Mẫu đơn đăng ký sáng chế thông dụng năm 2022

05/09/2022
Mẫu đơn đăng ký sáng chế thông dụng năm 2022
447
Views

Ngày nay, khi công nghệ thông tin ngày càng phát triển, quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước ngày càng gia tăng thì việc sáng tạo ra các sản phẩm hay ứng dụng công nghệ mới giúp tăng năng suất, hiệu quả công việc ngày càng phổ biến. Khi đó sẽ cần phải đăng ký sáng chế, thủ tục đăng ký sáng chế được thực hiện như thế nào? Cách soạn thảo mẫu đơn đăng ký sáng chế ra sao? Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu tại nội dung bài viết dưới đây.

Căn cứ pháp lý

Đơn đăng ký sáng chế là gì?

Đơn đăng ký sáng chế được xem như một trong những thủ tục pháp lý rất cần thiết trong việc giúp chủ sở hữu của sản phẩm sáng chế đó có thể yên tâm và hạn chế ở mức độ tối đa các vấn đề đạo nhái, lấy cắp bản quyền, đạo và trộm mất ý tưởng đã sáng chế của mình và đảm bảo tính độc quyền của sản phẩm sáng chế.

Đơn đăng ký sáng chế gồm những gì?

Để hoàn tất việc chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế thì cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

+ 02 bản khai đăng ký sáng chế, bạn có thể lên mạng tìm kiếm và tải về theo mẫu số 01 – SC thuộc phụ lục A trong thông tư số 01/2007/TT – BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ban hành ;

+ 02 bản mô tả sáng chế, ứng dụng sáng chế muốn đăng ký;

+ Bản vẽ kỹ thuật sáng chế, ảnh sáng chế (nếu có);

+ Giấy ủy quyền đăng ký sáng chế trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký sáng chế

+ Chứng từ, biên lai chứng minh bạn đã nộp đủ các loại phí, lệ phí theo quy định .

– Đơn đăng ký sáng chế cần phải đáp ứng các yêu cầu cơ bản như sau thì mới có thể được xem xét cấp bằng sáng chế

+ Trong đơn đăng ký sáng chế bạn cần chỉ rõ và phải cung cấp đầy đủ những thông tin cần thiết về đối tượng đang có mong muốn cần được bảo hộ là sản phẩm hay là quy trình công nghệ phải đảm bảo đúng quy định tại điều 4 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 ;

Mẫu đơn đăng ký sáng chế thông dụng
Mẫu đơn đăng ký sáng chế thông dụng

+ Nội dung cũng như hình thức của đơn đăng ký sáng chế phải đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ theo đúng quy định tại khoản 1 và khoản 2 điều 101 của Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005.

Điều 102 Luật Sở hữu trí tuệ quy định tài liệu xác định sáng chế cần bảo hộ trong đơn đăng ký sáng chế bao gồm bản mô tả sáng chế và bản tóm tắt sáng chế. Việc kiểm tra sự bộc lộ đầy đủ của đối tượng yêu cầu bảo hộ được tiến hành với bản mô tả và bản tóm tắt sáng chế để đánh giá sự đầy đủ về các thông tin tối thiểu liên quan đến đối tượng yêu cầu bảo hộ. 

Một số yêu cầu chung khác được quy định trong Thông tư số 01/2007/TT – BKHCN của Bộ khoa học và công nghệ ban hành.

Điều kiện bảo hộ sáng chế là gì?

Căn cứ Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ 2005  về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ như sau:

“Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ

1. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có trình độ sáng tạo;

c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.

2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:

a) Có tính mới;

b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.”

Như vậy, theo quy định pháp luật có hai hình thức cấp bằng bảo hộ sáng chế là bằng độc giải pháp và bảo hộ độc quyền sáng chế.

Trường hợp nào sẽ không được bảo hộ sáng chế?

Căn cứ Điều 59 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 quy định:

“Điều 59. Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế

 Các đối tượng sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa sáng chế:

1. Phát minh, lý thuyết khoa học, phương pháp toán học;

2. Sơ đồ, kế hoạch, quy tắc và phương pháp để thực hiện các hoạt động trí óc, huấn luyện vật nuôi, thực hiện trò chơi, kinh doanh; chương trình máy tính;

3. Cách thức thể hiện thông tin;

4. Giải pháp chỉ mang đặc tính thẩm mỹ;

5. Giống thực vật, giống động vật;

6. Quy trình sản xuất thực vật, động vật chủ yếu mang bản chất sinh học mà không phải là quy trình vi sinh;

7. Phương pháp phòng ngừa, chẩn đoán và chữa bệnh cho người và động vật.”

Theo đó, khi thuộc một trong 7 trường hợp nêu trên sẽ không được bảo hộ sáng chế.

Tải xuống mẫu đơn đăng ký sáng chế

Hướng dẫn viết đơn đăng ký sáng chế

– Mục tên sáng chế:

Ở phần này bạn sẽ ghi tên của đối tượng đăng ký sáng chế mà chủ sở hữu đặt; phải đảm bảo tên được ghi trong mục này trùng khớp với tên gọi được ghi nhận trong các giấy tờ khác của đơn đăng ký.

