Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?

29/08/2022
Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?
516
Views

Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư đã giải đáp giúp cho tôi.

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Một trong những trải nghiệm du lịch mà dân đam mê du lịch muốn khám phá nhất đó chính là những trò chơi liên quan đến du lịch mạo hiểm. Vậy theo quy định tại Việt Nam, trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm? được quy định như thế nào.

Để giải đáp cho câu hỏi về trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm? Luatsu247 mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.

Cơ sở pháp lý

Chính sách phát triển du lịch của Việt Nam

Theo quy định tại Điều 5 Luật Du lịch 2017 quy định về chính sách phát triển du lịch như sau:

– Nhà nước có chính sách huy động mọi nguồn lực cho phát triển du lịch để bảo đảm du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch được hưởng mức ưu đãi, hỗ trợ đầu tư cao nhất khi Nhà nước ban hành, áp dụng các chính sách về ưu đãi và hỗ trợ đầu tư.

– Nhà nước ưu tiên bố trí kinh phí cho các hoạt động sau đây:

  • Điều tra, đánh giá, bảo vệ, tôn tạo, phát triển giá trị tài nguyên du lịch;
  • Lập quy hoạch về du lịch;
  • Xúc tiến du lịch, xây dựng thương hiệu du lịch quốc gia, địa phương;
  • Xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ phát triển du lịch.

– Nhà nước có chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho các hoạt động sau đây:

  • Đầu tư phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ du lịch chất lượng cao;
  • Nghiên cứu, định hướng phát triển sản phẩm du lịch;
  • Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực du lịch;
  • Đầu tư phát triển sản phẩm du lịch mới có tác động tích cực tới môi trường, thu hút sự tham gia của cộng đồng dân cư; đầu tư phát triển sản phẩm du lịch biển, đảo, du lịch sinh thái, du lịch cộng đồng, du lịch văn hóa và sản phẩm du lịch đặc thù khác;
  • Ứng dụng khoa học, công nghệ hiện đại phục vụ quản lý và phát triển du lịch;
  • Phát triển du lịch tại nơi có tiềm năng du lịch; sử dụng nhân lực du lịch tại địa phương;
  • Đầu tư hình thành khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn; hệ thống cửa hàng miễn thuế, trung tâm mua sắm phục vụ khách du lịch.

– Nhà nước có chính sách tạo điều kiện thuận lợi về đi lại, cư trú, thủ tục xuất cảnh, nhập cảnh, hải quan, hoàn thuế giá trị gia tăng và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp khác cho khách du lịch.

Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành tại Việt Nam

Theo quy định tại Điều 31 Luật Du lịch 2017 quy định về điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa bao gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp trung cấp trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa.

– Điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế bao gồm:

  • Là doanh nghiệp được thành lập theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp;
  • Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế tại ngân hàng;
  • Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành; trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

– Doanh nghiệp đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 1 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa; đáp ứng các điều kiện kinh doanh quy định tại khoản 2 Điều này được cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế.

Phí thẩm định cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế, Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa được thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí.

– Chính phủ quy định chi tiết về việc ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành quy định tại điểm b khoản 1 và điểm b khoản 2 Điều 31.

– Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định chi tiết về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành; nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tổ chức thi, cấp chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch nội địa và nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?
Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?

Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành

Theo quy định tại Điều 37 Luật Du lịch 2017 quy định về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành như sau:

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh quy định trong giấy phép;
  • Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 1 Điều 31 của Luật này; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Thông báo về việc thay đổi người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành, gửi hồ sơ về người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành thay thế cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp giấy phép trong thời hạn 15 ngày kể từ khi thay đổi;
  • Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
  • Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
  • Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch; phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật của khách du lịch trong thời gian tham gia chương trình du lịch;
  • Thực hiện chế độ báo cáo, thống kê, kế toán, lưu giữ hồ sơ theo quy định của pháp luật;
  • Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; kịp thời thông báo cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền về tai nạn, rủi ro xảy ra với khách du lịch và có biện pháp khắc phục hậu quả;
  • Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch quốc tế đến Việt Nam có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, e, g, h, i và k khoản 1 Điều 37;
  • Bảo đảm duy trì điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định tại khoản 2 Điều 31 của Luật Du lịch; công khai tên doanh nghiệp, số giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành trên biển hiệu tại trụ sở, chi nhánh, văn phòng giao dịch, trong hợp đồng lữ hành, trên ấn phẩm quảng cáo và trong giao dịch điện tử;
  • Hỗ trợ khách du lịch làm thủ tục nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, hải quan.

– Doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành quốc tế phục vụ khách du lịch ra nước ngoài có quyền và nghĩa vụ sau đây:

  • Quyền và nghĩa vụ quy định tại các điểm a, c, d, đ, g, h, i và k khoản 1, điểm b và điểm c khoản 2 Điều 37;
  • Sử dụng hướng dẫn viên du lịch quốc tế để đưa khách du lịch ra nước ngoài theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian đưa khách du lịch ra nước ngoài.

Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?

Theo quy định tại Điều 13 Luật Du lịch 2017 quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch như sau:

– Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có biện pháp bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội tại khu du lịch, điểm du lịch.

– Tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch có biện pháp phòng, tránh rủi ro và tổ chức bộ phận bảo vệ, cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch có trách nhiệm cảnh báo nguy cơ gây nguy hiểm cho khách du lịch; thông báo, chỉ dẫn kịp thời cho khách du lịch trong trường hợp khẩn cấp; áp dụng biện pháp cần thiết, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan trong việc cứu hộ, cứu nạn cho khách du lịch.

