Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam bao gồm các công ty nào? Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư 247 để hiểu và nắm rõ được những quy định về “Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam bao gồm các công ty, đơn vị nào?” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam là gì?
Tổng công ty Điện lực Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 562/QĐ-TTg ngày 10/10/1994 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sở sắp xếp lại các đơn vị thuộc Bộ Năng lượng; tổ chức và hoạt động theo Điều lệ ban hành kèm theo Nghị định số 14/CP ngày 27/1/1995 của Chính phủ.
Ngày 22/6/2006, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 147/QĐ-TTg về việc phê duyệt Đề án thí điểm hình thành Tập đoàn Điện lực Việt Nam và Quyết định 148/2006/QĐ-TTG về việc thành lập Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Việt Nam” (sau đây gọi tắt là EVN) là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Đến ngày 25/6/2010, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 975/QĐ-TTg về việc chuyển Công ty mẹ – Tập đoàn Điện lực Việt Nam thành công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên thuộc sở hữu Nhà nước.
Ngày 28/2/2018, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam. Nghị định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ban hành (thay thế cho Nghị định số 205/2013/NĐ-CP ngày 6/12/2013), với một số nội dung chính như sau:
* Tên gọi:
- Tên gọi đầy đủ: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch: TẬP ĐOÀN ĐIỆN LỰC VIỆT NAM.
- Tên giao dịch tiếng Anh: VIETNAM ELECTRICITY.
- Tên gọi tắt: EVN.
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam bao gồm các công ty, đơn vị nào?
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam bao gồm các công ty, đơn vị quy định tại Khoản 1 Điều 1 Nghị định 26/2018/NĐ-CP về Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, cụ thể như sau:
“Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” là nhóm các công ty có tư cách pháp nhân độc lập, bao gồm:
– Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp I);
- Các đơn vị nghiên cứu khoa học, đào tạo;
- Các công ty con của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (doanh nghiệp cấp II);
- Các công ty con của doanh nghiệp cấp II (doanh nghiệp cấp III);
- Doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam.
Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam kinh doanh những lĩnh vực nào?
- Ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là ngành, nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển của EVN, do chủ sở hữu nhà nước quy định và giao cho EVN thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của EVN.
- Ngành, nghề kinh doanh có liên quan đến ngành, nghề kinh doanh chính của EVN là ngành, nghề phụ trợ hoặc phái sinh từ ngành, nghề kinh doanh chính, trên cơ sở điều kiện và lợi thế của ngành, nghề kinh doanh chính hoặc sử dụng lợi thế, ưu thế của ngành, nghề kinh doanh chính và phục vụ trực tiếp cho ngành, nghề kinh doanh chính.
- Sản xuất, truyền tải, phân phối và kinh doanh mua bán điện năng; chỉ huy điều hành hệ thống sản xuất, truyền tải, phân phối và phân bổ điện năng trong hệ thống điện quốc gia;
- Xuất nhập khẩu điện năng;
- Đầu tư và quản lý vốn đầu tư các dự án điện;
- Quản lý, vận hành, sửa chữa, bảo dưỡng, đại tu, cải tạo, nâng cấp thiết bị điện, cơ khí, điều khiển, tự động hóa thuộc dây truyền sản xuất, truyền tải và phân phối điện, công trình điện; thí nghiệm điện.
- Tư vấn quản lý dự án, tư vấn khảo sát thiết kế, tư vấn lập dự án đầu tư, tư vấn đấu thầu, lập dự toán, tư vấn thẩm tra và giám sát thi công công trình nguồn điện, các công trình đường dây và trạm biến áp.
Thực hiện nhiệm vụ cung cấp điện cho nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội của đất nước, EVN hiện có 3 tổng công ty phát điện (GENCO 1, 2, 3) và 9 công ty thủy điện/nhiệt điện thuộc lĩnh vực sản xuất điện năng, 5 tổng công ty điện lực kinh doanh điện năng đến khách hàng là Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC),Tổng công ty Điện lực miền Trung (EVNCPC), Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC), Tổng công ty Điện lực TP. Hà Nội (EVNHANOI), Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC). Phụ trách lĩnh vực truyền tải điện của Tập đoàn Điện lực Việt Nam hiện nay là Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT).
Vị trí của Tập đoàn Điện lực Việt Nam trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam như thế nào?
Khoản 2 Điều 1 Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam ban hành kèm theo Nghị định 26/2018/NĐ-CP có quy định như sau:
2. “Tập đoàn Điện lực Việt Nam” (sau đây gọi tắt là EVN) là công ty mẹ trong Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam, được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu theo Quyết định số 975/QĐ-TTg ngày 25 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ.
Mời bạn xem thêm:
- Luật Điện lực sửa đổi 2012 được ban hành ngày 20/11/2012
- Xây nhà sát công trình điện lực thì có bị xử phạt không?
- Các chính sách về thuế, phí nổi bật có hiệu lực từ tháng 9.2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam bao gồm các công ty, đơn vị nào?” . Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập doanh nghiệp, hủy hóa đơn điện tử, xin hợp pháp hóa lãnh sự ở Hà Nội, dịch vụ công chứng tại nhà của chúng tôi… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư 247 để được hỗ trợ, giải đáp.
Để được tư vấn cũng như trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
“Doanh nghiệp liên kết của Tập đoàn Điện lực Quốc gia Việt Nam” (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp liên kết) là các doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp dưới mức chi phối của EVN và công ty con của EVN; doanh nghiệp không có vốn góp của EVN và công ty con của EVN, tự nguyện tham gia liên kết dưới hình thức hợp đồng liên kết hoặc không có hợp đồng liên kết, nhưng có mối quan hệ gắn bó lâu dài về lợi ích kinh tế, công nghệ, thị trường và các dịch vụ kinh doanh khác với EVN hoặc doanh nghiệp thành viên.
“Quyền chi phối của EVN” là quyền của EVN đối với một doanh nghiệp khác, bao gồm ít nhất một trong các quyền sau đây:
a) Quyền của chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp;
b) Quyền của cổ đông, thành viên góp vốn chi phối của doanh nghiệp;
c) Quyền trực tiếp hay gián tiếp bổ nhiệm đa số hoặc tất cả các thành viên Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên và Tổng giám đốc (Giám đốc) của doanh nghiệp;
d) Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định việc phê duyệt, sửa đổi, bổ sung Điều lệ của doanh nghiệp;
đ) Quyền trực tiếp hay gián tiếp quyết định chiến lược, kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp;
e) Các trường hợp chi phối khác theo thỏa thuận giữa EVN và doanh nghiệp bị chi phối và được ghi vào Điều lệ của doanh nghiệp bị chi phối.
“Người quản lý EVN” là người giữ chức danh, chức vụ gồm: Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên, Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Kế toán trưởng Tập đoàn Điện lực Việt Nam.