Quy định về làm ca đêm như thế nào?

06/09/2022
755
Views

Xin chào luật sư. Tôi vừa xin vào làm việc ca đêm tại một công ty sản xuất nhựa. Vậy cho hỏi thời giờ làm việc vào ban đêm được quy định như thế nào? Lương làm việc vào ban đêm được quy định ra sao? Làm việc vào ban đêm có được nghỉ giữa giờ hay không và có được tính lương không? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.

Làm việc vào ban đêm cũng có những quy định tương đối khác biệt so với giờ làm việc bình thường. Do đặc thù làm việc vào ban đêm- là thời gian nghỉ ngời nên thời giờ làm việc, tính lương, nghỉ ngơi khi làm việc vào ca đêm cũng có sự khác biệt. Vậy cụ thể người lao động khi làm việc vào ban đêm cần chú ý những vấn đề nào? Xác định thời giờ làm việc ban đêm ra sao? Việc hưởng lương được quy định như thế nào? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Quy định về làm ca đêm mới nhất”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.

Căn cứ pháp lý

Quy định về thời giờ làm việc ca đêm

Quy định về làm ca đêm mới nhất
Quy định về làm ca đêm mới nhất

Thời giờ làm việc là thời gian mà người lao động làm việc sẽ được tính hưởng lương lao động bình thường, làm thêm giờ tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động nhưng tối đa không được quá quy định của pháp luật.

Theo Điều 105 và Điều 106 Bộ luật lao động quy định về thời giờ làm việc bình thường và ca đêm như sau:

Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường

1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.

Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.

3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.

Điều 106. Giờ làm việc ban đêm

Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 06 giờ sáng ngày hôm sau.

Theo đó có thể thấy, dù là thời giờ làm việc bình thường hay ca đêm thì chỉ khác nhau về thời điểm. Ca đêm được xác định là từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau. Còn quy định về số giờ làm việc tối đa vẫn phải đảm bảo quy định của pháp luật tại Điều 105 Bộ luật lao động là không quá 48 giờ trong 1 tuần.

Thời gian không làm việc được tính hưởng lương vào ban đêm

Bên cạnh đó theo Điều 58 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định cụ thể về thời giờ làm việc hưởng lương như sau:

Điều 58. Thời giờ được tính vào thời giờ làm việc được hưởng lương

1. Nghỉ giữa giờ quy định khoản 2 Điều 64 Nghị định này.

2. Nghỉ giải lao theo tính chất của công việc.

3. Nghỉ cần thiết trong quá trình lao động đã được tính trong định mức lao động cho nhu cầu sinh lý tự nhiên của con người.

4. Thời giờ nghỉ đối với lao động nữ khi mang thai hoặc nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trong thời gian hành kinh theo quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 137 của Bộ luật Lao động.

5. Thời giờ phải ngừng việc không do lỗi của người lao động.

6. Thời giờ hội họp, học tập, tập huấn do yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc được người sử dụng lao động đồng ý.

7. Thời giờ người học nghề, tập nghề trực tiếp hoặc tham gia lao động theo quy định tại khoản 5 Điều 61 của Bộ luật Lao động.

8. Thời giờ mà người lao động là thành viên ban lãnh đạo của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở được sử dụng để thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 176 của Bộ luật Lao động.

9. Thời giờ khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, giám định y khoa để xác định mức độ suy giảm khả năng lao động do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, nếu thời giờ đó được thực hiện theo sự bố trí hoặc do yêu cầu của người sử dụng lao động.

10.Thời giờ đăng ký, khám, kiểm tra sức khỏe nghĩa vụ quân sự, nếu thời giờ đó được hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật về nghĩa vụ quân sự.”

Theo đó có thể thấy thời giờ làm việc ca đêm theo quy định pháp luật, trong khoảng thời gian này cũng bao gồm các khoảng thời gian được tính vào thời giờ làm việc hưởng lương quy định bên trên, miễn là chúng diễn ra trong khoảng thời gian ca đêm.

Tính lương khi làm việc ca đêm

Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

Theo quy định pháp luật thì mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu. Người sử dụng lao động cũng có nghĩa vụ phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.

Theo Khoản 2 Điều 98 Bộ luật lao động quy định về việc trả lương khi làm việc vào ban đêm như sau:

2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.”

