trường hợp kiểm tra xác định báo cáo quyết toán phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, phù hợp với hồ sơ hàng hóa thực hiện kinh doanh hàng miễn thuế, cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra và xác nhận kết quả kiểm tra trên báo cáo quyết toán. Cập nhật kết quả kiểm tra vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
- Trường hợp không phù hợp với chứng từ kế toán, sổ kế toán, không phù hợp với hồ sơ hàng hóa kinh doanh hàng miễn thuế thì yêu cầu doanh nghiệp giải trình trong vòng 05 ngày làm việc. Trường hợp cơ quan hải quan chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp, trong thời gian 05 ngày làm việc cơ quan hải quan ban hành kết luận kiểm tra, xác nhận vào báo cáo quyết toán và cập nhật kết quả vào hệ thống xử lý dữ liệu điện tử;
- Trường hợp cơ quan hải quan không chấp nhận nội dung giải trình của doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp không giải trình thì cơ quan hải quan căn cứ quy định pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan và hồ sơ hiện có để quyết định xử lý về thuế và xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền quyết định xử lý theo quy định pháp luật;
- Bản kết luận kiểm tra phải có các nội dung: quyết định kiểm tra, phạm vi kiểm tra, nội dung kiểm tra, ý kiến của người được kiểm tra, kết luận về từng nội dung được kiểm tra, mức độ vi phạm (nếu có), biện pháp xử lý, kiến nghị đề xuất của đoàn kiểm tra về biện pháp xử lý.
Mời bạn xem thêm:
- Pháp luật có bắt buộc trả lương cho người lao động bằng tiền Việt Nam không?
- Hợp đồng lao động được chấm dứt khi nào?
- Gọi 2 cuộc điện thoại quảng cáo cho một số điện thoại trong vòng 24 giờ được không?
Thông tin liên hệ Luật sư 247
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Nộp báo cáo quyết toán đối với hàng hóa đưa vào để bán tại cửa hàng miễn thuế trong bao lâu?″. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định, thời hạn lưu giữ hàng hóa không quá 12 tháng kể từ ngày hoàn thành thủ tục hải quan. Trường hợp có lý do chính đáng thì Chi cục trưởng Chi cục Hải quan quản lý cửa hàng miễn thuế gia hạn một lần không quá 12 tháng.
Theo quy định, khi muốn bán thuốc lá, xì gà, rượu bia tại cửa hàng miễn thuế thì phải dán tem VIET NAM DUTY NOT PAID của Bộ Tài chính phát hành khi đó mới đủ điều kiện kinh doanh các mặt hàng này.
Tại Điều 7 Nghị định 100/2020/NĐ-CP quy định đồng tiền dùng trong giao dịch bán hàng miễn thuế gồm:
1. Đồng Việt Nam.
2. Đồng ngoại tệ đô la Mỹ (USD), euro (EUR).
3. Đồng tiền của nước có chung biên giới đất liền với địa điểm đặt cửa hàng miễn thuế tại khu vực biên giới.
4. Đồng tiền của quốc gia nơi các chuyến bay quốc tế của các hãng hàng không được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam thực hiện nhập cảnh, quá cảnh tại quốc gia đó.