Năng lực hành vi là gì? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

27/01/2022
694
Views

Khi chúng ta thực hiện các giao dịch dân sự thì điều được quan tâm nhất đó chính là năng lực hành vi của các bên tham gia giao dịch và có đủ khả năng xác lập thực hiện quyền và nghĩa vụ liên quan đối với giao dịch đó hay không. Theo đó nên tại bài viết hôm nay chúng tôi xin đề cập đến vấn đề Năng lực hành vi là gì? Năng lực hành vi dân sự của cá nhân? được pháp luật quy định như thế nào? Dưới đây là thông tin chi tiết do Luật sư X cung cấp về nội dung này.

https://luatduonggia.vn/wp-content/uploads/2021/08/Nang-luc-hanh-vi-la-gi-Nang-luc-hanh-vi-dan-su-cua-ca-nhan-400x239.png

Cơ sở pháp lý:

Bộ Luật Dân sự 2015

1. Năng lực hành vi là gì?

Tại Điều 19. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân Bộ Luật Dân sự 2015 có đưa ra khái niệm như sau:

“Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”

hư vậy có thể thấy khả năng của các cá nhân hay tổ chức do pháp luật quy định, bằng các hành vi của chính mình thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý và tự chịu trách nhiệm về những hành vi của cá nhân hay tổ chức đó. Năng lực hành vi của tổ chức xuất hiện cùng với năng lực pháp luật vào thời điểm có quyết định thành lập hoặc thừa nhận tổ chức đó của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Năng lực hành vi của các cá nhân xuất hiện muộn hơn so với năng lực pháp luật. Nếu năng lực pháp luật nói chung xuất hiện từ khi con người mới sinh ra thì năng lực hành vi xuất hiện khi con người đạt tới độ tuổi nhất định.

2. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân?

1. Cá nhân có năng lực hành vi đầy đủ

Theo quy định của pháp luật dân sự thì cá nhân có năng lục hành vi đầy đủ theo quy định thì người thành niên phải là người từ đủ 18 tuổi trở lên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháo luật có thể nhận thức được hành vi của mình, trừ trường hợp bị tuyên bố mất năng lực hành vi hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Như vậy có thể thấy pháp luật chỉ quy định độ tuổi tối thiểu mà không quy định độ tuổi tối đa của những người có năng lực pháp luật dân sự đầy đủ. Những người này có đầy đủ tư cách chủ thể, toàn quyền tham gia vào quan hệ dân sự với tư cách là chủ thể độc lập và tự chịu trách nhiệm về những hành vi do họ thực hiện.

Theo đó mà người từ đủ 18 tuổi trở lên được suy đoán là có năng lực hành vi dân sự đầy đủ phải chịu trách nhiệm pháp lý với các hành vi vi phạm pháp luật do họ gây ra. Họ chỉ bị mất năng lực hành vi hoặc bị hạn chế năng lực hành vi khi có quyết định của toà án về việc hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự. Theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình thì nữ từ 18 tuổi (17 tuổi 1 ngày)  trở lên có quyền kết hôn nhưng theo quy định này thì nữ đủ tuổi kết hôn vẫn có thể chưa có đầy đủ năng lực hành vi.

2. Cá nhân có năng lực hành vi một phần

Theo quy định của pháp luật quy định thì cá nhân có năng lực hành vi một phần  hay còn gọi là không đầy đủ được hiểu là những người chỉ có thể xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm trong một giới hạn nhất định do pháp luật dân sự quy định. Tại Điều 21 Bộ Luật dân sự 2015 quy định về Người chưa thành niên, theo đó, người thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

– Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

– Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

– Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch dân sự khác theo quy định của luật phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý.

Theo đó, từ những phân tích trên có thể đưa ra kết luận đó là cá nhân từ đủ 6 tuổi đến dưới 18 tuổi là những người có năng lực hành vi dân sự một phần. Họ có thể bằng hành vi của mình tạo ra quyền và phải chịu những nghĩa vụ khi tham gia các giao dịch để thoả mãn những nhu cầu thiết yếu hàng ngày phù hợp với lứa tuổi. Tuy pháp luật không quy định những giao dịch nào là giao dịch “phục vụ nhu cầu thiết yếu hàng ngày” và “phù hợp với lứa tuổi” nhưng có thể hiểu đó là những giao dịch có giá trị nhỏ, phục vụ những nhu cầu học tập, vui chơi trong cuộc sống được người đại diện của họ cho phép thực hiện mà không cần sự đồng ý trực tiếp của người đại diện.

MỜI BẠN THAM KHẢO

Thông tin liên hệ

Với dịch vụ chuyên nghiệp, uy tín; đúng thời hạn; đảm bảo chi phí phù hợp, tiết kiệm; cam kết bảo mật thông tin khách hàng 100%, Luật sư 247 là sự lựa chọn hàng đầu trong dịch vụ thành lập công ty. Mọi thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ: 0833102102  để được giải đáp! Hoặc thông qua các kênh sau:

  1. FaceBook: www.facebook.com/luatsux
  2. Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
  3. Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux

Câu hỏi thường gặp

Phục hồi năng lực hành vi dân sự thì giải quyết thế nào?

 Khi không còn căn cứ tuyên bố một người mất năng lực hành vi dân sự thì theo yêu cầu của chính người đó hoặc của người có quyền, lợi ích liên quan hoặc của cơ quan, tổ chức hữu quan, Tòa án ra quyết định hủy bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự.

Đánh giá bài viết
Chuyên mục:
Dân sự

Comments are closed.