Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào?

05/09/2022
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào
465
Views

Bạn có ý định kinh doanh đại lý bảo hiểm nhưng không biết điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào theo quy định mới nhất 2022? Đại lý bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ gì? Hành vi nào bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm? Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm là gì? Tại bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé.

Căn cứ pháp lý

Đại lý bảo hiểm là gì?

Đại lý chính là cầu nối trung gian giữa một doanh nghiệp sản xuất sản phẩm với khách hàng. Đại lý được phép nhân danh, đại diện để bán sản phẩm đã thống nhất từ trước và nhận lại thù lao thích đáng từ doanh nghiệp.

Hiểu đại khái là như vậy, nhưng đối với việc kinh doanh bảo hiểm, nhà nước ta đã có định nghĩa rõ ràng về đại lý bảo hiểm tại Điều 84 trong Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000 như sau:

“Đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”

Nội dung hoạt động của đại lý bảo hiểm

Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào
Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào

Theo điều 85 của Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000, nhiệm vụ – nội dung hoạt động của đại lý bảo hiểm bao gồm những công việc sau:

  • Giới thiệu, chào bán bảo hiểm: Đại lý có nhiệm vụ giới thiệu, tư vấn những gói sản phẩm bảo hiểm phù hợp với điều kiện về rủi ro và tài chính của khách hàng. Cũng như giới thiệu về độ uy tín, vị thế, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp bảo hiểm đã uỷ quyền.
  • Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm: Bắt đầu từ việc giúp khách hàng hoàn thiện những thủ tục cần thiết, kê khai trung thực các yếu tố như thông tin cá nhân, tình trạng sức khỏe, công việc,… từ đó doanh nghiệp bảo hiểm sẽ đồng ý phê duyệt gói bảo hiểm mà khách hàng đã đăng ký.
  • Thu phí bảo hiểm: Theo hợp đồng bảo hiểm, đến kỳ hạn khách hàng cần hoàn thành nộp phí bảo hiểm. Thay vì khách hàng phải đến trực tiếp công ty, đại lý bảo hiểm được uỷ quyền đến thu phí tại nhà khách hàng giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí.
  • Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm: Mỗi khi khách hàng phát sinh rủi ro và yêu cầu hỗ trợ từ bảo hiểm, đại lý bảo hiểm có nghĩa vụ hỗ trợ khách hàng hoàn thành thủ tục để đủ điều kiện nhận hỗ trợ từ công ty bảo hiểm dựa theo hợp đồng bảo hiểm. Đồng thời đại lý còn có nhiệm vụ xác minh thông tin của khách hàng và chuyển đến công ty bảo hiểm. Giúp công ty bảo hiểm giải quyết việc bồi thường, trả tiền bảo hiểm một cách nhanh chóng, chính xác, công khai và minh bạch.
  • Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm: Ngoài những nhiệm vụ được nêu trên, đại lý còn thực hiện một số hoạt động khác theo quy định trong hợp đồng uỷ quyền, đại diện kinh doanh giữa công ty và Đại lý bảo hiểm.

Quy định về điều kiện hoạt động của đại lý bảo hiểm mới nhất 2022

Dựa theo Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm năm 2000. Một tổ chức hoặc cá nhân muốn trở thành đại lý bảo hiểm cần thoả mãn những điều kiện sau:

Đối với cá nhân

Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau:

  • Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
  • Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
  • Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.

Đối với tổ chức

  • Là tổ chức được thành lập và hoạt động hợp pháp;
  • Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện quy định như một đại lý cá nhân;
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang phải chấp hành hình phạt tù hoặc bị Toà án tước quyền hành nghề vì phạm các tội theo quy định của pháp luật không được ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm.

Nguyên tắc hoạt động của đại lý bảo hiểm

Theo Điều 83 Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định về nguyên tắc hoạt động đối với đại lý bảo hiểm như sau:

(1) Tổ chức, cá nhân hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ điều kiện hoạt động đại lý theo quy định tại Điều 86 Luật kinh doanh bảo hiểm và phải ký hợp đồng đại lý bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật kinh doanh bảo hiểm.

– Hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Điều 87 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 phải có các nội dung chủ yếu như sau:

+ Tên, địa chỉ của đại lý bảo hiểm;

+ Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm;

+ Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm, đại lý bảo hiểm;

+ Nội dung và phạm vi hoạt động đại lý bảo hiểm;

+ Hoa hồng đại lý bảo hiểm;

+ Thời hạn hợp đồng;

+ Nguyên tắc giải quyết tranh chấp.

(2) Tổ chức, cá nhân không được đồng thời làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài khác nếu không được chấp thuận bằng văn bản của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mà mình đang làm đại lý.

(3) Cá nhân đã được cấp chứng chỉ đại lý nhưng không hoạt động đại lý trong thời hạn 03 năm liên tục phải thực hiện thi lấy chứng chỉ đại lý mới trước khi hoạt động đại lý. Không hoạt động đại lý là việc cá nhân không ký hợp đồng làm đại lý cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoặc không làm việc trong tổ chức là đại lý của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài.