Theo quy định tại Điều 10 Nghị định 168/2017/NĐ-CP  quy định về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân như sau:

– Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này:

  • Thực hiện các biện pháp quy định tại Điều 9 Nghị định này;
  • Thông báo bằng văn bản cho Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch nơi tổ chức kinh doanh sản phẩm du lịch chậm nhất 15 ngày trước khi bắt đầu kinh doanh;
  • Tuân thủ các quy định khác của pháp luật có liên quan.

– Trách nhiệm của Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch:

  • Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định này, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức kiểm tra và công bố trên Cổng thông tin điện tử Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn quy định tại Điều 9 Nghị định này.

Trường hợp tổ chức, cá nhân chưa đáp ứng được các biện pháp bảo đảm an toàn, Sở Du lịch, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch thông báo bằng văn bản yêu cầu hoàn thiện, bổ sung các biện pháp bảo đảm an toàn và chỉ được kinh doanh sau khi đáp ứng đầy đủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này;

  • Thanh tra, kiểm tra, giám sát tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch quy định tại Điều 8 Nghị định 168/2017/NĐ-CP.

– Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch:

  • Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ các quy định tại Điều 9 Nghị định này của các tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm du lịch trong phạm vi quản lý;
  • Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 10 trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch;
  • Phối hợp với tổ chức, cá nhân có liên quan tổ chức cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp xảy ra rủi ro đối với khách du lịch.

– Trách nhiệm của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành:

  • Tuân thủ quy định tại khoản 1 Điều 10 trong trường hợp trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch;
  • Sử dụng dịch vụ do tổ chức, cá nhân thuộc Danh mục tổ chức, cá nhân đáp ứng đầy đủ các biện pháp bảo đảm an toàn cho khách du lịch cung cấp trong trường hợp không trực tiếp kinh doanh các sản phẩm du lịch này.

Theo quy định tại Điều 9 Nghị định 168/2017/NĐ-CP  quy định về biện pháp bảo đảm an toàn khi kinh doanh các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch như sau:

– Có cảnh báo, chỉ dẫn về điều kiện khí hậu, thời tiết, sức khỏe và các yếu tố liên quan khi cung cấp các sản phẩm du lịch có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng, sức khỏe của khách du lịch.

– Có phương án cứu hộ, cứu nạn; bố trí lực lượng cứu hộ khách du lịch và can thiệp, xử lý, ứng cứu kịp thời các sự cố, tai nạn, rủi ro xảy ra; duy trì, bảo đảm thông tin liên lạc với khách du lịch trong suốt thời gian cung cấp sản phẩm.

– Bố trí, sử dụng huấn luyện viên, kỹ thuật viên, hướng dẫn viên có chuyên môn phù hợp.

– Phổ biến các quy định về bảo đảm an toàn cho khách du lịch; hướng dẫn các thao tác kỹ thuật cho khách du lịch trước khi cung cấp sản phẩm du lịch.

– Cung cấp, hướng dẫn sử dụng và giám sát việc sử dụng trang thiết bị, dụng cụ hỗ trợ theo quy chuẩn, tiêu chuẩn, bảo đảm an toàn cho khách du lịch.

Mời bạn xem thêm

Thông tin liên hệ

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về Trách nhiệm cá nhân tổ chức trong việc bảo đảm an toàn cho khách du lịch khi tham gia hoạt động du lịch nguy hiểm?. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; đăng ký mã thuế số cho công ty; cách tra số mã số thuế cá nhân; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.

Liên hệ hotline: 0833.102.102.

Câu hỏi thường gặp

Nghĩa vụ của khách du lịch?

– Tuân thủ pháp luật Việt Nam và pháp luật của quốc gia, vùng lãnh thổ nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa địa phương, bảo vệ và giữ gìn tài nguyên du lịch, môi trường du lịch; không gây phương hại đến hình ảnh quốc gia, truyền thống văn hóa dân tộc của Việt Nam.
– Thực hiện nội quy của khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch.
– Thanh toán tiền dịch vụ theo hợp đồng, phí, lệ phí và các khoản thu khác theo quy định của pháp luật.
– Bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật về dân sự.

Giải quyết kiến nghị của khách du lịch?

– Tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch, quản lý khu du lịch, điểm du lịch tổ chức tiếp nhận và giải quyết kịp thời kiến nghị của khách du lịch trong phạm vi quản lý.
– Ủy ban nhân dân các cấp, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức tiếp nhận, giải quyết kiến nghị của khách du lịch trên địa bàn.
– Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tiếp nhận, giải quyết hoặc phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết kiến nghị của khách du lịch.

Quyền của khách du lịch?

– Sử dụng dịch vụ du lịch do tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp hoặc tự đi du lịch.
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân kinh doanh du lịch cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch theo hợp đồng đã ký kết.
– Được tạo điều kiện thuận lợi về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, hải quan, lưu cư trú, đi lại trên lãnh thổ Việt Nam phù hợp với quy định của pháp luật và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
– Được bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp theo hợp đồng đã giao kết với tổ chức, cá nhân kinh doanh, cung cấp dịch vụ du lịch.
– Được đối xử bình đẳng; được bảo đảm an toàn về tính mạng, sức khỏe, tài sản khi sử dụng dịch vụ du lịch; được tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được cứu hộ, cứu nạn trong trường hợp khẩn cấp.
– Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện hành vi vi phạm pháp luật về du lịch.
– Kiến nghị với tổ chức, cá nhân quản lý khu du lịch, điểm du lịch, cơ sở cung cấp dịch vụ du lịch và cơ quan nhà nước có thẩm quyền về các vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch.
– Được bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.