Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng 2022

30/08/2022
Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng
754
Views

Với các doanh nghiệp, hóa đơn giá trị gia tăng được sử dụng thường xuyên và cũng không xa lạ với người kinh doanh. Tuy nhiên không phải ai cũng nắm bắt kịp thời, đầy đủ và chính xác nhất các quy định về loại hóa đơn này. Bài viết dưới đây, Luật sư 247 sẽ gửi đến bạn đọc tổng quan “Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng 2022”

Căn cứ pháp lý

Hóa đơn giá trị gia tăng là gì

Hóa đơn GTGT còn được gọi là hóa đơn đỏ, tuy nhiên bản chất của hóa đơn GTGT chính là một loại chứng từ được người bán hàng lập với đầy đủ các thông tin về dịch vụ/sản phẩm cho bên mua. Hóa đơn GTGT này được người bán sử dụng theo quy định của pháp luật và được áp dụng đối với những doanh nghiệp, cá nhân kê khai và thực hiện tính thuế theo phương pháp khấu trừ.

Hóa đơn giá trị gia tăng là loại hóa đơn dành cho các tổ chức khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động sau:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong nội địa;
  • Hoạt động vận tải quốc tế;
  • Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;

Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng 2022

Quy định nội dung thể hiện trên hóa đơn GTGT

Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng
Những quy định về hóa đơn giá trị gia tăng

– Phải rõ ràng tên loại hóa đơn: Cần thể hiện rõ và chính xác tên hóa đơn cụ thể hóa đơn GTGT thì tên của nó thể hiện là “Hóa đơn giá trị gia tăng”

– Tên liên hóa đơn: Quy định mỗi hóa đơn phải có tối thiểu là 02 liên và tối đa là 9 liên, từ liên thứ 3 trở đi người lập sẽ được đặt tên theo công cụ dụng cụ. Ngoài ra, sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp lẻ phải có 3 liên và liên thứ 3 đó sẽ được lưu tại cơ quan thuế.

– Số thứ tự của hóa đơn: Được quy định là dãy số tự nhiên trong ký hiệu hóa đơn bao gồm 7 chữ số trong một ký hiệu của hóa đơn.

– Ký hiệu mẫu số hóa đơn và ký hiệu hóa đơn

+ Một loại hóa đơn có thể có nhiều mẫu số hóa đơn

+ Ký hiệu hóa đơn để phân biệt hóa đơn bằng hệ thống chữ cái của Tiếng Việt và hai số cuối của năm.

– Trên hóa đơn phải có tên, địa chỉ và mã số thuế của bên bán/bên mua

– Trên hóa đơn cần có tên hàng hóa/dịch vụ – số lượng – đơn giá – thành tiến được ghi bằng số và cả chữ.

– Chữ ký và họ tên của người mua và người bán, đồng thời cần có dấu/ngày ký và ngày lập của hóa đơn đó.

– Hình thức thể hiện trên hóa đơn: Hóa đơn được thể hiện bằng Tiếng Việt, nếu song ngữ ngôn ngữ nước phải đặt dưới chữ Tiếng Việt và đặt trong ngoặc đơn. Những chữ số trên hóa đơn phải là các số tự nhiên.

Quy định về thời điểm xuất hóa đơn GTGT

– Thời điểm xuất hóa đơn đối với hàng xuất khẩu: Thời điểm xuất hóa đơn được xác định là ngày chuyển giao hàng cho khách hàng và ngày xác định doanh thu xuất khẩu để tính thuế chính là ngày xác nhận hoàn tất các thủ tục hải quan.

– Thời điểm xuât hóa đơn GTGT đối với doanh nghiệp cung cấp điện, nước sinh hoạt, viễn thông hoặc truyền hình: Ngày lập hóa đơn không được quá 7 ngày kế tiếp từ ngày ghi chỉ số điện nước hoặc là ngày kết thúc kỳ quy ước với doanh nghiệp viễn thông, truyền hình

– Thời điểm xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp xây dựng: Thời điểm lập hóa đơn sẽ được xác định là thời điểm nghiệm thu, bàn giao những công trình, hạng mục … thời điểm này không xác định dự án đã thu tiền hay chưa thu tiền.

– Thời điểm xuất hóa đơn đối với doanh nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực xăng dầu: Ngày lập hóa đơn được thực hiện định kỳ theo hợp đồng của hai bên bán/mua có kèm theo bảng kê hoặc chứng từ nào đó có xác nhận của hai bên. Tuy nhiên, xác định thời điểm lập hóa đơn được xác định chậm nhất là ngày cuối cùng của tháng phát sinh hoạt động mua bán hoặc cung cấp hóa đơn.

Quy định về cách xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào/đầu ra

Xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào (khi cả người bán hoặc người mua làm mất)

Khi cả bên bán hoặc bên mua làm mất hoặc làm hỏng hóa đơn GTGT đầu vào thì cần xử lý theo 3 bước dưới đây:

– Bước 1: Hai bên cần lập biên bản ghi nhận về sự việc

Biên bản cần ghi rõ liên 1 của người bán khai và nộp thuế trong tháng nào. Đồng thời, thực hiện ký và ghi rõ họ tên của người đại diện pháp luật hoặc là người được ủy quyền. Biên bản cần được đóng dấu, lưu ý mức phạt cũng sẽ từ 4 đến 8 triệu đồng.

– Bước 2: Bên bán cần sao chụp lại liên 1 của hóa đơn rồi thực hiện ký xác nhận của người đại diện theo pháp luật và đóng dấu trên bản sao hóa đơn để thực hiện giao đến cho người mua.

