Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào?

12/09/2022
Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào
310
Views

Để được cấp chứng chỉ hành nghề đấu giá cần phải trải qua quá trình đào tạo tập sự hành nghề theo quy định. Vậy khi đã được cấp chứng chỉ hành nghề, đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào? Điều kiện để trở thành đấu giá viên năm 2022 là gì? Trường hợp nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá? Bài viết sau đây của Luật sư 247 sẽ giúp quý bạn đọc giải đáp thắc mắc về những vấn đề này, mời bạn cùng theo dõi nhé.

Căn cứ pháp lý

Đấu giá viên là ai?

Theo quy định, đấu giá viên là một chức danh bổ trợ tư pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá khi đáp ứng điều kiện, tiêu chuẩn đấu giá viên.

Điều kiện để trở thành đấu giá viên năm 2022

Điều kiện để trở thành đấu giá viên được quy định như sau:

– Công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt;

– Có bằng tốt nghiệp đại học hoặc trên đại học thuộc một trong các chuyên ngành luật, kinh tế, kế toán, tài chính, ngân hàng;

– Tốt nghiệp khóa đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 11 Luật Đấu giá tài sản 2016, trừ trường hợp được miễn đào tạo nghề đấu giá quy định tại Điều 12 Luật Đấu giá tài sản 2016;

– Đạt yêu cầu kiểm tra kết quả tập sự hành nghề đấu giá.

Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào
Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào

Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào?

Căn cứ Điều 18 Luật Đấu giá tài sản 2016, đấu giá viên hành nghề theo các hình thức sau đây:

Hành nghề tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản

Việc hành nghề của đấu giá tại Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản, pháp luật về cán bộ, công chức và pháp luật về viên chức.

Hành nghề tại doanh nghiệp đấu giá tài sản

Việc hành nghề của đấu giá viên tại doanh nghiệp đấu giá tài sản thực hiện thông qua việc thành lập hoặc tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động tại doanh nghiệp đấu giá tài sản. Mỗi đấu giá viên chỉ được thành lập hoặc tham gia thành lập một doanh nghiệp đấu giá tài sản hoặc ký hợp đồng lao động với một doanh nghiệp đấu giá tài sản theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Hành nghề tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng

Việc hành nghề của đấu giá viên tại tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng thực hiện theo quy định của Luật Đấu giá tài sản và pháp luật về lao động.

Quy trình đào tạo nghiệp vụ nghề đấu giá

Ngoài những quy định kể trên, công dân Việt Nam muốn được tham gia lớp đào tạo nghề Đấu giá cần phải có thời gian làm việc trong lĩnh vực được đào tạo ít nhất 03 năm.

Thời gian đào tạo nghề đấu giá là 06 tháng. Tổ chức đào tạo là Học viện Tư pháp.

Sau khi hoàn thành khóa đào tạo 06 tháng tại Học viện Tư pháp, học viên sẽ được cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp đào tạo nghề đấu giá.

Pháp luật hiện nay cũng quy định những trường hợp được miễn đào tạo, bao gồm:

  •  Người đã là luật sư, công chứng viên, thừa phát lại, quản tài viên, trọng tài viên có thời gian hành nghề từ 02 năm trở lên.
  • Người đã là thẩm phán, kiểm sát viên, chấp hành viên.

Đấu giá viên có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền của đấu giá viên

– Đấu giá viên có các quyền sau đây:

a) Hành nghề trên toàn lãnh thổ Việt Nam;

b) Trực tiếp điều hành cuộc đấu giá;

c) Truất quyền tham dự cuộc đấu giá của người tham gia đấu giá có hành vi vi phạm 

d) Dừng cuộc đấu giá khi phát hiện có hành vi thông đồng, dìm giá hoặc gây rối, mất trật tự tại cuộc đấu giá và thông báo cho tổ chức đấu giá tài sản;

đ) Điều hành cuộc đấu giá theo hợp đồng giữa Hội đồng đấu giá tài sản với tổ chức đấu giá tài sản nơi đấu giá viên hành nghề trong trường hợp cuộc đấu giá do Hội đồng thực hiện hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng trong trường hợp tổ chức tự đấu giá;

e) Hướng dẫn, giám sát việc tập sự của người tập sự hành nghề đấu giá;

g) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Nghĩa vụ của đấu giá viên

– Đấu giá viên có các nghĩa vụ sau đây:

a) Tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục đấu giá tài sản 

b) Tuân theo Quy tắc đạo đức nghề nghiệp đấu giá viên;

c) Chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước tổ chức đấu giá tài sản về cuộc đấu giá do mình thực hiện;

d) Chịu trách nhiệm về các công việc do người tập sự hành nghề đấu giá mà mình hướng dẫn thực hiện 

đ) Tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp 

e) Các nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nào không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá?

Căn cứ Điều 15 Luật Đấu giá tài sản 2016 quy định những trường hợp không được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá như sau:

– Không đủ tiêu chuẩn đấu giá viên

– Đang là sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân; 

Cán bộ, công chức, viên chức, trừ trường hợp là công chức, viên chức được đề nghị cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá để làm việc cho Trung tâm dịch vụ đấu giá tài sản.

– Bị mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.

– Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

– Bị kết án và bản án đã có hiệu lực pháp luật; 

– Đã bị kết án mà chưa được xóa án tích; 

– Đã bị kết án về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản, các tội về tham nhũng kể cả trường hợp đã được xóa án tích.

– Đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về “Đấu giá viên hành nghề theo những hình thức nào?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; mẫu biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp của đấu giá viên được quy định như thế nào?

Theo quy định, Đấu giá viên tham gia bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thông qua tổ chức đấu giá tài sản hoặc tổ chức mà Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ do Chính phủ thành lập để xử lý nợ xấu của tổ chức tín dụng.

Không hành nghề đấu giá bao lâu thì bị thu hồi chứng chỉ hành nghề?

Theo quy định, không hành nghề đấu giá tài sản theo quy định tại khoản 1 Điều 18 của Luật này trong thời hạn 02 năm kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá, trừ trường hợp bất khả kháng.

Người được miễn đào tạo nghề đấu giá thì có phải tập sự hành nghề đấu giá không?

Theo quy định, dù được miễn đào tạo nghề đấu giá nhưng vẫn phải tập sự hành nghề theo quy định trên và thời gian tập sự là 06 tháng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.