Đại lý bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ gì?

Quyền và nghĩa vụ của đại lý bảo hiểm được quy định tại Điều 85 Nghị định 73/2016/NĐ-CP như sau:

– Đại lý bảo hiểm có các quyền sau:

+ Lựa chọn và ký kết hợp đồng đại lý bảo hiểm đối với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài theo đúng quy định pháp luật;

+ Tham dự các lớp đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ cho đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài tổ chức;

+ Được cung cấp thông tin cần thiết cho các hoạt động của mình và các điều kiện khác để thực hiện hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Hưởng hoa hồng và các quyền, lợi ích hợp pháp khác từ hoạt động đại lý bảo hiểm;

+ Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài hoàn trả tiền ký quỹ hoặc tài sản thế chấp theo thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm.

– Đại lý bảo hiểm có các nghĩa vụ sau:

+ Thực hiện cam kết trong hợp đồng đại lý bảo hiểm đã ký với doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài;

+ Ký quỹ hoặc thế chấp tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài nếu có thỏa thuận trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Giới thiệu, mời chào, bán bảo hiểm; cung cấp các thông tin đầy đủ, chính xác cho bên mua bảo hiểm; thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo phạm vi được ủy quyền trong hợp đồng đại lý bảo hiểm;

+ Tham gia các khóa đào tạo nâng cao trình độ do các cơ sở đào tạo đại lý bảo hiểm tổ chức;

+ Chịu sự kiểm tra giám sát của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính theo quy định pháp luật.

Như vậy, đại lý bảo hiểm là tổ chức, cá nhân được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền trên cơ sở hợp đồng đại lý bảo hiểm để thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan. Tổ chức, cá nhân khi hoạt động đại lý bảo hiểm cần đảm bảo tuân thủ về nguyên tắc hoạt động đại lý bảo hiểm, được hưởng các quyền và có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ đối với đại lý bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Hành vi bị nghiêm cấm đối với đại lý bảo hiểm

Đại lý bảo hiểm không được thực hiện các hành vi sau đây:

– Thông tin, quảng cáo sai sự thật về nội dung, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, điều kiện và điều khoản bảo hiểm làm tổn hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của bên mua bảo hiểm;

– Ngăn cản bên mua bảo hiểm cung cấp các thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm hoặc xúi giục bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm không kê khai các chi tiết liên quan đến hợp đồng bảo hiểm;

– Tranh giành khách hàng dưới các hình thức ngăn cản, lôi kéo, mua chuộc, đe dọa nhân viên hoặc khách hàng của doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm khác;

– Xúi giục khách hàng hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm đang có hiệu lực dưới mọi hình thức.

Mời bạn xem thêm:

Thông tin liên hệ Luật sư 247

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư 247 về Điều kiện hoạt động đại lý bảo hiểm được quy định như thế nào. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; tra cứu thông báo phát hành hóa đơn điện tử; dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi;… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Đại lý bảo hiểm có bao nhiêu loại?

Dựa theo loại hình bảo hiểm và tính rủi ro thì đại lý bảo hiểm được chia thành 2 loại:
Đại lý bảo hiểm nhân thọ: Là đại lý đã được uỷ quyền kinh doanh và thực hiện các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền và trách nhiệm dựa theo bản hợp đồng từ một doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ.
Đại lý bảo hiểm phi nhân thọ: Là đại lý đã được uỷ quyền kinh doanh và thực hiện các hoạt động khác trong khuôn khổ về quyền hạn và trách nhiệm dựa theo bản hợp đồng từ một doanh nghiệp phi nhân thọ.

Nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm quy định như thế nào?

Điều 85 Luật Kinh doanh bảo hiểm 2000 quy định về nội dung hoạt động đại lý bảo hiểm, bao gồm các nội dung sau:
Đại lý bảo hiểm có thể được doanh nghiệp bảo hiểm uỷ quyền tiến hành các hoạt động sau đây:
– Giới thiệu, chào bán bảo hiểm;
– Thu xếp việc giao kết hợp đồng bảo hiểm;
– Thu phí bảo hiểm;
– Thu xếp giải quyết bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm;
– Thực hiện các hoạt động khác có liên quan đến việc thực hiện hợp đồng bảo hiểm.

Người nước ngoài có được làm việc tại đại lý bảo hiểm không?

Nhân viên trong tổ chức đại lý trực tiếp thực hiện hoạt động đại lý bảo hiểm phải có đủ các điều kiện sau:
Là công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam;
Từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
Có chứng chỉ đào tạo đại lý bảo hiểm do doanh nghiệp bảo hiểm hoặc Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam cấp.
Theo đó, Người nước ngoài không được làm việc tại đại lý bảo hiểm.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.