Bên mua sẽ thực hiện kê khai thuế và làm chứng từ bằng hóa đơn bản sao có ký xác nhận và đóng dấu (nếu có) của bên bán kèm theo biên bản về việc mất liên 2 hóa đơn.

– Bước 3: Thực hiện lập báo cáo mất cháy hỏng để gửi lên cho cơ quan thuế.

Xử lý làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên 2 đã sử dụng có liên quan đến bên thứ 3

Chẳng hạn như việc làm mất hóa đơn do đơn vị vận chuyển thì sẽ căn cứ vào bên là người mua hay người bán thuê bên thứ 3 đó để xác định trách nhiệm và xử phạt.

Xử lý khi mất hóa đơn GTGT đầu vào

– Trong vòng 5 ngày kể từ ngày mất hoặc làm hỏng cháy hóa đơn, bạn cần tiến hành lập báo cáo mất hóa đơn để gửi lên cơ quan thuế quản lý trực tiếp (hình thức có thể nộp trực tiếp hoặc qua mạng)

– Lưu ý, kế toán cần giữ gìn cẩn thận hóa đơn GTGT đầu vào nhằm tránh bị phạt hành chính từ 4 đến 8 triệu đồng.

Những lưu ý khi viết hóa đơn giá trị gia tăng

Khi viết hóa đơn GTGT, cần lưu ý những điểm sau đây:

  • Trên hóa đơn GTGT số tiền lẻ bạn sẽ không được làm tròn mà phải tuân theo những quy định làm tròn số.
  • Đồng Việt Nam sẽ là đơn vị được ghi trên hóa đơn
  • Nếu bên bán được phép bán hàng thu ngoại tệ thì tổng số tiền thanh toán sẽ được ghi bằng nguyên tệ và phần chữ ghi bằng Tiếng Việt. Trường hợp ghi tỷ giá chéo đối với một loại ngoại tệ được Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá nếu ngoại tệ thu về của bên bán không có tỷ giá với đồng Việt Nam.
  • Người mua hàng trực tiếp phải thực hiện ký và ghi rõ họ tên, người mua hàng gián tiếp sẽ không nhất thiết phải ký và ghi rõ tên nhưng khi lập hóa đơn chỗ người mua hàng bên bán cần ghi rõ hình thức bán hàng qua mạng, điện thoại.
  • Đối với hóa đơn thì ai lập hóa đơn đó sẽ là người ký và ghi rõ họ tên, về tiêu thức của thủ trưởng đơn vị thì thủ trưởng đơn vị sẽ thực hiện ký tươi vào liên thứ 1 sau đó sẽ thực hiện in sang liên 2, 3… và đóng dấu, ghi rõ họ tên (không đóng dấu chữ ký khác sẵn, dấu tên khác sẵn thì sẽ vẫn được.

Thông tin liên hệ

Trên đây là “Những quy định về hóa đơn GTGT 2022”, hy vọng với bài viết trên Luật sư 247 đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Bên cạnh đó, nếu bạn muốn tìm hiểu thêm về các vấn đề như: ly hôn đơn phương nhanh mất bao nhiêu tiền, quy định về hóa đơn của hộ kinh doanh, quy định về hóa đơn của hộ kinh doanh,… hãy gọi ngaycho chúng tôi qua hotline: 0833102102 để nhận được sự tư vấn.

Câu hỏi thường gặp

Có phải thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn GTGT không?

Hàng quý, tổ chức, hộ, cá nhân bán hàng hóa, dịch vụ (trừ đối lượng được cơ quan thuế cấp hóa đơn) có trách nhiệm nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp, kể cả trong kỳ không sử dụng hóa đơn.
Người dùng hóa đơn GTGT phải thực hiện báo cáo tài chính theo tháng hoặc theo quý
– Đối với những doanh nghiệp mới thành lập, doanh nghiệp có hành vi phạm không được sử dụng hóa đơn đặt in/tự in hay những doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn cho cơ quan thuế.
– Những doanh nghiệp còn lại sẽ được thực hiện báo cáo tình hình hóa đơn theo quý.
– Nếu doanh nghiệp có hai loại hóa đơn trong một kỳ báo cáo thì sẽ thực hiện cùng một báo cáo khi thực hiện báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.

Hóa đơn GTGT được thể hiện bằng những hình thức nào?

– Hóa đơn tự in là hóa đơn do các tổ chức kinh doanh tự in ra trên các thiết bị tin học, máy tính tiền hoặc các loại máy khác khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ;
– Hóa đơn điện tử là tập hợp các thông điệp dữ liệu điện tử về bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, được khởi tạo, lập, gửi, nhận, lưu trữ và quản lý theo quy định tại Luật Giao dịch điện tử và các văn bản hướng dẫn thi hành;
– Hóa đơn đặt in là hóa đơn do các tổ chức đặt in theo mẫu để sử dụng cho hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ, hoặc do cơ quan thuế đặt in theo mẫu để cấp, bán cho các tổ chức, hộ, cá nhân.

Những trường hợp nào bắt buộc phải xuất hóa đơn GTGT?

– Tổ chức, cá nhân khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải có nghĩa vụ lập hóa đơn để giao cho người mua. Bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho nhân viên và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả.   
– Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc sử dụng hàng hóa. Hoặc hoàn thành cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu hay chưa thu tiền;
– Trường hợp thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền. Không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng;
– Trường hợp giao hàng hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn, dịch vụ thì mỗi lần giao hàng. Hoặc bàn giao đều phải lập hóa đơn cho hàng hóa, dịch vụ được giao tương ứng.

5/5 - (1 bình chọn)
Chuyên mục:
Luật khác

Comments are closed.