Xin chào luật sư. Hiện tại tôi đang tìm hiểu về các ký hiệu thể hiện sự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên các sản phẩm. Tuy nhiên tôi lại không hiểu rõ lắm về ký hiệu chữ C đặt trong vòng tròn. Vậy mong luật sư giúp tôi giải mã ý nghĩa của ký hiệu copyrighted cũng như cho tôi biết quyền của chủ sở hữu đối với ký hiệu này. Xin cám ơn luật sư.
Tại Việt Nam trong những năm gần đây, một trong những đề tài nổi bật và được dư luận rất quan tâm đó chính là vấn đề liên quan đến bản quyền đối với các sản phẩm, đặc biệt là với các tác phẩm âm nhạc. Hàng loạt các nghệ sĩ cover lại các bản nhạc nổi tiếng, “hot trend” và sau đó đã nhận nhiều ý kiến trái chiều trong đó có cả tác giả phản ảnh về việ xin phép khi sử dụng sản phẩm. Sau đó thuật ngữ Copyrighted xuất hiện và được nhiều người tìm kiếm và sử dụng hơn. Nhưng bạn đã hiểu được Copyrighted là gì và ý nghĩa nó có thể mang lại là gì hay không? Quyền của chủ thể với các sản phẩm mang ký hiệu này là gì? Để làm rõ các thắc mắc này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Giải mã ý nghĩa của ký hiệu copyrighted”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Giải mã ý nghĩa ký hiệu Copyrighted
Chắc hẳn tất cả mọi người đều đã ít nhất một lần xem xét rất kỹ các sản phẩm trước khi quyết định mua, không chỉ về chất lượng, giá thành mà còn cả nhãn hàng sản xuất ra sản phẩm đó. Liệu bạn có chú ý tằng trên các sản phẩm, đặc biệt là sản phẩm có nguồn gốc nước ngoài, in trên bao bì các ký hiệu C, R, TM và thắc mắc chúng là gì. Đây là các ký hiệu liên quan đến sự bảo hộ của đối tượng sở hữu trí tuệ mà thuật ngữ ngành luật gọi là “tình trạng pháp lý” của đối tượng đó. Nó có ý nghĩa xác định việc sản phẩm có được bảo hộ sở hữu trí tuệ hay không và mức độ bảo hộ như thế nào? Theo đó trước khi đi giả mã về ý nghĩa của ký hiệu copyrighted, ta cùng đi tìm hiểu một chút về việc bảo hộ đối với các thương hiệu.
Bảo hộ thương hiệu được hiểu là gì?
Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) định nghĩa thương hiệu là một dấu hiệu (hữu hình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hoá hay một dịch vụ nào đó được sản xuất hay được cung cấp bởi một cá nhân hay một tổ chức.
Các dấu hiệu có thể là những ký hiệu, biểu trưng (logo), thiết kế , từ ngữ mang tính khẩu hiệu (slogan), … được gắn vào bao bì sản phẩm, mác sản phẩm, hay bản thân sản phẩm. Vì để giúp phân biệt các doanh nghiệp, thương hiệu hay được in trên các tờ giới thiệu doanh nghiệp, trụ sở doanh nghiệp, danh thiếp của cán bộ nhân viên doanh nghiệp, website của doanh nghiệp … Chúng sẽ mang những đặc điểm, nét riêng so với các thương hiệu của các chủ sở hữu khác trên thị trường. Do đó đây cũng là một yếu tố để người tiêu dùng lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ tương tự có cùng chức năng.
Thương hiệu là một trong nhiều yếu tố tạo nên sự khác biệt giữa các sản phẩm. Người tiêu dùng luôn dựa vào thương hiệu để phân biệt sản phẩm của các tổ chức khác nhau. Giá trị thương hiệu có tác động cực kì lớn đến nhận thức và quyết định mua hàng của khách hàng. Vì vậy mà bảo hộ thương hiệu là việc quan trọng đối với nhà kinh doanh.
Để xác nhận quyền sở hữu đối với tài sản thương hiệu; doanh nghiệp cần đăng kí bảo hộ thương hiệu để tránh những hành vi vi phạm quyền sở hữu đối với thương hiệu.
