Xin chào luật sư. Tôi thấy hiện nay rất nhiều nghệ sĩ, người nổi tiếng kêu gọi từ thiện và sau đó bị tỗ cáo là vi phạm pháp luật. Vậy cho hỏi pháp luật quy định như thế nào về việc vận động và sử dụng nguồn đóng góp từ thiện này. Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện là gì? Việc công khai với các nguồn đóng góp này như thế nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc từ thiện? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Kêu gọi từ thiện là một hoạt động nhân nghĩa, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, yếu thế của xã hội. Tuy nhiên việc kêu gọi và sử dụng nguồn góp tự nguyên để từ thiện không đơn giản mà còn phải thực hiện theo đúng quy định của pháp luật. Chính phủ đã ban hành Nghị định 93/2021/NĐ-CP về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bênh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Theo đó việc vận động, sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện từ thiện cần tuẩn thủ chặt chẽ các quy định này nếu không sẽ vi phạm. Vậy vận động, tiếp nhận và sử dụng nguồn đóng góp này phải dựa trên các nguyên tắc nào? Việc công khai với nguồn từ thiện ra sao? Để tìm hiểu rõ hơn về các quy định này, Luật sư 247 xin giới thiệu bài viết “Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện?”. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Các nguồn đóng góp từ thiện được các cá nhân tổ chức đứng lên kêu gọi mọi người đóng góp và sử dụng để hỗ trợ khắc phục các hoàn cảnh khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bênh hiểm nghèo. Để đảm bảo việc kêu gọi và sử dụng nguồn từ thiện này không vào mục đích trái pháp luật và có thể đến tay đối tượng cần giúp đỡ thì chỉ các đối tượng đủ điều kiện mới được thực hiện và phải tuân thủ các nguyên tắc và quy định mà pháp luật đưa ra. Nghiêm cấm các hành vi lợi dụng việc kêu gọi, sử dụng nguồn đóng góp vào mục đích trái pháp luật.
Đối tượng nào được kêu gọi, vận động đóng góp từ thiện?
Theo Khoản 1 Điều 2 Nghị định 93/2021/NĐ-CP, các tổ chức, cá nhân vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện bao gồm:
a) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam kêu gọi, vận động; Ban Vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện (là tổ chức do Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp thành lập – sau đây gọi là Ban Vận động) tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
b) Hội Chữ thập đỏ Việt Nam vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
c) Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố. Ủy ban nhân dân cấp xã tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khi được Ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền theo quy định của pháp luật;
d) Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai vận động, tiếp nhận đóng góp tự nguyện từ quốc tế trong các tình huống khẩn cấp về thiên tai;
đ) Các cơ quan thông tin đại chúng, cơ sở y tế vận động, tiếp nhận và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
e) Các quỹ từ thiện quy định tại Nghị định số 93/2019/NĐ-CP ngày 25 tháng 11 năm 2019 của Chính phủ về tổ chức, hoạt động của quỹ xã hội, quỹ từ thiện (sau đây gọi là quỹ từ thiện) vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố, hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
g) Các doanh nghiệp, hợp tác xã và tổ chức khác có tư cách pháp nhân tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo;
h) Cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Theo đó chỉ các cá nhân, tổ chức trên mới được vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bênh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện từ thiện như thế nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện, theo đó:
1. Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân tham gia đóng góp tự nguyện và tổ chức vận động đóng góp tự nguyện; phát huy tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, nhanh chóng hỗ trợ người dân chịu thiệt hại bởi thiên tai, dịch bệnh, sự cố hoặc người dân mắc bệnh hiểm nghèo nhằm sớm ổn định cuộc sống, sinh hoạt, khôi phục và phát triển sản xuất, kinh doanh.
2. Vận động đóng góp để hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố được thực hiện khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố gây ra thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng đến đời sống của Nhân dân; vận động đóng góp để hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo từng trường hợp cụ thể.
3. Vận động đóng góp phải đảm bảo kịp thời và được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện; các tổ chức, cá nhân không được phép đặt ra mức tối thiểu để yêu cầu phải đóng góp; các khoản đóng góp tự nguyện phải từ thu nhập, tài sản hợp pháp của các tổ chức, cá nhân thực hiện đóng góp.
4. Tiếp nhận, phân phối và sử dụng tiền, hiện vật đóng góp để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố và hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo đảm bảo kịp thời, hiệu quả, công bằng, công khai, đúng mục đích, đối tượng; có sự phối hợp đồng bộ, chặt chẽ giữa các cơ quan, bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân có liên quan.
5. Kinh phí phục vụ cho hoạt động vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.
Theo đó thì khi cá nhân, tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện dùng vào mục đích từ thiện cần phải tuân theo các nguyên tắc trên.
Một số quy định về công khai đóng góp tự nguyện
Về nguyên tắc, các tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện có trách nhiệm công khai đầy đủ, kịp thời, chính xác các hoạt động có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện. Theo đó việc công khai nguồn đóng góp từ thiện được thực hiện theo Nghị định 93/2021/NĐ-CP. Cụ thể:
Nội dung công khai
Theo Khoản 2 Điều 14 Nghị định 93/2021/NĐ-CP quy định về nội dung phải công khai về đóng góp từ thiện bao gồm:
– Văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động đóng góp tự nguyện;
– Kết quả vận động (tổng số tiền, hiện vật tiếp nhận), phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân;
– Đối tượng, chính sách và mức hỗ trợ khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố;
– Các tổ chức, cơ quan, đơn vị trực tiếp tiếp nhận đóng góp tự nguyện công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Hình thức công khai
Việc công khai sẽ được thực hiện theo các hình thức sau:
– Công khai trên Trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị;
– Niêm yết tại trụ sở làm việc của tổ chức, cơ quan, đơn vị và địa điểm sinh hoạt cộng đồng (thôn, ấp, bản, buôn, sóc, tổ dân phố);
– Thông báo bằng văn bản đến các cơ quan có liên quan tham gia vào quá trình vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Theo đó các cá nhân, tổ chức phải thực hiện ít nhất một trong ba hình thức công khai trên; trong đó phải thực hiện hình thức bắt buộc là công khai trên trang thông tin điện tử chính thức của tổ chức, cơ quan, đơn vị; trường hợp chưa có trang thông tin điện tử phải thực hiện niêm yết tại trụ sở làm việc.