Hiện nay, cách tính tiền lương làm việc vào ban đêm được hướng dẫn cụ thể tại Điều 56 Nghị định 145/2020/NĐ-CP như sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm=Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường+Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 30%xSố giờ làm việc vào ban đêm

Trong đó: Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định theo quy định sau:

Tiền lương giờ thực trả của ngày làm việc bình thường được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả theo công việc đang làm của tháng mà người lao động làm thêm giờ (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong tháng (không kể số giờ làm thêm). Trường hợp trả lương theo ngày hoặc theo tuần, thì tiền lương giờ thực trả được xác định trên cơ sở tiền lương thực trả của ngày hoặc tuần làm việc đó (trừ tiền lương làm thêm giờ, tiền lương trả thêm khi làm việc vào ban đêm) chia cho số giờ thực tế làm việc trong ngày hoặc trong tuần (không kể số giờ làm thêm);

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm việc vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm việc vào ban đêm=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường+Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 30%xSố sản phẩm làm vào ban đêm

Quy định về làm thêm giờ vào ban đêm

Số giờ làm thêm vào ban đêm

Theo Điều 60 Nghị định 145/2020/NĐ-CP giới hạn về số giờ làm thêm như sau:

– Tổng số giờ làm thêm không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày khi làm thêm vào ngày làm việc bình thường

– Trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

– Trường hợp làm việc không trọn thời gian quy định tại Điều 32 của Bộ luật Lao động thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày.

– Tổng số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong một ngày, khi làm thêm vào ngày nghỉ lễ, tết và ngày nghỉ hằng tuần.

Tính lương làm thêm vào ban đêm

Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm được hưởng tiền lương tính theo công thức sau:

Đối với người lao động hưởng lương theo thời gian, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%+Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 30%+20%xTiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lươngxSố giờ làm thêm vào ban đêm

Trong đó:

a) Tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường được xác định theo mục trên;

b) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

b1) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

b2) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường;

b3) Tiền lương giờ vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất bằng 300% so với tiền lương giờ thực trả của công việc đang làm vào ngày làm việc bình thường.

Đối với người lao động hưởng lương theo sản phẩm, tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm được tính như sau:

Tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm=Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 150% hoặc 200% hoặc 300%+Đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thườngxMức ít nhất 30%+20%xĐơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lươngxSố sản phẩm làm thêm vào ban đêm

Trong đó, đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương được xác định như sau:

a) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường, được tính ít nhất bằng 100% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động không làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm); ít nhất bằng 150% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường đối với trường hợp người lao động có làm thêm giờ vào ban ngày của ngày đó (trước khi làm thêm giờ vào ban đêm);

b) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ hằng tuần, được tính ít nhất bằng 200% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường;

c) Đơn giá tiền lương sản phẩm vào ban ngày của ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, được tính ít nhất 300% so với đơn giá tiền lương sản phẩm của ngày làm việc bình thường.

Người lao động làm việc vào ban đêm được nghỉ giữa giờ và nghỉ chuyển ca

Theo quy định Bộ luật lao động, người lao động cần được nghỉ ngơi để đảm bảo sức khỏe cũng như chất lượng lao động. Theo tại Điều 109 và Điều 110 Bộ luật lao động quy định việc này như sau:

– Người lao động làm việc ban đêm thì được nghỉ giữa giờ ít nhất 45 phút liên tục.

Trường hợp người lao động làm việc theo ca liên tục từ 06 giờ trở lên thì thời gian nghỉ giữa giờ được tính vào giờ làm việc.

– Ngoài thời gian nghỉ quy định tại khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động bố trí cho người lao động các đợt nghỉ giải lao và ghi vào nội quy lao động.

-Người lao động làm việc theo ca được nghỉ ít nhất 12 giờ trước khi chuyển sang ca làm việc khác.

Thông tin liên hệ

Trên đây là tư vấn về “Quy định về làm ca đêm mới nhất”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về thủ tục ly hôn và muốn biết ly hôn nhanh hết bao nhiêu tiền hoặc muốn tham khảo mẫu báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:

Mời bạn xem thêm

Câu hỏi thường gặp

Người lao động mang thai có được làm việc vào ban đêm?

Theo Khoản 1 Điều 137 Bộ luật lao động quy định:
“Người sử dụng lao động không được sử dụng người lao động làm việc ban đêm, làm thêm giờ và đi công tác xa trong trường hợp sau đây:
a) Mang thai từ tháng thứ 07 hoặc từ tháng thứ 06 nếu làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo;
b) Đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi, trừ trường hợp được người lao động đồng ý.”
Theo đó lao động nữ mang thai vấn được làm việc vào ban đêm khi mang thai dưới 7 tháng, dưới 6 tháng trong trường hợp làm việc ở vùng cao, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo.

Doanh nghiệp sử dụng người lao động dưới 15 tuổi làm việc vào ban đêm bị phạt như thế nào?

Theo Điểm d Khoản 2 Điều 29 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định:
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
d) Sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;
Theo đó nếu doanh nghiệp sử dụng người chưa đủ 15 tuổi làm việc vào ban đêm sẽ bị phạt từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Làm việc ban đêm vào ngày lễ được tính lương như thế nào?

Theo Khoản 1, 2 Điều 98 Bộ luật lao đông quy định:
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
Theo đó nếu bạn làm việc vào ban đêm trong ngày nghỉ lễ sẽ được 430% lương.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Lao động

Comments are closed.