Tại Việt Nam, mặc dù khái niệm thương hiệu cũng được nhắc dến nhưng việc bảo hộ lại chỉ được đề cập với nhãn hiệu. Tuy nhiên dù là thương hiệu hay nhãn hiệu thì khi được đăng ký bảo hộ thì nhãn hiệu đó sẽ được nhà nước bảo vệ theo quy định của quốc gia, ngăn chặn các hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sở hữu thương hiệu, nhãn hiệu đó.
Đăng kí bảo hộ thương hiệu là việc xác lập quyền được pháp luật bảo hộ khi bị xâm phạm đối với các yếu tố thương hiệu.
Khi đăng kí bảo hộ thương hiệu; doanh nghiệp sẽ có quyền độc quyền sử dụng thương hiệu đã được đăng kí của mình; có quyền chuyển giao quyền sở hữu hoặc chuyển giao quyền sử dụng thương hiệu sản phẩm; và quyền tiến hành hoạt động pháp lí chống lại những hành vi xâm phạm thương hiệu đã đăng kí.
Các chủ thể khác phải tôn trọng cũng như không được phép có những hành vi xâm phạm tới quyền của chủ sỏ hữu thương hiệu nếu không muốn bị xử lý theo quy định pháp luật.
Ý nghĩa của ký hiệu copyrighted
Theo Luật Sở hữu trí tuệ của Việt Nam không quy định về các ký hiệu C, R, TM cũng như lúc nào thì được sử dụng các ký tự này. Nhưng với vai trò là một thành viên của tổ chức quốc tế WTO, Việt Nam nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế mở rộng phát triển thị trường, trong đó cả về vấn đề sở hữu trí tuệ vẫn áp dụng các thông lệ quốc tế về lý giải ghi chú tình trạng pháp lý của đối tượng.
Với các sản phẩm có ký hiệu chữ C hay còn gọi C tròn là “Copyrighted”. Nó có nghĩa là sản phẩm đó đã được đăng ký bản quyền thương hiệu. Các sản phẩm có ký hiệu © sẽ được hưởng tất cả các quyền lợi cho việc sử dụng và quyền sở hữu đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó và nghiêm cấm mọi cá nhân hay tổ chức sử dụng bất cứ một ý tưởng hay dịch vụ nào đó của sản phẩm mà chưa được sự cho phép dưới mọi hình thức.
Theo nghĩa đen, Copyrighted nghĩa là “quyền được sao chép y nguyên” (right to copy) không bỏ sót chi tiết nào đối với một sản phẩm, dịch vụ hay một ý tưởng nào đó. Còn theo nghĩa rộng hơn thì Copyrighted không chỉ bao hàm các sản phẩm vật chất, nó có thể bao gồm các sản phẩm vô hình, các tác quyền nghệ thuật, chương trình truyền hình, kiểu dáng công nghiệp… và một số hình thức biểu hiện khác. Tóm lại, nó giống như một quyền lợi cho phép người có quyền này sao chép, phát hành và sử dụng một sản phẩm trí tuệ nguyên bản.
Tất cả các quyền lợi hợp pháp của sản phẩm in ký hiệu © đã được các cơ quản quản lý bảo hộ. Do đó bất kỳ cá nhân hay tổ chức nào cố ý sử dụng sai quy định sẽ bị xử phạt hành chính hay trách nhiệm hình sự tùy thuộc vào mức độ vi phạm.
Ngoài ra, Copyrighted chỉ được áp dụng cho các sản phẩm mang tính sáng tạo của tác giả hay của người tạo ra tác phẩm, ý tưởng, thông tin… như các tác phẩm văn học, âm nhạc, kiến trúc, hay mỹ thuật… được ghi nhận cụ thể và rõ ràng tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ.
Có thể thấy ký hiệu Copyrighted khi được đăng ký sẽ phần lớn nghiêng về bảo hộ quyền tác giả đối với sản phẩm, tác phẩm là ký hiệu này hơn là một nhãn hiệu theo pháp luật tại Việt Nam. Do đó không chỉ trên bao bì các sản phẩm mà ký hiệu này còn được đặt trên rất nhiều các sản phẩm khác như sản phẩm âm nhạc, tác phẩm nghệ thuật,….