Thời điểm công khai
Việc công khai phải được thực hiện tùy thuộc vào các nội dung phải công khai trong các thời điểm sau:
– Công khai văn bản về việc tổ chức kêu gọi, vận động các tổ chức, cá nhân đóng góp tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện ngay sau khi ban hành;
– Công khai thời gian, địa điểm, cách thức tiếp nhận tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện trước từ 01 đến 03 ngày bắt đầu tổ chức thực hiện;
– Công khai kết quả vận động, tiếp nhận và phân phối nguồn đóng góp tự nguyện: Công khai tổng số tiền, hiện vật đã vận động, tiếp nhận chậm nhất sau 15 ngày kể từ khi kết thúc thời gian tiếp nhận; công khai tổng số tiền, hiện vật đã phân phối, sử dụng chậm nhất sau 30 ngày kể từ khi kết thúc thời gian phân phối, sử dụng;
– Công khai đối tượng hỗ trợ, chính sách hỗ trợ và mức hỗ trợ ngay từ khi bắt đầu thực hiện hỗ trợ, phân phối tiền, hiện vật đóng góp tự nguyện.
Thời gian công khai
Về thời gian công khai, với từng hình thức công khai thực hiện như sau:
– Niêm yết công khai tại trụ sở tổ chức, cơ quan, đơn vị, điểm sinh hoạt cộng đồng và công khai trên Trang thông tin điện tử trong 30 ngày;
– Thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng: 03 số liên tiếp báo viết, 03 ngày liên tiếp trên chương trình của đài phát thanh, đài truyền hình.
Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong việc từ thiện?
Tại Điều 5 Nghị định 93/2021/NĐ-CP về các hành vi bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:
1. Cản trở hoặc ép buộc tổ chức, cá nhân tham gia vận động, đóng góp, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện.
2. Báo cáo, cung cấp thông tin không đúng sự thật; chiếm đoạt; phân phối, sử dụng sai mục đích, không đúng thời gian phân phối, đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp tự nguyện.
3. Lợi dụng công tác vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện để trục lợi hoặc thực hiện các hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội.
Theo đó, khi cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động từ thiện thì không được vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm được nêu trên.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện?”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách có thắc mắc về cách nộp quyết toán thuế thu nhập cá nhân online hoặc muốn tham khảo cách đăng ký phát hành hóa đơn điện tử cũng như các vấn đề pháp lý khác của chúng tôi, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Ngụy tạo hoàn cảnh khó khăn để lừa tiền từ thiện bị xử lý thế nào?
- Cá nhân vận động từ thiện có phải mở tài khoản riêng?
- Tích cực làm từ thiện có được giảm nhẹ tội hay không?
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 8 Nghị định 93/2021 thì:
– Cuộc vận động được phát động ngay sau khi thiên tai, dịch bệnh, sự cố xảy ra, gây thiệt hại về người, tài sản hoặc ảnh hưởng tới đời sống của Nhân dân.
– Tùy theo diễn biến, yêu cầu thực tế khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố, các tổ chức, cơ quan, đơn vị vận động đóng góp tự nguyện quy định tại Điều 6 Nghị định này quyết định thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện để khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, sự cố nhưng không quá 90 ngày, kể từ ngày bắt đầu phát động cuộc vận động (trừ trường hợp thực hiện theo cam kết với tổ chức, cá nhân đóng góp). Trường hợp cần thiết, Ban Vận động từ cấp tỉnh trở lên có thể quyết định kéo dài thời gian tiếp nhận các khoản đóng góp tự nguyện.
Theo Điểm c Khoản 1 Điều 11 Nghị định 93/2021/NĐ-CP:
1. Nguồn đóng góp tự nguyện không có điều kiện, địa chỉ cụ thể được chi theo các nội dung sau:
c) Hỗ trợ hộ gia đình sửa chữa, xây dựng lại nhà ở bị đổ, sập, trôi, cháy hoàn toàn, sửa chữa nhà ở bị hư hỏng nặng; hộ phải di dời nhà ở khẩn cấp do nguy cơ từ thiên tai, sự cố để ổn định đời sống của người dân;
Theo đó người dân bị mất nhà do lũ lụt là đối tượng được hỗ trợ từ nguồn đóng góp từ thiện.
Theo quy định pháp luật thì cá nhân có đủ năng lực hành vi dân sự tham gia vận động, tiếp nhận, phân phối nguồn đóng góp tự nguyện khắc phục khó khăn do thiên tai, dịch bệnh, sự cố; hỗ trợ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo. Do đó cá nhân cũng được kêu gọi từ thiện tuy nhiên cần phải tuân thủ chặt chế các quy định của pháp luật có liên quan đến việc vận động, tiếp nhận và sử dugnj nguồn đóng góp này.