– Mục chủ đơn:

  • Tại đây bạn chỉ cần ghi đầy đủ các thông tin cá nhân liên quan đến chủ sở hữu; bao gồm các nội dung chủ yếu như: Họ tên, giới tính, ngày tháng năm sinh; số chứng minh thư, địa chỉ thường trú, quốc tịch; số điện thoại, email liên hệ…
  • Trong trường hợp chủ đơn lại chính là tác giả thì lưu ý đánh dấu x vào ô có nội dung này.
  • Nếu chủ đơn gồm nhiều chủ thể khác nhau thì nội dung này sẽ ghi thông tin của chủ thể đầu tiên.

– Mục đại diện của chủ đơn:

Ở phần này bạn điền thông tin khi đơn đăng ký sáng chế được thực hiện bởi người đại diện.

– Mục tác giả:

Điền đầy đủ các thông tin liên quan đến tác giả của sáng chế.

– Các mục yêu cầu hưởng quyền ưu tiên; yêu cầu thẩm định nội dung; chuyển đổi đơn: Nếu có yêu cầu thì tích dấu x vào ô có nội dung tương ứng.

– Mục phí và lệ phí: Đánh dấu x vào nội dung những khoản phí và lệ phí đã nộp theo quy định.

– Cam kết của chủ đơn: Tại đây chủ đơn hoặc người đại diện làm đơn theo ủy quyền của tác giả sẽ trực tiếp ký tên; nếu là pháp nhân thì đóng dấu công ty.

– Phần trang bổ sung: Đây sẽ là trang mà chủ đơn liệt kê thông tin của các tác giả còn lại trong trường hợp tác giả là nhiều cá nhân hoặc là pháp nhân.

Quy trình đăng ký sáng chế năm 2022

Bước 1: Tra cứu sáng chế trước khi nộp đơn đăng ký

Khi đăng ký sáng chế, chủ sở hữu nên tra cứu sáng chế của mình trước khi nộp đơn. Kết quả tra cứu sẽ giúp khách hàng xác định được liệu sáng chế dự định đăng ký hoặc dự định sử dụng có khả năng đăng ký và có xung đột với quyền sở hữu trí tuệ của người khác hay không.

Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ cho việc đăng ký sáng chế

Sau khi có kết quả tra cứu sáng chế, chủ đơn đăng ký cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký sáng chế để nộp đơn đăng ký sáng chế.

Bước 3: Nộp đơn đăng ký tới Cục sở hữu trí tuệ

Sau khi đã chuẩn bị xong hồ sơ đăng ký sáng chế, quý khách hàng nên sớm nộp đơn đăng ký để có ngày ưu tiên đăng ký sớm nhất. Tại Việt Nam, nguyên tắc ngày ưu tiên được áp dụng, do đó, ai nộp đơn trước sẽ được hưởng quyền ưu tiên trước.

Bước 4: Thẩm định đơn sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ

Đơn đăng ký sáng chế sau khi được nộp sẽ trải qua các giai đoạn thẩm định hình thức, công bố đơn, thẩm định nội dung đơn trước khi được Cục sở hữu trí tuệ đồng ý hoặc từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền sáng chế.

Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ sáng chế

Đơn đăng ký sau khi trải qua các giai đoạn thẩm định và kết quả cho thấy đơn đủ điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ, chủ đơn sẽ tiến hành nộp phí cấp văn bằng và sẽ được Cục SHTT cấp bản gốc giấy chứng nhận đăng ký.

Sau khi được cấp giấy chứng nhận đăng ký sáng chế, hàng nằm chủ sở hữu sáng chế sẽ phải nộp phí duy trì sáng chế tại Cục sở hữu trí tuệ. Trường hợp vì lý do nào đó mà phí duy trì không được nộp, văn bằng bảo hộ sáng chế sẽ chấm dứt hiệu lực.

Mời bạn xem thêm bài viết:

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “Mẫu đơn đăng ký sáng chế thông dụng năm 2022“.

Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, giải thể công ty tnhh 1 thành viên, tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty,  giấy phép bay flycam; xác nhận độc thânđăng ký nhãn hiệu,  …. của luật sư 247, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:

Câu hỏi thường gặp

Nguyên tắc nộp đơn đăng ký sáng chế?

Theo quy định tại khoản 1 Điều 90 Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2019) quy định trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký các sáng chế trùng hoặc tương đương với nhau, các kiểu dáng công nghiệp trùng hoặc không khác biệt đáng kể với nhau thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho sáng chế hoặc kiểu dáng công nghiệp trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.

Điều kiện bảo hộ sáng chế ở Việt Nam như thế nào?

Có tính mới so với thế giới.
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.

Lệ phí đăng ký sáng chế năm 2022 là bao nhiêu?

– Lệ phí nộp đơn: 150.000VNĐ
– Phí thẩm định hình thức: 180.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định hình thức từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 8.000VNĐ/01 trang;
– Phí công bố đơn: 120.000VNĐ;
– Phí công bố từ hình thứ 2 trở đi: 60.000VNĐ/hình;
– Phí thẩm định yêu cầu hưởng quyền ưu tiên (nếu có): 600.000VNĐ/01 đơn ưu tiên;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định: 600.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung: 720.000VNĐ/01 điểm yêu cầu bảo hộ độc lập;
– Phí thẩm định nội dung từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi: 32.000VNĐ/01 trang
Lưu ý: Chi phí đăng ký nêu trên là lệ phí chính thức (phí nhà nước) cho việc đăng ký sáng chế và KHÔNG bao gồm phí dịch vụ đăng ký sáng chế trong trường hợp sử dụng dịch vụ đăng ký

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Biểu mẫu

Comments are closed.