Quyền của chủ thể sở hữu đối với sản phẩm mang ký hiệu Copyrighted
Do ký hiệu copyrighted được bảo hộ tương tự với quyền tác giả đối với sản phẩm, tác phẩm. Do đó chú sở hữu cũng có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với sản phẩm mang ký hiệu đó. Cụ thể:
Quyền nhân thân gắn liền với chủ sở hữu bao gồm:
- Quyền được tên cho tác phẩm tự sáng tác.
- Đứng tên thật hoặc bút danh trên sản phẩm; khi tác phẩm công bố, sử dụng.
- Công bố tác phẩm công khai hoặc cho phép người khác thực hiện
- Bảo vệ nguyên vẹn tác phẩm, không cho người khác thay đổi, thêm bớt hoặc xuyên tạc tác phẩm và có hành vi gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
Quyền tài sản là các quyền có thể chuyển nhượng, cho phép người khác thực hiện. Các quyền này gồm có:
- Sản xuất ra các tác phẩm phái sinh;
- Biểu diễn, hiển thị các tác phẩm ra thị trường
- Sao chép tác phẩm
- Phân phối, nhập bản gốc hoặc bản sao tác phẩm
- Công bố tác phẩm ra công chúng trên phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử
- Cho thuê bản gốc hoặc bản sao các sản phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Video của Luật sư 247 về giải mã ý nghĩa của ký hiệu copyrighted
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Giải mã ý nghĩa của ký hiệu copyrighted“. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang gặp khó khăn và muốn tìm cách khôi phụ mã số thuế doanh nghiệp bị khóa do không hoạt động tại trụ sở hoặc muốn sử dụng các dịch vụ pháp lý của chúng tôi như xác nhận tình trạng độc thân, thành lập công ty hay thông báo mẫu hóa đơn điện tử,…; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Cách tra cứu nhãn hiệu quốc tế mới nhất
- Sự khác nhau giữa nhãn hiệu và thương hiệu là gì?
- Đơn yêu cầu xử lý xâm phạm nhãn hiệu năm 2022
Câu hỏi thường gặp
Copyrighted chỉ được áp dụng cho các sản phẩm mang tính sáng tạo của tác giả hay của người tạo ra tác phẩm, ý tưởng, thông tin… như các tác phẩm văn học, âm nhạc, kiến trúc, hay mỹ thuật… được ghi nhận cụ thể và rõ ràng tại Điều 14 Luật sở hữu trí tuệ của Việt Nam. Bởi lẽ chủ sở hữu được bảo hộ đối với toàn bộ sản phẩm bao gồm cả các thiết kế, chi tiết nhỏ nhất do đó đòi hỏi tính sáng tạọ, tím mới của các sản phẩm là bắt buộc, chúng không thể dễ dàng được tạo ra cũng như gây nhầm lẫn với các sản phẩm khác.
Chủ sở hữu có thể cho phép người khác công bố với sản phẩm của mình cũng như cho họ sử dụng các quyền tài sản đối với sản phẩm như:
a) Làm tác phẩm phái sinh;
b) Biểu diễn tác phẩm trước công chúng;
c) Sao chép tác phẩm;
d) Phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm;
đ) Truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác;
e) Cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Tổ chức, cá nhân khi khai thác, sử dụng một, một số hoặc toàn bộ các quyền trên phải xin phép và trả tiền nhuận bút, thù lao, các quyền lợi vật chất khác cho chủ sở hữu quyền tác giả.
– Chiếm đoạt quyền tác giả đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học.
– Mạo danh tác giả.
– Công bố, phân phối tác phẩm mà không được phép của tác giả.
– Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
– Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả
– Làm tác phẩm phái sinh mà không được phép của tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm được dùng để làm tác phẩm phái sinh
– Sử dụng tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả, không trả tiền nhuận bút, thù lao, quyền lợi vật chất khác theo quy định của pháp luật
– Cho thuê tác phẩm mà không trả tiền nhuận bút, thù lao và quyền lợi vật chất khác cho tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả.
– Nhân bản, sản xuất bản sao, phân phối, trưng bày hoặc truyền đạt tác phẩm đến công chúng qua mạng truyền thông và các phương tiện kỹ thuật số mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.
– Xuất bản tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả.